an toàn lao động |
Sự cố tràn dầu |
Bộ ứng cứu tràn đổ 25L
QUY TRÌNH AN TOÀN KHI LÀM VIỆC TRÊN CAO
1. Mục đích
Quy trình này nhằm mô tả những phương pháp và thiết bị cần thiết mà công nhân
viên phải sử dụng để thực hiện những công việc trên cao an toàn.
2. Phạm vi
Quy định này áp dụng cho tất cả các nhân viên, bao gồm các nhà thầu phụ làm việc
cho các công trình của An Phong
3. Định nghĩa
– Làm việc trên cao là làm việc bên ngoài hệ thống lan can bảo vệ có độ cao so
với mặt sàn và mặt đất là từ 2m trở lên
– Dây an toàn là phương tiện để bảo vệ con người tránh các thương tích và tổn hại
cơ thể do ngã cao gây ra.
– Chống rơi ngã là hình thức bảo vệ rơi ngã từ trên cao
4. Trách nhiệm
– Giám đốc dự án, chỉ huy trưởng, giám sát, kỹ sư, công nhân liên quan đều phải
tuân thủ đúng quy định này.
– Ban an toàn có trách nhiệm huấn luyện và giám sát việc thực hiện này.
5. Nội dung
5.1 Quy định chung.
5.1.1 Tất cả mọi người khi làm việc trên cao đều phải trang bị đầy đủ các phương tiện
bảo vệ cá nhân phù hợp với công việc đang làm.
5.1.2 Công nhân phải có túi đựng dụng cụ thi công đầy đủ và không để dụng cụ thi công
rơi trong lúc làm việc
5.1.3 Luôn luôn móc dây an toàn khi di chuyển trên các kết cấu không có lan can bảo
vệ.
5.1.4 Công nhân không được leo trèo khi cầm dụng cụ thi công, ngoại trừ khi các dụng
cụ này được thiết kế để bỏ vào trong các túi hoặc móc vào dây đai an toàn.
5.1.5 Khi lên xuống, di chuyển phải đi đúng lối đi quy định. Nghiêm cấm leo trèo đi lại
tùy tiện trên các vị trí không đảm bảo an toàn.
5.1.6 Lắp đặt hàng rào cảnh báo hay cắt cử người giám sát, đặt bảng khu vực nguy hiểm
cấm vào (hoặc các bảng chỉ dẫn công việc có liên quan)
5.1.7 Không được bố trí cùng lúc đồng thời người làm việc phía trên và phía dưới. Nếu
buộc phải làm việc thì phải có biện pháp che chắn chống vật rơi cho người bên
dưới và phải được kiểm tra đạt yêu cầu.
5.1.8 Không được thả rơi ném dụng cụ từ trên cao xuống, mà phải dùng cẩu hoặc dây
thừng để dy chuyển vật tư.
5.1.9 Chỉ làm việc sau khi kiểm tra thang, lan can, giàn giáo được lắp đặt vững chắc.
5.2 Các biện pháp kiểm soát được ưu tiên theo thứ tự
Đối với những công việc cần thực hiện bên ngoài mà không có lan can bảo vệ thì
cần xem xét tới những biện pháp kiểm soát được ưu tiên như sau
5.2.1 Tránh hoặc giảm thiểu những công việc phải làm trên cao.
5.2.2 Xem xét khả năng và tính khả thi khi lắp ráp các cấu kiện, thiết bị ở dưới đất.
Tránh phải lắp đặt nhiều chi tiết nhỏ khi phải làm việc trên cao.
5.2.3 Xem xét khả năng lắp đặt giàn giáo, thang leo, sàn thao tác tạm thời.
5.2.4 Xem xét việc sử dụng lan can bảo vệ tạm thời xung quanh khu vực hay lưới chống
rơi những khoảng trống/hở của kết cấu.
5.2.5 Phương pháp cuối cùng là sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân như dây an
toàn, dây cứu sinh,…
5.3 Dây đai an toàn.
5.3.1 Nhằm hạn chế khoảng cách bị rơi, do đó sẽ giảm thiểu các chấn thương gây ra cho
người lao động
5.3.2 Dây an toàn cho sự bảo vệ thiết thực nhưng không phải là sự thay thế hiệu quả cho
những biện pháp phòng ngừa té ngã.
5.4 Hệ thống thiết bị chống rơi ngã cá nhân.
Bao gồm 4 yếu tố sau:
– Vị trí neo: một kết cấu cố định hoặc liên kết chắc chắn
– Ăn mặc: sử dụng dây an toàn.
– Kết nối: một thiết bị để liên kết dây an toàn tới vị trí neo.
– Thiết bị giảm shock: là bộ phận dùng để triệt tiêu các lực khi bị ngã cao.
Các yếu tố này rất quan trọng đối với một hệ thống chống rơi ngã cá nhân.
6. Sử dụng thiết bị chống rơi.
– Vị trí móc dây an toàn không được thấp hơn vị trí đứng của người công nhân.
– Trong những trường hợp không có điểm móc dây thì phải lắp đặt thêm dây cứu
sinh.
– Dây an toàn, dây cứu sinh hay bất cứ thiết bị bảo hộ nào khác thì trước khi sử
dụng phải tiến hành kiểm tra, phải bảo quản nơi sạch sẽ.