Cơ thể người phụ nữ dễ bị tổn thương nhất khi mang thai. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mối đe dọa sảy thai sớm là lớn nhất. Sảy thai sớm có thể do nhiều nguyên nhân như do đột biến gene, do tác động thuốc men, hóa chất, chất phóng xạ,… Bên cạnh đó, các nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng có một số thức ăn gây sảy thai bà bầu nên tránh vì chúng gây tổn hại nghiêm trọng cho cả thai nhi và sức khoẻ của người mẹ. Dưới đây các chuyên gia đã liệt kê một số loại thực phẩm gây sảy thai sớm nguy hiểm nhất.
>> Tham khảo:
Hiện tượng sảy thai là gì?
Sảy thai là tình trạng mất thai trước tuần 20 của giai đoạn mang thai. Hiện tượng này rất khó xác định nguyên nhân. Một số nghiên cứu cho thấy hiện tượng sảy thai xảy ra do nhiễm sắc thể của thai nhi phát triển bất thường.
Khi có các dấu hiệu nghi ngờ sảy thai, mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra và siêu âm để biết chính xác. Thông thường, sau 1-2 tuần, bào thai sẽ tự ra khỏi cơ thể một cách tự nhiên. Tuy nhiên, có một số trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định loại bỏ thai bằng thuốc hoặc phẫu thuật.
>> Tham khảo: Bảng chỉ số thai nhi theo tuần
Sảy thai là hiện tượng mất thai trước tuần 20 trong thai kỳ (Nguồn: Sưu tầm)
Ăn gì dễ bị sảy thai nhất?
1/ Đu đủ
Đu đủ xanh là một trong những trái cây được cho là gây sảy thai. Dân gian thường truyền nhau đu đủ hầm giò heo như một một món ăn kích thích tiết sữa và cung cấp nhiều chất đạm cho phụ nữ cho con bú. Nhưng đu đủ lại tiềm tàng nguy cơ là thực phẩm gây sảy thai sớm, rất nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Lý do vì đu đủ xanh và đu đủ chưa chín có các enzyme có thể gây co thắt tử cung và điều này dẫn đến sẩy thai.
>> Tham khảo: Những loại trái cây tốt cho bà bầu
2/Thơm (Dứa)
Dứa cũng có thể là thực phẩm gây sảy thai sớm trong 3 tháng đầu thai kỳ, vì dứa có chứa bromelain có tác dụng làm mềm tử cung và gây co tử cung. Điều này có thể dẫn đến sẩy thai. Các bác sĩ cũng đã khuyên phụ nữ mang thai nên tránh ăn dứa hoặc uống nước dứa.
>> Tham khảo: Những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai
Dứa chứa lượng bromelain có khả năng làm mềm tử cung và gây co tử cung (Nguồn: Sưu tầm)
3/ Rau má (Centella)
Rau má được biết có nhiều lợi ích về sức khỏe, là một thức uống ưa thích để làm mát cho những người làm việc ngoài trời vì có tác dụng thanh nhiệt, bên cạnh đó vì có tính lợi tiểu nên có tác dụng hạ huyết áp và duy trì sự trẻ trung, rau má (đúng) cũng được sử dụng để điều trị ngộ độc sắn. Khi phụ nữ uống rau má ít có cơ hội thụ thai, thậm chí phụ nữ có thai uống nước rau má có thể dẫn đến sảy thai, đầy bụng.
>> Tham khảo: Thực phẩm tốt cho bà bầu từng giai đoạn thai kỳ
4/ Trà, cà phê
Trà và cà phê đều có chứa caffeine được biết là làm cho mọi người hưng phấn hơn và chống lại sự buồn ngủ. Trà được biết là có nhiều chất chống oxy hoá. Tuy nhiên, uống trà nhiều có thể gây thiếu máu. Caffeine cũng có tác dụng lợi tiểu và có thể tác động quá mức lên hệ tim mạch của người phụ nữ có thai.
Mức caffeine cao có thể làm tăng nguy cơ sảy thai sớm, cân nặng trẻ khi sinh thấp và sinh đẻ khó. Caffeine được tìm thấy tự nhiên trong rất nhiều thực phẩm, chẳng hạn như cà phê, trà và sôcôla, và được thêm vào một số loại nước giải khát và nước uống tăng lực. Một số thuốc cũng chứa caffeine.
Mẹ lưu ý với caffeine không nên dùng nhiều hơn 300mg một ngày. Hàm lượng caffeine trong một số thực phẩm và đồ uống là:
Một tách cà phê hòa tan: 60-80 mg.
Một tách cà phê lọc: 60-120 mg.
Một chén trà: 10-50 mg.
250ml nước tăng lực có thể uống: 80mg.
Một thanh chocolate sữa 100g: khoảng 20mg.
Để giảm caffein, thay vào đó mẹ nên dùng nước trái cây hoặc nước khoáng thay vì trà, cà phê và cola thường xuyên.
