Cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hoá có gì khác nhau? – SUNO.vn

Cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hoá có gì khác nhau?

Cửa hàng tạp hoá luôn gắn liền với ký ức của người dân Việt Nam, các cửa hàng từ nhỏ đến lớn, nằm ngoài mặt tiền hay trong các khu xóm nhỏ, gần như “thống trị” mỗi khu vực mà nó hoạt động.

Sự tiện lợi của các cửa hàng này giúp mọi người không cần phải trữ quá nhiều nhu yếu phẩm tại nhà mà dễ dàng mua khi cần thiết. Cửa hàng tạp hoá luôn gần như giữ vị trí độc tôn trong từng khu vực riêng lẻ, và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống bình thường của người dân. 

Trong những năm trở lại đây, các cửa hàng tiện lợi bắt đầu mọc lên như nấm và đe dọa đến sự “sống còn” của các cửa tiệm tạp hoá. Với sự khang trang, sạch sẽ, những mặt hàng được đặt lên kệ theo từng khu vực riêng biệt, nhân viên bán hàng trẻ trung, năng động, thường xuyên có các chương trình khuyến mãi, liệu có làm các chủ cửa hàng tạp hoá lo sợ về một tương lai cửa hàng mình sẽ  “lép vế” và biến mất hoàn toàn?

Hãy cùng Suno.vn so sánh sự khác biệt giữa hai mô hình này nhé!

  1. Cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hoá – Sự chuyển đổi giữa văn hoá làng xóm và nhu cầu hiện đại

Điểm lợi của các cửa hàng tạp hoá trong “cuộc chiến” này chính là thói quen tiêu dùng của người dân. Hầu hết các đối tượng khách hàng đều đã quen với cửa hàng mình hay ghé mua những thứ đồ lặt vặt như nước ngọt, dầu ăn, bánh kẹo .v.v… Do vậy, dù đựơc xây dựng khang trang hơn, sắp xếp khoa học hơn nhưng các cửa hàng tiện lợi vẫn khó “lấy lòng” được những vị khách đã quen mua vì “tình nghĩa”.

cửa hàng tiện lợi khác cửa hàng tạp hoá ở điểm nào

  1. Đã không còn là nơi bán hàng  “độc tôn”

Nếu thời gian khá lâu về trước, các cửa hàng tạp hoá chiếm vị trí “độc tôn” trong những khu vực nhất định, giá bán và các chủng loại mặt hàng hoàn toàn phụ thuộc vào chủ cửa hàng, khách hàng ít khi có quyền lựa chọn thì ngày nay, với sự mọc lên của các siêu thị và cửa hàng tiện lợi, các cửa tiệm tạp hoá cần phải tính toán lại các mặt hàng mình bày bán sao cho phù hợp yêu cầu và lợi ích tốt nhất dành cho khách hàng.

Tuy nhiên, việc này lại khá khó khăn khi các chủ cửa hàng tạp hoá nhỏ lẻ ít được tiếp cận với những phương tiện truyền thông, ít có thói quen ghi chép để biết được xu hướng mua sắm cũng như thống kê những mặt hàng bán chậm, tồn kho trong cửa tiệm mình, mặc dù điều này, chỉ cần những phần mềm quản lý bán hàng đơn giản là có thể thống kê được và giúp các chủ cửa hàng điều phối hàng hoá tốt hơn.

  1. Cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hoá – Tiện ích và nguồn hàng “sạch”

Bên cạnh những vụ ầm ĩ về thực phẩm sạch, hàng giả, hàng kém chất lượng, một số lượng lớn người tiêu dùng dần đã quay lưng lại với các cửa hàng tạp hoá. Các cửa hàng tiện lợi với những quy định kiểm tra nghiêm ngặt, những cam kết về nguồn hàng, cách xử lý sự cố và những tiện ích kèm theo khi mua hàng chính là “con át chủ bài” giúp các cửa hàng này vươn lên mạnh mẽ.

Tiện ích và nguồn hàng “sạch”

  1. Cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hoá – Giá cả vẫn là vấn đề trọng tâm

Dù mang nhiều lợi ích và có vẻ an toàn hơn hẳn cho người tiêu dùng, thì các cửa hàng tiện lợi vẫn vấp phải khó khăn muôn thuở là sự cạnh tranh về giá thành. Theo một vài nhận định, dù cho các mặt hàng ở các cửa hàng tiện lợi có đang “khuyến mãi, giảm giá” thì vẫn cao hơn chút đỉnh so với giá mua ở các cửa hàng tạp hóa gần nhà. Điều này cũng làm các cửa hàng tiện lợi không “được lòng” các vị khách hàng đã quen mua của “cô hàng xóm”.

sale off

Tóm lại, trong cuộc chiến 50 – 50 giữa cửa hàng tạp hoá và các cửa tiệm tiện lợi, người được lợi ích nhiều nhất vẫn luôn là người tiêu dùng. Các cửa hàng tiện lợi muốn giành được thị trường thì luôn dùng nhiều chiêu trò khuyến mãi, tiện ích hấp dẫn hơn nữa để khuyến khích người dùng “trải nghiệm”, trong khi các cửa tiệm tạp hoá cần nâng cao những kiến thức về thị trường, xu huớng và quản lý cửa hàng mình hiệu quả hơn thông qua các công cụ, các cách sắp xếp và điều phối hàng hoá cho phù hợp thị trường.

Xem thêm:

Rate this post

Viết một bình luận