Để bắt đầu với một công việc kinh doanh, bạn cần phải chuẩn bị rất nhiều yếu tố, có thể kể đến như: vốn, mặt bằng kinh doanh, các thiết bị và dụng cụ cần thiết khác, … Trong những yếu tố trên thì mặt bằng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của bạn. Mặt bằng kinh doanh lý tưởng nhất là ở những khu dân cư, đông người qua lại, … Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu về vấn đề: “Có mặt bằng nên kinh doanh gì?” qua một vài ý tưởng kinh doanh mới và đang hot nhất hiện nay nhé!
Những ưu thế trong kinh doanh khi có mặt bằng?
Khi đã có mặt bằng, bạn sẽ có rất nhiều lợi thế để triển khai ý tưởng kinh doanh của mình.
Tiết kiệm được 1 khoản chi phí lớn:
Khi đã có mặt bằng, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí ban đầu. So với việc bạn phải đi thuê 1 mặt bằng sẽ mất đi của bạn rất nhiều thời gian. Và việc có thể thuê được 1 mặt bằng đẹp, rộng và giá rẻ giường như là điều không thể. Đối với 1 mặt bằng kinh doanh thì bạn phải bỏ ra ít nhất là từ 3 triệu đồng. Tùy từng khu vực, vùng miền,… thì giá thuê mặt bằng sẽ có sự chênh lệch khác nhau. Nhưng chắc chắn 1 điều là để có được 1 mặt bằng kinh doanh thì bạn cần 1 khoản tiền không hề nhỏ.
Chính vì thế, khi bạn đã có mặt bằng kinh doanh thì bạn đã có lợi thế hơn rất nhiều so với những người kinh doanh không có mặt bằng. Với số tiền đáng ra phải dùng cho việc thuê mặt bằng kinh doanh, thì bạn có thể sử dụng nó cho việc đầu tư trang thiết bị hiện đại. Hoặc tiến hành quảng bá rộng rãi hàng quán của mình,…
Có được lượng khách hàng ổn định:
Việc bạn kinh doanh tại 1 địa chỉ cố định thì chắc chắn 1 điều là bạn sẽ có cho mình 1 lượng khách cố định. Hay còn gọi là khách quen. Đây là điều mà các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, di động khó có thể có được. Khi mà họ phải thay đổi địa điểm liên tục, hay không thể bày bán do điều kiện thời tiết hay nhiều yếu tố khác nữa!
Dễ dàng kết hợp với các hình thức kinh doanh khác
Ngoài ra, khi có mặt bằng bạn cũng có thể kết hợp kinh doanh tại nhà với các hình thức kinh doanh khác như: online, lưu động. Chỉ cần chuẩn bị các trang thiết bị vật chất cần thiết như: máy tính, laptop, internet, … lắp đặt tại đây. Bạn đã có thể vừa kinh doanh tại cửa hàng, vừa hỗ trợ bán hàng online tiện lợi, …
Vậy có mặt bằng nên kinh doanh gì? Để có thể tận dụng hết lợi thế!
So với những hình thức kinh doanh như bán hàng lưu động, kinh doanh online, … thì kinh doanh tại nhà với mặt bằng rộng rãi, thoáng mát, … vẫn là hình thức được nhiều khách hàng quan tâm nhiều nhất. Chính vì thế một khi bạn đã có một địa điểm lý tưởng thì việc triển khai ý tưởng kinh doanh là không hề khó.
Có rất nhiều lĩnh vực kinh doanh mới mẻ và đang thịnh hành với lợi nhuận cao mà bạn có thể lựa chọn. Hãy cùng Quang Huy khám phá một vài ý tưởng kinh doanh độc đáo đã và đang là “trending” ngay sau đây.
Kinh doanh quán cơm
Nhu cầu ăn uống của người dân hiện nay ngày càng cao, chính vì thế kinh doanh quán cơm, nhà hàng, … là một trong những loại hình kinh doanh có doanh thu cực khủng. Đặc biệt là càng thuận lợi hơn khi bạn đã có mặt bằng. Hiện nay có rất nhiều quán cơm mọc lên như: quán cơm bình dân, cơm văn phòng, các quán cơm tấm,…
Khi đã có mặt bằng, bạn chỉ cần chuẩn bị thêm những trang thiết bị như: tủ cơm công nghiệp, bếp nấu, bàn ghế, …Và setup lại không gian quán thật sạch sẽ, thoáng mát. Đây là mô hình kinh doanh mang lại lợi nhuận, tuy nhiên không dễ để bạn có thể kinh doanh quán cơm thuận lợi. Bên cạnh những khó khăn ban đầu như số vốn bỏ ra không hề nhỏ, nhân lực cùng với đó là sự cạnh tranh gay gắt đến từ các hàng quán đối thủ.
