Cũng giống như nhiều loài nhện khác, nhện Tarantula không thể ăn con mồi ở dạng rắn. Khi nhện Tarantula bắt được con mồi sống, đầu tiên nó cắn con mồi với những chiếc răng nanh sắc nhọn (còn được gọi là Chelicerae) và sau đó tiêm con mồi với nọc độc làm tê liệt. Khi con mồi đã bất động, nhện Tarantula tiết ra các enzym tiêu hóa hóa lỏng con mồi. Các răng nanh cũng được sử dụng để nhai hoặc phá vỡ con mồi với sự sắc nhọn, răng cưa nằm gần răng nanh có tác dụng giúp cắt hoặc nghiền thức ăn. Con nhện sau đó nuốt bữa ăn của mình bằng cách sử dụng phần miệng.
Một con Tarantula có phần “dạ dày hút”. Khi cơ dạ dày co rút mạnh, kích thước dạ dày tăng lên, tạo ra một hành động hút mạnh mẽ và cho phép chúng hút con mồi dạng lỏng qua miệng và vào ruột.
Một khi thức ăn hóa lỏng vào đến ruột, nó bị phá vỡ thành các phần nhỏ đủ để đi qua các thành ruột vào máu, nơi nó được phân bố khắp cơ thể. Sau khi ăn, thức ăn còn dư thừa tạo thành một quả bóng nhỏ và bị vứt đi bởi nhện Tarantula.