Công nghệ tài chính Fintech dùng để miêu tả một xu hướng mới nổi trong ngành tài chính – ngân hàng.
Cùng với sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, ngày càng nhiều người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ từ Fintech. Tuy nhiên, đi cùng với những cơ hội phát triển, Fintech tại Việt Nam vẫn còn không ít khó khăn, thách thức.
Công nghệ tài chính Fintech là gì?
Fintech là viết tắt của từ Financial Technology (công nghệ tài chính), được sử dụng chung cho tất cả các công ty sử dụng internet, điện thoại di động, công nghệ điện toán đám mây và các phần mềm mã nguồn mở nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của hoạt động ngân hàng và đầu tư.
Các công ty fintech được chia thành 2 nhóm:
-
Nhóm thứ nhất là các công ty phục vụ người tiêu dùng, cung cấp các công cụ kỹ thuật số để cải thiện cách các cá nhân vay mượn, quản lý tiền bạc, tài trợ vốn cho các startup.
-
Nhóm còn lại là các công ty thuộc dạng “back-office” hỗ trợ công nghệ cho các định chế tài chính.
Công nghệ tài chính Fintech hiện đang cung cấp các dịch vụ trong nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghệ ngân hàng, thanh toán, quản lý tài chính, các loại tiền kỹ thuật số… với các sản phẩm đa dạng như:
-
Ví điện tử
-
Công nghệ sổ cái phân tán trên nền tảng blockchain
-
Thương mại trực tuyến B2C
-
mPOS
Công nghệ tài chính Fintech đem theo một làn sóng khởi nghiệp trong ngành Tài chính – ngân hàng, ngành mà trước đây được biết đến là khi muốn gia nhập cần có nguồn vốn dồi dào. Điều này cũng dẫn đến sự đa dạng về thành phần, đa dạng sản phẩm, theo đó cũng sẽ gây khó khăn cho việc quản lý.
Tuy nhiên, khi tận dụng tốt, Công nghệ tài chính Fintech này có thể đem đến những lợi ích cụ thể như:
-
Thay đổi kênh phân phối sản phẩm
-
Làm sản phẩm dễ dàng đến tay người tiêu dùng
-
Giúp dễ dàng phân tích hành vi khách hàng
-
Cắt giảm lao động làm giảm chi phí đầu vào cho tổ chức
-
Cắt giảm rủi ro do sai sót
-
Tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, giảm giá sản phẩm
Cùng với sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, ngày càng nhiều người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ từ Fintech. Các tổ chức tài chính truyền thống cũng đang thực hiện phát triển các sản phẩm công nghệ tài chính thông qua việc hợp tác với các công ty Công nghệ tài chính Fintech.
Sự phát triển nhanh chóng của Fintech Việt Nam
Fintech đã và đang thu hút được sự chú ý của nhiều chuyên gia công nghệ, tài chính và giới đầu tư trên thế giới. Tổng lượng đầu tư vào công nghệ tài chính trong nửa đầu năm 2018 đã đạt mức 31,7 tỷ USD với khoảng 450 thương vụ đầu tư được thực hiện thành công, tăng gần gấp 3 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2017 (KPMG).
Con số trên đã thể hiện sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện của Fintech trong những năm vừa qua, biến lĩnh vực này trở thành một phần lĩnh vực tài chính, hứa hẹn góp phần thay đổi bộ mặt của ngành tài chính trên thế giới.
Không nằm ngoài guồng quay phát triển của Fintech toàn cầu, Việt Nam những năm trở lại đây cũng chứng kiến sức phát triển mạnh mẽ, sâu rộng của lĩnh vực Fintech.
Số lượng các công ty Fintech tham gia cung ứng dịch vụ trên thị trường Việt Nam đã tăng hơn hai lần từ con số khoảng 40 công ty cuối năm 2016 lên tới gần 100 công ty ở thời điểm hiện tại, trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Không chỉ các startup fintech mới vào cuộc, mà nhiều ngân hàng thương mại đã và đang dần chuyển đổi, vận hành hệ thống ngân hàng số trên nền tảng công nghệ hiện đại như: BIDV, Vietinbank, VPBank, TPBank,… đáp ứng yêu cầu phục vụ khách hàng nhanh chóng, thông suốt.
Đến nay, Việt Nam có 48 công ty Fintech và 48% công ty tham gia vào hoạt động thanh toán, cung cấp cho khách hàng và các nhà bán lẻ các dịch vụ thanh toán trực tuyến hoặc các giải pháp thanh toán kỹ thuật số (2C2P, VTPay, OnePay, VTCPay, BankPlus,VinaPay, VNPay, Senpay, NganLuong, ZingPay, BaoKim, 123Pay…).
Một số ít công ty hoạt động trong lĩnh vực gọi vốn (FundStart, Comicola, Betado, Firststep), chuyển tiền (Matchmove, Cash2vn, Nodestr, Remittance Hub), Blockchain (Bitcoin Vietnam, VBTC Bitcoin, Copyrobo, Cardano Labo), quản lý tài chính cá nhân, quản lý POS, quản lý dữ liệu, cho vay và so sánh thông tin (Mobivi, Money Lover, Timo, kiu, Loanvi, Tima, TrustCircle, Hottab, SoftPay, ibox, BankGo, gobear…).
Tuy nhiên, so với một số quốc gia trong khu vực, số lượng các công ty Fintech tại Việt Nam còn khá ít (Indonesia có 120 công ty Fintech; Singapore có hơn 300 công ty).
Công nghệ tài chính Fintech Việt Nam đương đầu với không ít thách thức
Tuy nhiên, đi cùng với những cơ hội phát triển công nghệ tài chính Fintech tại Việt Nam vẫn còn không ít thách thức:
-
Thứ nhất,
hành lang pháp lý chưa thực sự đầy đủ, chính xác nhất là đối với những công nghệ mới. Thời gian cập nhật, sửa đổi, bổ sung pháp lý còn chậm so với tốc độ phát triển nhanh chóng mặt của công nghệ.
-
Thứ hai,
cơ sở hạ tầng công nghệ của Việt Nam chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ bảo mật.
-
Thứ ba,
các doanh nghiệp Fintech thường gặp khó khăn về mô hình kinh doanh, mô hình quản trị cũng như đường hướng phát triển lâu dài, điều này khiến cho doanh nghiệp khó có thể phát triển lớn mạnh.
-
Thứ tư,
ý thức của người tiêu dùng sản phẩm Fintech còn hạn chế, đôi khi tạo ra những “lỗ hổng bảo mật”. Người dân còn chưa có ý thức trong việc bảo mật những thông tin cá nhân như họ và tên, số chứng minh nhân dân, hộ chiếu, địa chỉ, ngày tháng năm sinh, số tài khoản… Điều này làm gia tăng mạnh nguy cơ ảnh hưởng đến tài khoản của chính người tiêu dùng cũng như các tổ chức tài chính.
Xem thêm: Những trang gọi vốn cộng đồng (Crowd Funding) các Start-up cần biết
Nguồn: tổng hợp từ internet
Cập nhật kiến thức mới
Nhập email để cập nhật nhanh nhất thông tin, kiến thức từ Viện ISB