Để phục vụ nhu cầu đi lại cũng như vận chuyển những loại phượng tiện khác nhau đã được ra đời. Để dễ dàng cho việc quản lý phương tiện tham gia giao thông, nhà nước đã phân loại phương tiện giao thông thành các loại khác nhau. Trong đó xe thô sơ là một phương tiện phổ biến được sử dụng hiện nay, vậy xe thô sơ là gì? các quy định của pháp luật về sử dụng xe thô sơ.
Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý vị những nội dung sau để hỗ trợ khách hàng những thông tin cần thiết liên quan đến xe thô sơ.
Xe thô sơ là gì?
Xe thô sơ là những phương tiện tham gia giao thông đơn giản không sử dụng động cơ mà di chuyển dùng bằng sức người hoặc động vật.
Ngày nay các loại xe thô sơ được sử dụng phổ biến là xe đạp, xe đạp điện, xe ba bánh, xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, …
Trong bài viết xe thô sơ là gì? Chúng tôi sẽ làm rõ thêm thông tin pháp lý có liên quan, do đó, Quý độc giả hãy tiếp tục tham khảo nội dung dưới đây của bài viết:
Điều kiện tham gia giao thông của xe thô sơ
Theo quy định tại Điều 56 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì để tham gia giao thông xe thô sơ phải đáp ứng các điều kiện sau:
“ 1.Khi tham gia giao thông, xe thô sơ phải bảo đảm điều kiện an toàn giao thông đường bộ.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể điều kiện, phạm vi hoạt động của xe thô sơ tại địa phương mình.”
Các quy định đối với người điều khiển xe thô sơ
Khi xe thô sơ được phép sử dụng để tham gia giao thông, người điều khiển xe thô sơ phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 63 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:
“ 1. Có sức khỏe bảo đảm điều khiển xe an toàn.
2. Hiểu biết quy tắc giao thông đường bộ.”
Ngoài ra khi tham gia giao thông, người điều khiển xe thô sơ còn phải tuân thủ một số quy định sau:
– Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng (Khoản 2 Điều 13 Luật giao thông đường bộ);
– Xe thô sơ có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc (Khoản 4 Điều 26 Luật giao thông đường bộ);
– Người điều khiển xe thô sơ trong hầm đường bộ phải bật đèn; phải bật đèn hoặc có vật phát sáng báo hiệu; Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định (Điều 27 Luật giao thông đường bộ);
– Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người (khoản 1 Điều 31 Luật giao thông đường bộ);
– Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách (khoản 2 Điều 31 Luật giao thông đường bộ);
– Người điều khiển xe thô sơ khác phải cho xe đi hàng một, nơi có phần đường dành cho xe thô sơ thì phải đi đúng phần đường quy định; khi đi ban đêm phải có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe. Người điều khiển xe súc vật kéo phải có biện pháp bảo đảm vệ sinh trên đường (khoản 3 Điều 31 Luật giao thông đường bộ);
– Hàng hóa xếp trên xe thô sơ phải bảo đảm an toàn, không gây cản trở giao thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển (khoản 4 Điều 31 Luật giao thông đường bộ).
Mức xử phạt vi phạm dành cho xe thô sơ
Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì mức xử phạt người điều khiển xe thô sơ vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông như sau:
“ 1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe không có đăng ký, không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải đăng ký và gắn biển số).
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có nhưng không có tác dụng;
b) Điều khiển xe thô sơ chở khách, chở hàng không bảo đảm tiêu chuẩn về tiện nghi và vệ sinh theo quy định của địa phương.”
Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến xe thô sơ là gì? các quy định của pháp luật về sử dụng xe thô sơ. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.