>> Tham khảo:
5/ Rượu bia
Việc mẹ sử dụng rượu bia trong quá trình mang thai cũng đã được các bác sĩ ghi nhận là có nguy cơ gây những tác động xấu đến bào thai, gây nguy cơ sảy thai. Các bác sĩ nhận thấy những phụ nữ có thai nghiện rượu mức trung bình đến nặng thì tỷ lệ sảy thai sớm tự nhiên trong ba tháng giữa của thai kỳ tăng lên gấp 2-4 lần, gây khuyết tật cho thai nhi như sinh ra con dị dạng, chậm phát triển trí tuệ,… được gọi là hội chứng thai nhi ngộ độc rượu (Alcohol Fetal Syndrome).
>> Tham khảo:
6/ Khoai tây nảy mầm
Ăn gì dễ sảy thai nhất? Khoai tây nảy mầm không chỉ nguy hiểm cho phụ nữ mang thai mà còn cho tất cả mọi người. Mẹ bầu không nên ăn vì khoai tây khi nảy mầm có chứa các độc tố khác nhau, có hại cho sức khỏe của mẹ và bé. Chất solanin có trong khoai tây mầm gây ra tác động xấu cho sự phát triển của bào thai, gây sảy thai.
>> Tham khảo: Cách đẻ sinh đôi mẹ có thể tham khảo
7/ Aloe vera
Ăn gì dễ bị sảy thai nhất? Aloe vera hay còn gọi là lô hội được cho là “thuốc chữa bách bệnh” cho vẻ đẹp của phụ nữ. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không nên ăn các món ăn được làm bằng lô hội, không được uống nước ép lô hội trong thời kỳ mang thai vì điều này có thể dẫn đến xuất huyết và sau đó dẫn tới sảy thai sớm. Tốt nhất nên tránh tất cả các loại sản phẩm lô hội trong ba tháng đầu để tránh sảy thai.
>> Tham khảo: Mẹ bầu bị tiêu chảy do đâu?
8/ Cây chùm ngây (Drumstick tree)
Thức ăn nguy hiểm nhất có thể gây sảy thai trong giai đoạn đầu mang thai là cây chùm ngây. Lá và hoa của cây có chứa nhiều vitamin C, canxi, vitamin A, sắt, kali,… là thức ăn vô cùng bổ dưỡng. Cây Drumstick chứa alpha-sitosterol, với cấu trúc giống như estrogen gây tác dụng ngừa thai. Lá cây chùm ngây làm cho cơ tử cung mềm và dẫn đến sảy thai, nên lại không tốt cho phụ nữ đang mang thai.
9/ Gan động vật và phèo (ruột non)
Ăn gì dễ bị sảy thai nhất? Thức ăn ở gan có thể bổ dưỡng và ngon nhưng có thể gây hại cho những phụ nữ mang thai. Bởi nó có chứa nhiều chất độc nếu gan được lấy từ động vật bị bệnh. Gan và phèo cũng chứa lượng vitamin A và cholesterol cao. Việc tiêu thụ những vitamin quá mức này có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi và gây sảy thai. Người bình thường cũng hạn chế ăn thức ăn này. Phèo cũng là bộ phận có nguy cơ gây nhiễm ký sinh trùng đường ruột khá cao như giun sán,…
>> Tham khảo:
10/ Phô mai
Mặc dù không phải mọi loại phô mai đều có hại nhưng vẫn có một số rủi ro liên quan đến phô mai. Mặc dù nhiễm trùng listeria là hiếm, điều quan trọng là phải có những biện pháp phòng ngừa đặc biệt trong thai kỳ vì ngay cả một dạng bệnh nhẹ ở người phụ nữ mang thai có thể dẫn đến sảy thai sớm, thai chết lưu hoặc bệnh nặng ở trẻ sơ sinh.
Bất cứ phô mai nào được làm bằng sữa không tiệt trùng cũng có thể có hại. Bởi vì sữa không được tiệt trùng, có một số vi khuẩn có thể xâm nhập vào những phô mai này. Một số phô mai mềm phổ biến nên tránh là feta, gorgonzola, và Roco pho,…
Phô mai cứng không chứa nhiều nước như pho mát mềm nên vi khuẩn ít có khả năng phát triển, như cheddar, parmesan và stilton,… nhưng mẹ cũng nên cân nhắc khi ăn nhé!
>> Tham khảo: Thai 12 tuần biết trai hay gái chưa?
