Nói về sự phong phú, đa dạng của Tiếng Việt, người ta thường nói “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Trong ngữ pháp tiếng Việt, cùng với động từ và danh từ, tính từ là loại từ vô cùng quan trọng trong diễn đạt câu, đồng thời tạo nên sự phong phú của tiếng Việt.
Để tìm hiểu kỹ hơn, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết Tính từ là gì? Sau tính từ là gì? của chúng tôi.
Tính từ là gì?
Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái,… Như vậy, thông qua tính từ, người đọc có thể dễ dàng hình dung ra đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của đối tượng được nói đến.
Từ định nghĩa tính từ là gì, ta có thể thấy được rằng tính từ là từ loại có khả năng giúp cho câu văn trở nên gợi hình, gợi cảm. Tương tự như tiếng Việt, tính từ cũng là từ loại đặc biệt quan trọng trong tiếng Anh.
Tính từ tiếng anh là gì
Trong tiếng anh, tính từ có nghĩa là adjective, thường được viết tắt là adj. Tính từ là những từ dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng. Trong Tiếng Anh, tính từ có vai trò bổ trợ cho danh từ. Ví dụ: This exercise is very difficult (Bài tập này rất khó).
Trong nhiều trường hợp, tính từ thường đứng trước danh từ để bổ nghĩa và cung cấp thông tin miêu tả cho danh từ đó. Chẳng hạn, một số tính từ đứng sau danh từ nó bổ trợ như Available, imaginable, possible, suitable,…
Ngoài ra, tính từ còn đứng sau động từ liên kết dùng để cung cấp thông tin về chủ ngữ trong câu. Một số động từ liên kết thường được sử dụng là tobe (thì, là, ở), seem (có vẻ, dường như), appear (xuất hiện), feel (cảm thấy), taste (nếm được), look (nhìn thấy), sound (nghe), smell (ngửi thấy),…
Vậy, trong tiếng Việt, tính từ được sử dụng như thế nào, mời quý bạn đọc theo dõi phần tiếp theo của bài viết Tính từ là gì? Sau tính từ là gì?
Ví dụ về tính từ
Trong tiếng Việt, tính từ vô cùng phong phú, đa dạng và được sử dụng phổ biến.
Dưới đây là một số ví dụ về tính từ trong tiếng Việt:
-Tính từ chỉ phẩm chất: tốt, xấu, hèn nhát, dũng cảm,…
-Tính từ chỉ màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng, xám, đen, trắng, nâu, chàm, xám,…
-Tính từ chỉ kích thước: cao, thấp, rộng, hẹp, dài, ngắn, …
-Tính từ chỉ hình dáng: vuông, tròn, cong, thẳng, quanh co, thoi…
-Tính từ chỉ âm thanh: ồn, ồn ào, trầm, bổng, vang,…
-Tính từ chỉ hương vị: thơm, cay, nồng, ngọt, đắng, chua, tanh,…
-Tính từ chỉ cách thức, mức độ: xa, gần, nhanh, chậm,…
Phân loại tính từ
Để hiểu rõ tính từ là gì? Sau tính từ là gì? chúng ta cần tìm hiểu tính từ được phân loại như thế nào.
Trong tiếng Việt, dựa vào nội dung biểu thị, tính từ được phân loại gồm: tính từ chỉ đặc điểm, tính từ chỉ tính chất, tính từ chỉ trạng thái.
– Tính từ chỉ đặc điểm :
Là từ biểu thị đặc điểm của sự vật. Trong đó, đặc điểm là nét riêng biệt vốn có của một một sự vật chẳng hạn người, con vật, đồ vât, cây cối,…. Đặc điểm giúp chúng ta phân biệt các sự vật với nhau, bao gồm:
+ Đặc điểm bên ngoài là nét riêng biệt của một sự vật, hiện tượng được nhận biết thông qua các giác quan (thị giác, xúc giác, vị giác,…) về màu sắc, hình dáng, âm thanh.