Để thành công trong lĩnh vực này, bên cạnh lợi thế có mặt bằng thì bạn cần trang bị cho mình những kinh nghiệm khác. Để có thể hạn chế tối đa những rủi ro không đáng có nhé!
Chắc ai đó sẽ cần:
Kinh nghiệm mở quán cơm bình dân cực đắt giá!
Mở quán cơm văn phòng cần chuẩn bị những gì?
Kinh nghiệm mở quán cơm tấm giành cho người mới bắt đầu!
Kinh doanh cửa hàng tạp hóa
Cửa hàng tạp hóa, hay tiệm tạp phẩm là một cửa hàng kinh doanh theo quy mô nhỏ, tại đây chuyên bán các loại nhu yếu phẩm cần thiết phục vụ cho đời sống của con người, có thể kể đến như: bánh kẹo, đồ ăn, nước uống, các dụng cụ sinh hoạt, vệ sinh, … nhằm đem lại sự tiện lợi, đáp ứng nhu cầu của người dân xung quanh. Cửa hàng tạp hóa có thể tổ chức kinh doanh theo hệ thống chuỗi cửa hàng hoặc hộ gia đình.
Chính vì thế nếu có mặt bằng, bạn hãy tận dụng nó để mở một cửa hàng tạp hóa với nhiều mặt hàng khác nhau, đa dạng, bởi vì những sản phẩm đó đều là những đồ dùng sinh hoạt vô cùng cần thiết với người dân. Bạn sẽ không phải lo lắng về trường hợp bán ế, không bán được, thua lỗ, …
Số vốn để có thể mở cửa hàng tạp hóa thường dao động từ khoảng vài chục đến trăm triệu đồng, tùy thuộc vào quy mô cửa hàng của bạn. Số tiền này bạn chỉ cần sử dụng để nhập hàng, mua các trang thiết bị cần thiết như: kệ, giá, bàn ghế, máy tính tiền, … chứ không cần trả tiền thuê mặt bằng, mình cũng có thể làm chủ mà không cần phải thuê nhân viên để tiết kiệm các chi phí.
Nếu số vốn không mấy dư giả, bạn có thể nhập hàng với số lượng nhỏ, các mặt hàng mới đầu chưa đa dạng nhưng nên là những mặt hàng quan trọng, cần thiết cho các hộ gia đình như: gia vị, nước uống, bánh kẹo, đồ dùng vệ sinh cá nhân, … Sau một thời gian có doanh thu và lợi nhuận, bạn có thể nhập thêm các mặt hàng mới để hút khách hàng.
Để nhập hàng, bạn nên lựa chọn những nhà phân phối có uy tín, có sẵn hàng khi mình cần. Ngoài ra một số đại lý sỉ cũng là những đại lý mà mình nên quan tâm, bởi vì cửa hàng tạp hóa của mình quy mô còn nhỏ, bạn sẽ tự lấy hàng và vận chuyển hàng về cửa hàng của mình.
Kinh doanh bán bánh mì
Bánh mì là một trong những món ăn đặc sản của đường phố Việt Nam, được rất nhiều người yêu thích. Chính vì thế kinh doanh bán bánh mì không phải là một ý tưởng tồi trong kinh doanh. Chắc hẳn bạn cũng đã nghe đến những trường hợp như: nam thạc sỹ bỏ học về bán bánh mì với thu nhập 30 triệu đồng/tháng, hay bán bánh mì dạo thu lãi cả triệu đồng/ngày.
Đây đều là những hiện tượng có thật và đã tạo được sức hút mạnh mẽ đến từ những người đam mê kinh doanh nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Nếu bạn cũng đang nung nấu ý tưởng khởi nghiệp thì hãy thử kinh doanh bánh mì nhé.
>>> Xem ngay: kinh nghiệm bán bánh mì thổ nhĩ kỳ giành cho người mới bắt đầu!
Kinh doanh bánh mì ngày càng thuận lợi hơn khi có mặt bằng, bạn sẽ có thể mở luôn một tiệm bánh mì ngay tại đây. Đặc biệt là khởi nghiệp với nghề bán bánh mì rất dễ dàng và nhanh chóng bởi đặc điểm của nó là:
Số vốn ít
Ngoài mặt bằng kinh doanh, bạn sẽ chỉ cần bỏ ra một số vốn nhỏ để phục vụ cho công việc của mình:
- Bàn, ghế, đồ trang trí cho quán, các trang thiết bị cần thiết cho bếp.