Phô mai là một trong những món ăn có khả năng gây sảy thai (Nguồn: Sưu tầm)
11/ Một số loại cá
Cá có chứa chất đạm và axit béo cần thiết omega-3 nên được khuyên dùng trong thời kỳ mang thai. Nhưng mẹ không nên chọn cá ở tầng sâu vì có nguy cơ nhiễm các kim loại như thủy ngân,… Các loài cá mẹ nên tránh như cá mập, cá ngừ đại dương, cá kiếm,…
>> Tham khảo: Bảng tăng cân của mẹ bầu theo từng tam cá nguyệt
Mẹ tìm hiểu ăn gì dễ bị sảy thai nhất để phòng tránh tiêu thụ thực phẩm không tốt (Nguồn: Sưu tầm)
Mách nhỏ:
Mẹ nên lưu ý “đun sôi nấu chín” nhất với các loại thịt, cá, sò, các món ăn như sashimi and sushi cũng nên hạn chế. Điều này sẽ giúp tránh lây lan các bệnh có hại như salmonella, campylobacter và E. Coli…hoặc tránh gây ngộ độc thức ăn ở mẹ bầu.
Một số nguyên nhân gây sảy thai khác
Ăn những thực phẩm còn sống hay chưa làm chín kỹ như sushi khiến các loại vi khuẩn như E.coli, listeria,… gây sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.
Hút thuốc, uống rượu bia làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non hay nhẹ cân sau sinh.
Sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ.
Vận động mạnh hay quá sức.
Mẹ nên lưu ý “đun sôi nấu chín” nhất với các loại thịt, cá, sò, các món ăn như sashimi and sushi cũng nên hạn chế. Điều này sẽ giúp tránh lây lan các bệnh có hại như salmonella, campylobacter và E. Coli…hoặc tránh gây ngộ độc thức ăn ở mẹ bầu.
Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà lưu ý rằng:
Phôi là một mảnh bán dị ghép (hemi-allograft), có vốn gen không giống với gen của mẹ, do chỉ tiếp nhận 1 nửa vốn di truyền từ mẹ. Vì thế, phôi không hoàn toàn tương đồng với hệ miễn dịch của mẹ và luôn phải đối mặt với hiện tượng thải ghép. Từ tuần thứ 4 (8-14 ngày sau thụ tinh) là giai đoạn phôi thai chìm vào nội mạc, làm tổ trong buồng tử cung, nên mẹ cần dưỡng thai kỹ càng, tránh tác động mạnh gây sảy thai.
Do đó, các mẹ nên vận động nhẹ nhàng, sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc, dinh dưỡng hợp lý để dưỡng thai. Với các trường hợp mẹ lớn tuổi, có hỗ trợ sinh sản hay tiền căn sẩy thai, thai lưu, thì nên tham khảm với bác sĩ để được bổ sung thêm nội tiết progesterone dạng vi hạt để dự phòng nguy cơ sẩy thai.
Một số dấu hiệu sảy thai cần lưu ý
Mẹ nên quan sát các dấu hiệu sảy thai sớm sau đây để kịp thời xử lý khi cần thiết:
Co thắt cơ tử cung khiến bạn thở khó khăn và đau thắt.
Mất các triệu chứng mang thai, mẹ có thể tìm hiểu các dấu hiệu có thai
Dịch âm đạo tiết bất thường, kèm cục máu đông hay chất lỏng có màu hồng và mùi hôi. Tìm hiểu về Dịch nhầy cổ tử cung khi mang thai
Sử dụng que thử thai cho kết quả âm tính.
>> Tham khảo: Cách nhận biết giới tính thai nhi
Những điều mẹ bầu cần nhớ để tránh sảy thai sớm
>> Tham khảo:
Uống nước dừa có sảy thai không?
Nhiều mẹ bầu thắc mắc không biết bầu mấy tháng có thể uống nước dừa được. Bởi theo Đông y, nước dừa có tính hàn, có khả năng kích thích tử cung, khiến tử cung co bóp mạnh và có khả năng sảy thai trong 3 tháng đầu khi thai chưa bám chặt vào tử cung. Do đó, khi mang thai giai đoạn đầu, mẹ không nên tiêu thụ nước dừa. Nếu thèm quá thì chỉ nên uống 1 lượng rất nhỏ. Sau đó, mẹ có thể uống nước dừa trong 3 tháng giữa thai kỳ và giảm dần lượng tiêu thụ ở 3 tháng cuối thai kỳ.
>> Tham khảo:
Phía trên là những loại thực phẩm cần tránh khi mang thai mà mẹ nên lưu ý. Việc tìm hiểu kỹ ăn gì dễ bị sảy thai nhất giúp mẹ hạn chế tiêu thụ và xây dựng thực đơn trong thai kỳ hợp lý, đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé. Khi gặp các dấu hiệu sảy thai trên, mẹ cần lưu ý tham khảo ý kiến bác sĩ để được các chuyên gia kiểm tra và tư vấn thêm về trường hợp của mình mẹ nhé. Đừng quên theo dõi chuyên mục Mang thai của Huggies và Góc chuyên gia nhé!
Nguồn tham khảo:
https://parenting.firstcry.com/articles/18-foods-that-can-cause-miscarriage-in-early-pregnancy/