Các từ chỉ đặc điểm bên ngoài thông dụng như cao, thấp, rộng, hẹp, xanh, đỏ, tím, vàng, …
+ Đặc điểm bên trong là những nét riêng biệt đặc điểm mà qua quan sát,suy luận, khái quát,…ta mới có thể nhận biết được. Đó là các đặc điểm về tính tình, tâm lí, tính cách của một người, độ bền, giá trị của một đồ vật…
Tính từ chỉ đặc điểm bên trong thường được sử dụng như ngoan ngoãn, chăm chỉ, kiên định, …
– Tính từ chỉ tính chất:
Là từ được sử dụng để biểu thị đặc điểm bên trong của sự vật, hiện tượng. Tính chất cũng là đặc điểm riêng của sự vật, hiện tượng (bao gồm cả những hiện tượng xã hội, những hiện tượng trong cuộc sống,…), nhưng thiên về đặc điểm bên trong. Do đó, tính chất chỉ được nhận biết thông qua quá trình quan sát, suy luận, phân tích , tổng hợp.Ví dụ : Tốt, xấu, ngoan, hư, nặng ,nhẹ, sâu sắc, nông cạn, suôn sẻ, hiệu quả, thiết thực,…
– Tính từ chỉ trạng thái :
Trạng thái là tình trạng của một sự vật hoặc một con người, tồn tại trong một thời gian nào đó. Từ chỉ trạng thái là từ chỉ trạng thái tồn tại của sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan.
Trong bài thơ Sóng – Xuân Quỳnh, tác giả đã sử dụng rất linh hoạt các tính từ để chỉ trạng thái của sóng, từ đó ngụ ý nói đến tình yêu:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể.”
Trong đoạn thơ trên, các từ “dữ dội”, “dịu êm”, “ồn ào”, “lặng lẽ” là các tính từ chỉ trạng thái.
Chức năng của tính từ
Thông thường, tính từ được kết hợp với động từ, danh từ để bổ sung ý nghĩa về mặt tính chất, đặc điểm và mức độ. Trong câu, tính từ có các chức năng sau:
– Tính từ làm vị ngữ trong câu để bổ sung ý nghĩa cho danh từ.
Ví dụ: Trong câu “Quyển sách rất hay” tính từ hay được sử dụng để bổ nghĩa cho danh từ quyển sách.
Chức năng bổ nghĩa cho danh từ là một trong những chức năng quan trọng và cơ bản nhất của tính từ, giúp cho người đọc, người nghe hiểu rõ về sự vật, sự việc được nói đến.
– Ngoài ra, tính từ có thể làm chủ ngữ hoặc bổ ngữ trong câu.
Chẳng hạn như câu văn sau: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí, công, vô tư là phẩm chất quan trọng của đạo đức cách mạng trong tử tưởng đạo đức Hồ Chí Minh”.
Qua việc phân tích chức năng của tính từ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tính từ là gì ? Vậy sau tính từ là gì? hãy theo dõi phần tiếp theo của bài viết để giải đáp thắc mắc này.
Sau tính từ là gì?
Với những nội trên, ta thấy trong tiếng Việt, tính từ thường đứng sau danh từ. Khi được sử dụng để làm chủ ngữ, tính từ đứng ở đầu câu. Trong trường hợp này, sau tính từ là vị ngữ.
Trong ngữ pháp tiếng Việt, vị ngữ bao gồm vị ngữ là một động từ (cụm động từ) hoặc tính từ (cụm tính từ). Ngoài ra, vị ngữ còn có thể là một danh từ hoặc cụm danh từ.
Như vậy, trong tiếng Việt sau tính từ có thể là động từ, cụm động từ, danh từ hoặc cụm danh từ.
Qua bài viết Tính từ là gì? Sau tính từ là gì? chúng ta đã hiểu rõ định nghĩa tính từ, cách phân loại và cách dùng tính từ. Từ đó, ta cần vận dụng linh hoạt tính từ trong việc diễn đạt câu sao cho gợi hình, gợi cảm. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi.