Độc lập không còn là khái niệm xa lạ đối với tất cả chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về độc lập. Ví dụ như: khái niệm, độc lập gắn liền với quốc gia, dân tộc…
Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan tới vấn đề: Độc lập là gì?
Độc lập là gì?
Độc lập là quyền bất khả xâm phạm của một đất nước, một quốc gia, một dân tộc bởi chính người dân sinh sống ở đó, có nghĩa có chủ quyền tối cao. Độc lập còn có thể hiểu là “sự không phụ thuộc” từ cá nhân, tập thể, xã hội, quốc gia hay dân tộc nào vào cá nhân, tập thể, xã hội, quốc gia hay dân tộc khác.
Độc lập có thể là tình trạng ban đầu của một quốc mới xuất hiện, nhưng nó thường là một sự giải phóng từ sự thống trị. Độc lập cũng có thể nói theo nghĩa phủ định: là tình trang không bị điều khiển, cai trị bởi một thế lực khác thông qua chủ nghĩa thực dân, sự bành trướng hay chủ nghĩa đế quốc. Độc lập có thể giành được nhờ việc chống lại thực dân hóa, chống lại sự chia cắt.
Độc lập sẽ giúp cho nhân dân sống trong ấm no hạnh phúc, không sợ hãi về những gì chiến tranh, sự xung đột, bạo loạn gây ra.
Độc lập dân tộc theo quan điểm của Tư tưởng Hồ Chí Minh
Trong nội dung trên chúng tôi đã giới thiệu về khái niệm độc lập là gì?, trong phần này chúng tôi sẽ đưa ra quan điểm Độc lập dân tộc theo quan điểm của Tư tưởng Hồ Chí Minh
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội:
– Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội thể hiện sự nhất quán trong tư duy lý luận và hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh. Từ khi trở thành người cộng sản cho đến khi trở thành lãnh tụ, nguyên thủ quốc gia, mối quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh là gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội phù hợp với từng thời kỳ của cách mạng Việt Nam. Hồ Chí minh chỉ rõ các bài viết của Người chỉ có một “đề tài” là: chống thực dân đế quốc, chống phong kiến địa chủ, tuyên truyền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
– Những điều kiện bảo đảm cho độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong quá trình cách mạng Việt Nam:
+ Hồ Chí Minh khẳng định, xác lập, tăng cường vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng Cộng sản là điều kiện cơ bản để độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Không có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản thì cách mjang Việt Nam không thể vận động theo cách mạng vô sản và chắc chắn sự nghiệp độc lập dân tộc sẽ đi theo vết xe đổ của các phong trào cứu nước trước đó. Một khi Đảng Cộng sản đánh mất vai trò lãnh đạo thì chế độ xã hội chủ nghĩa sẽ sụp đổ, cách mạng bị phản bội và hoàn toàn chệch hướng.
– Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản được thể hiện trên các mặt chủ yếu sau:
+ Hoạch định cương lĩnh, đường lối, chủ trương để đưa sự nghiệp của dân tộc phát triển đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Lãnh đạo xã hội, trước hết là lãnh đạo Nhà nước thực hiện thắng lợi cương lĩnh độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội bằng cách thông qua tổ chức và đội ngũ cán bộ, Đảng viên của mình.
+ Thông qua công tác kiểm tra, kể cả kiểm tra trong nội bộ Đảng và lãnh đạo công tác kiểm tra trong các tổ chức của hệ thống chính trị để lãnh đạo toàn dân giành độc lập dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội.
+ Để hoàn thành sứ mệnh của mình, Đảng phải trong sạch, vững mạnh và thương xuyên chỉnh đốn để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, đủ trí tuệ, đủ bản lĩnh vượt qua những thử thách gay gắt nhất, phải thực hiện xây dựng ĐẢng về mọi mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức, trong đó công tác cán bộ bao giờ cũng là vấm đề cốt tử.
– Xây dựng, củng cố và tăng cường khối liên minh giai cấp công nhân, nông dân và trí thức làm nền tảng khối đại đoàn kết dân tộc.
+ Quan điểm của Người về lực lượng cách mạng Việt Nam trong quá trình thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội là hết sức sức sáng tạo. Người xác định: Công – nông dân là gốc, là chủ lực của cách mạng, các giai tầng, cá nhân yêu nước là bầu bạn của cách mạng.
+ Người cho rằng trong cách mạng dân tộc dân chủ cũng như cách mạng xã hội chủ nghĩa đều cần đến và không thể thiếu được Mặt trận dân tộc thống nhất. Mặt trận được xây dựng theo tư tưởng Hồ Chí minh có hạt nhân cốt lõi là liên minh công – nông và trí thức để đoàn kết toàn dân thành một khối.
– Người chỉ rõ Việt Nam là một bộ phận của thế giới, cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới liên hệ chặt chẽ với nhau. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn có những chủ trương, đường lối và biện pháp phù hợp để tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng cách mjang, hòa bình dân chủ trên thế giới.
Do đó, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan. Tính tất yếu đó chỉ được hiện thực hóa khi gắn liền với những điều kiện bảo đảm.
Như vậy, độc lập là gì? Đã được chúng tôi phân tích cụ thể trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cung cấp tới quý bạn đọc một số thông tin khác liên quan tới quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc.