Bị lở miệng nên ăn gì và không nên ăn gì? Các chuyên gia cho biết thực phẩm cay nóng, chất kích thích, đồ chiên rán dầu mỡ,… cần phải kiêng dùng để tránh làm tình trạng lở loét nặng nề hơn. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên uống nhiều nước, bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất,… sẽ giúp hỗ trợ chữa lành vết lở miệng một cách hiệu quả, nhanh chóng.
Lở miệng là gì?
Lở miệng còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như loét miệng, nhiệt miệng, nổi đẹn. Lở miệng thực chất là một vết loét nông có kích thước khá nhỏ, nó thường hình thành ở vùng niêm mạc miệng. Các vị trí dễ xuất hiện về lở miệng nhất đó là: dưới lưỡi hoặc trên nướu, bên trong má hoặc môi.
Khi mới hình thành vết lở miệng thường có màu trắng và sau một thời gian sẽ chuyển sang màu vàng. Chúng có dạng hình bầu dục và xung quanh được bao bọc bởi một viền màu đỏ.
Mặc dù có kích thước khá nhỏ nhưng các vết lở miệng thường gây ra nhiều cảm giác khó chịu, đau rát. Khiến cho bệnh nhân không thể ăn uống và nói chuyện một cách thoải mái như bình thường.
Nguyên nhân gây lở miệng
Có khá nhiều nguyên nhân khiến cho bạn bị lở miệng, cụ thể là do:
- – Cơ thể không được cung cấp đủ nước, ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng.
- – Niêm mạc miệng bị tổn thương do: đánh răng mạnh gây xước chảy máu, vô tình cắn vào má.
- – Do các bệnh lý răng miệng như: sâu răng, viêm quanh răng, viêm tủy răng,…
- – Do nhiễm khuẩn, nhiễm virus, khoang miệng bị kích ứng bởi thành phần Natri Lauryl Sulfate trong dung dịch súc miệng hoặc kem đánh răng,…
- – Thiếu vitamin B6, B2, C, thiếu kẽm, sắt và acid folic.
- – Nội tiết tố bị rối loạn trong những ngày đèn đỏ hoặc khi mang thai. Stress, căng thẳng kéo dài cũng gây ra tình trạng lở miệng.
Bị lở miệng nên ăn gì?
Lở miệng là bệnh không nguy hiểm nhưng lại gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt, đặc biệt trong ăn uống. Khi bị lở miệng bạn ăn uống rất khó khăn, và không phải loại thức ăn nào cũng được ăn. Có một số thức ăn nên ăn và có một số loại cần tránh.
Bệnh nhân có thể tham khảo qua các gợi ý bị lở miệng nên ăn gì sau đây:
– Trước tiên, người bệnh cần phải cung cấp đủ nước cho cơ thể, ít nhất là 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể không bị khô. Có thể uống thêm nước trà xanh có tác dụng kháng viêm và điều trị lở miệng hiệu quả.
– Ngoài ra có thể uống một số loại nước mát như bột sắn dây, nước râu ngô,… làm giảm nhiệt miệng nhanh chóng.
– Bổ sung vào thực đơn ăn uống hằng ngày nhiều rau xanh, hoa quả giàu vitamin và khoáng chất để hạn chế tổn thương niêm mạc và giúp vết lở loét nhanh lành lại hơn.
– Khế chua và cà chua rất tốt cho người bị lở miệng. Tính ngọt dịu và chua thanh của 2 loại quả này giúp thanh nhiệt cơ thể khá tốt. Bệnh nhân có thể dùng khế và cà chua ăn sống mỗi ngày hoặc ép lấy nước uống từ 2 – 4 lần/ngày.
– Ăn các loại rau tốt cho sức khỏe như rau diếp cá, rau má, khổ qua. Bạn có thể dùng để ăn sống, nấu canh hoặc xay lấy nước uống từ 2 – 3 lần mỗi ngày sẽ giúp cơ thể thanh mát hơn.
– Sử dụng hạt sen, đậu xanh, đậu đen để nấu nước uống, nấu chè hoặc hầm cùng các loại thực phẩm khác dùng để ăn trong ngày sẽ giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, điều trị tốt bệnh nhiệt miệng.
Bị lở miệng không nên ăn gì?
