7 mối nguy hiểm khi làm việc trên cao mà bạn cần biết
Té ngã từ trên cao là một mối nguy hiểm nghiêm trọng tại nơi làm việc, đã gây thương tích nghiêm trọng thậm chí cướp đi sinh mạng của nhiều người. Mặc dù chúng ta đều hiểu được sự nguy hiểm khi rơi từ trên cao, nhưng liệu chúng ta đã nhận thức được tất cả các mối nguy cơ khi làm việc trên cao chưa?
Ngã từ trên cao.
Rơi từ bất kỳ độ cao nào cũng đều nguy hiểu và có thể dẫn đến hậu quả xấu nhất. Khi làm việc trên cao, nhận thức về sự an toàn của bản thân là rất quan trọng. Nhân viên đôi khi bị cuốn vào nhiệm vụ của họ mà quên đi những mối nguy hiểm ở gần kề. Nhận thức về mối nguy hiểm sẽ giúp chống lại nó.
Các nhà quản lý cần phải nắm bắt và hiểu rõ các tình huống gây nguy hiểm cho sức khỏe của người lao động. Dưới đây là một số nguy cơ mất an toàn khi làm việc trên cao mà bạn cần biết.
Cửa sổ trần nhà.
Thông thường hệ thống giếng trời không được coi là nguy cơ tiềm tàng. Nhưng điều thường xuyên bị lãng quên là thực tế giếng trời không được tạo ra để chịu được sức nặng của một người.
Thậm chí có những trường hợp do thời gian lâu ngày khiến giếng trời bụi bẩn lẫn với môi trường xung quanh. Do đó, các công nhân không biết rằng họ đang đứng trên một bề mặt mỏng manh và khả năng rơi xuống hố.
Công nhân có thể được bảo vệ bơi giếng trời nếu giếng trời có bổ sung nắp, tấm chắn hoặc lưới an toàn.
Bề mặt dễ vỡ và vật liệu xuống cấp.
Ngã từ các bề mặt mỏng manh, như mái xi măng, có thể gây thương tích nghiêm trọng, tàn tật vĩnh viễn. Làm việc trên các bề mặt mỏng manh có rủi ro rất cao và phải có biện pháp phòng ngừa hiệu quả để đảm bảo an toàn cho người lao động. Trước khi bắt đầu công việc cần xác định xem cấu trúc có đủ mạnh để chịu được trọng lượng của một người và các thiết bị cần thiết cho công việc.
Cùng với các thiết bị nhằm đảm bảo an toàn, lời khuyên tốt nhất là hãy thử và tránh làm việc trên các bề mặt mỏng manh. Nếu không thể tránh và bắt buộc phải làm việc trên các bề mặt mỏng manh, hãy cố gắng cung cấp các biên pháp bảo vệ cạnh, cột hoặc dàn để truyền trọng lượng toàn thân đến các điểm neo thích hợp, nhằm dàn trải trọng lượng toàn thân lên toàn bộ bề mặt chứ không tập trung tại một điểm.
Vật rơi.
Làm việc trên cao đồng nghĩa với việc bạn phải sử dụng vật liệu và công cụ ở trên cao. Có những tình huống những vật liệu này có thể rơi xuống, va vào kết cấu bên dưới hoặc thậm chí những người làm việc hay đi bộ bên dưới. Đã có rất nhiều trường hợp người dân bị thương do vật rơi.
Ngăn chặn vật liệu rơi bằng cách sử dụng túi đựng dụng cụ thi công, sử dụng giàn giáo có mâm cặp, thanh neo đầy đủ.
Giàn giáo và nền tảng nâng hạ.
Giàn giáo và nền tảng nâng hạ (sàn treo) rất linh hoạt và thường được sử dụng khi dựng hoặc bảo trì các kết cầu bên ngoài tòa nhà. Giàn giáo nếu không được dựng đúng cách, có nguy cơ sụp đổ hoặc khiến công nhân ngã xuống. Làm việc từ nền tảng nâng hạ, chẳng hạn như sàn treo, nếu không sử dụng đúng cách có thể khiến lật, nghiên sàn, gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Mặc dù hầu hết giàn giáo và nền tảng nâng hạ đều có trang bị lan can, những công nhân bắt buộc phải sử dụng các thiết bị an toàn như dây an toàn, khóa an toàn, khóa cứu sinh.
Cạnh sắc.
Bất kỳ góc, cạnh nào cũng đều gây nguy hiểm cho người lao động. Điều này không chỉ áp dụng cho cạnh của hệ thống mái, mà còn của lan can, lối đi, hệ thống kính.
Trong các trường hợp như vậy, các biện pháp bảo vệ cần được thực hiện để đảm bảo an toàn cho người lao động. Đánh giá rủi ro đối với từng công trình và lời khuyên ddeesns từ các đơn vị an toàn sẽ giúp xác định giải pháp an toàn cho từng tình huống cụ thể.
Thiết bị an toàn.
Thiết bị bảo đảm an toàn cho người lao động có chất lượng kém gây nguy hiểm cho những người làm việc trên cao. Thiết bị an toàn phải được người dùng kiểm tra bằng mắt trước mỗi lần sử dụng và hàng năm bới những người có chuyên môn để đảm bảo nó vẫn an toàn khi sử dụng. Hệ thống chống rơi cũng cần được kiểm tra độ mòn trước khi sử dụng, ví dụ trước khi gắn vào điểm neo và bước ra khỏi vùng an toàn, neo cũng cần được kiểm tra bằng mắt. Là đơn vị cung cấp các giải pháp làm việc trên cao an toàn, chúng tôi khuyến cáo bạn nên kiểm tra hệ thống thiết bị hàng năm.
nếu thiết bị đảm bảo an toàn có dấu hiệu hư hỏng, hãy loại bỏ ngay lập tức. Liên hệ với người có chuyên môn để kiểm tra toàn bộ hệ thống trước khi vận hành.
Điều kiện thời tiết bất lợi.
Điều kiện thời tiết ảnh hưởng đến công việc trên cao được thực hiện bên ngoài tòa nhà. Mưa lớn hay sương giá có thể làm bề mặt trơn trượt. Điều kiện nắng mạnh ảnh hưởng đến cơ thể của người lao động có thể gây say nắng. Gió mạnh có thể khiến công việc bảo trì, bảo dưỡng tòa nhà không thể tiếp tục. Vì vậy, thời tiết có ảnh hưởng đến con người, mặt bằng thi công và hệ thống hỗ trợ thi công. Vậy nên, hãy tính trước các điều kiện thời tiết có thể xảy ra trước khi tiến hành công việc trên cao.
Phần kết.
Trên đây, chúng tôi đã gửi đến bạn bảy mối nguy hiểm liên quan đến làm việc trên cao. Đây chưa phải là một danh sách đầy đủ của tất cả các mối nguy hiểm thường trực bên ngoài công trình xây dựng. Chúng tôi một lần nữa nhấn mạnh những rủi ro này vì chúng khá phổ biến và mong bạn hiểu về chúng giúp ngăn ngừa các trường hợp đáng tiếc trong tương lai.