- Nguyên liệu: thịt, rau dưa, nước sốt, …
- Máy làm nóng bánh mì.
Ngoài ra để cho quán bánh mì của bạn thêm phần nổi bật và chuyên nghiệp, bạn có thể sắm xe bánh mì để đặt trước cửa hàng của mình. Xe bánh mì hiện nay có rất nhiều mẫu mã đa dạng như: xe bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ, xe bánh mì que, xe bánh mì chả cá, … để các bạn lựa chọn.
Dễ bán
Bánh mì là thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, cung cấp đủ năng lượng và hương vị thơm ngon. Bánh mì được nhiều người đi làm lựa chọn để lót dạ vào buổi sáng sớm bởi vì họ quá bận rộn, không kịp chuẩn bị bữa sáng. Còn với những bạn trẻ, có nhiều thời gian, họ tụ tập để cùng nhau nói chuyện và thưởng thức bánh mì.
Chính vì thế bánh mì rất là dễ bán, thậm chí là có những ngày cháy hàng. Bạn sẽ không phải lo lắng về vấn đề bán ế, không có khách hay thua lỗ.
Lợi nhuận cực khủng
Kinh doanh bánh mì với hình thức bán rong, bán dạo lợi nhuận đã lên tới cả vài trăm nghìn mỗi ngày. Trong khi đó bạn có mặt bằng, có không gian để khách có thể ngồi lại, bạn có thể kết hợp bán thêm các loại nước giải khát, đồ ăn vặt, … thì lợi nhuận còn “khủng” hơn nữa. Trừ đi các chi phí cũng phải được cả triệu đồng/ngày.
Kinh doanh bánh mì tuy là một ý tưởng kinh doanh không mới nhưng nó lại đem lại lợi nhuận hiệu quả, được nhiều hộ gia đình hiện nay theo đuổi. Chính vì thế nếu bạn đã có mặt bằng tại nhà thì đừng bỏ qua cơ hội làm giàu hiếm có này nhé.
Kinh doanh sửa chữa ô tô, xe máy
Ô tô, xe máy hay xe đạp là những phương tiện đi lại không thể thiếu của con người. Sau một vài tháng, những phương tiện này sẽ phải bảo dưỡng và thay thế các linh kiện để đảm bảo độ bền, hiệu năng vận hành. Chính vì thế nếu bạn có mặt bằng thì hãy mở một tiệm sửa chữa ô tô, xe máy để có thêm thu nhập cho bản thân và gia đình.
Sửa chữa ô tô, xe máy thì đặc thù của nó là phải có chuyên môn, trình độ và hiểu biết. Chính vì thế trước khi mở tiệm, bạn nên đi học một khóa đào tạo sửa chữa xe máy, ô tô. Thời gian đào tạo này chỉ mất khoảng 3 – 6 tháng là bạn đã có thể thành thạo và tự làm chủ được cửa hàng của mình.
Kết hợp với sửa chữa, bạn có thể mua thêm máy móc để phục vụ công việc: rửa xe, thay dầu, … cũng giúp bạn có thêm doanh thu.
Kinh doanh shop thời trang bán quần áo:
Khi đời sống con người tăng cao thì cũng là lúc các nhu cầu về ăn mặc cũng sẽ khác. Không còn là mặc cho đủ ấm như trước đây nữa mà thay vào đó là nhu cầu thay mới thường xuyên các kiểu cách. Chính vì thế mà việc bạn chọn cho mình mô hình kinh doanh áo quần cũng là sự lựa chọn thông minh. Đặc biệt đối với các bạn trẻ có đam mê về thời trang, hoàn toàn có thể thỏa sức với đam mê rồi!
Lư ý với mô hình kinh doanh này thì bạn cần có chút kiến thức về thời trang. Và mô hình này phù hợp với các mặt bằng trung tâm, gần các trường đại học,…
Lời kết:
Vậy có mặt bằng nên kinh doanh gì? Trên đây là một vài ý tưởng kinh doanh mà bạn có thể tham khảo. Việc bạn có mặt bằng kinh doanh là 1 lợi thế. Tuy nhiên việc bạn có tận dụng được lợi thế đó hay không lại là 1 câu chuyện khác. Chúc các bạn thành công!