– Những món ăn cay nóng, các loại gia vị như ớt, tiêu, tỏi, gừng, các loại mắm, thịt chó,… cần phải tránh xa ngay khi bị lở miệng. Bởi những món ăn có tính nóng sẽ khiến bệnh phát triển nặng hơn.
– Hạn chế ăn đồ xào, nướng có nhiều dầu mỡ dễ gây nóng trong người, làm cho bệnh lở miệng càng ngày càng trầm trọng hơn.
– Tránh đồ uống có cồn, cafein khi bị lở miệng để những tổn thương do lở miệng nhanh lành.
– Tuyệt đối tránh xa thuốc lá vì nó có thể gây kích ứng làm cho tình trạng lở loét thêm nghiêm trọng hơn.
Biện pháp phòng tránh bị lở miệng
– Xây dựng chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc căng thẳng quá sức. Thường xuyên vận động, tập luyện thể thao rèn luyện thể chất.
– Vệ sinh răng miệng đều đặn mỗi ngày trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy.
– Sử dụng bàn chải có lông mềm, chải răng nhẹ nhàng để không làm tổn thương, trầy xước vùng khoang miệng.
– Thay bàn chải sau 3 tháng sử dụng để đảm bảo vệ sinh.
– Hạn chế các chất cay nóng, đặc biệt trong ngày hè nóng nực.
– Không sử dụng bia rượu, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn ngọt, không hút thuốc,…
– Nên ăn những món ăn có tính mát, bổ xung nhiều vitamin và dưỡng chất.
– Uống thật nhiều nước để giải tỏa nhiệt trong cơ thể.
– Thăm khám nha khoa định kỳ ngay cả khi bạn không gặp vấn đề gì về răng miệng.
Cách trị lở miệng tại nhà từ thiên nhiên
– Chườm đá lạnh sẽ giúp làm giảm triệu chứng sưng đau khá tốt. Bệnh nhân có thể dùng một viên đá nhỏ đặt lên vùng lở loét ở miệng để làm dịu nhanh chóng cơn đau và viêm.
– Sau khi uống trà bạn có thể giữ lại phần túi lọc để đắp vào vùng bị tổn thương. Trong túi trà có chứa chất tannin đem lại khả năng làm giảm viêm, khắc phục cơn đau rát khá hiệu quả.
– Sữa chua có nhiều thành phần lợi khuẩn khá tốt. Nên đều đặn mỗi ngày ăn 1 cốc sữa chua sẽ giúp lợi khuẩn đi qua miệng và hỗ trợ khá tốt trong việc chữa lành các vết lở miệng.
– Tự làm nước súc miệng tại nhà bằng hỗn hợp gồm 1 thìa baking soda, 2 thìa nước ép nha đam vào 1/2 cốc nước ấm. Súc miệng bằng hỗn hợp nước này khoảng 10 giây rồi nhổ ra. Mỗi ngày thực hiện 1 lần để vết loét miệng nhanh khỏi.
– Dùng mật ong để bôi trực tiếp lên vết lở miệng. Hoặc có thể kết hợp với tinh bột nghệ bôi lên vùng bị tổn thương sẽ giúp kháng khuẩn, kháng viêm, làm lành vết loét nhanh chóng.
Khi đã áp dụng các cách chữa kể trên nhưng tình trạng ở miệng vẫn không thuyên giảm. Thậm chí bệnh có dấu hiệu phát triển nặng và xảy ra thường xuyên hơn. Lúc này bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ thăm khám và có biện pháp khắc phục phù hợp, hiệu quả.
Qua những thông tin trên, hi vọng các bạn đã biết được bị bị lở miệng nên ăn gì và kiêng ăn gì để có kế hoạch ăn uống phù hợp cho bản thân, giúp ích cho việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng thật tốt.
Mọi thắc mắc cần được giải đáp hãy liên hệ với các chuyên gia chăm sóc răng qua hotline 19007141. Hoặc đến ngay Nha Khoa Đông Nam để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn Miễn Phí!
Xem thêm:
Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu.
1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.
➣ Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM
➣ Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM
2. Các chứng nhận đạt được:
– Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất
– Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo
– Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm.
3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.
4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.
Thẻ:Mẹo hay nhiệt miệng, Nhiệt miệng