I. Nhà mặt tiền nên kinh doanh gì tỷ lệ thành công cao ở nông thôn và thành phố?
1. Muốn kinh doanh thì trước tiên phải có vốn để đầu tư cho mặt bằng, nguồn hàng và phí trang trải mua sắm vật tư, trang thiết bị cần thiết. Trong đó, mặt bằng được coi là yếu tố cực kỳ quan trọng, quyết định đến 50% thành công trong kinh doanh. Sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
- Mặt bằng đi thuê, bạn sẽ mất khoản chi phí chi trả hàng tháng lạm vào vốn đầu tư.
- Nhà có sẵn mặt bằng, đây là một lợi thế giảm thiểu vốn đầu tư ban đầu.
– Tuy nhiên, điểm chung là dù mặt bằng đi thuê hay có sẵn mặt bằng thì vị trí đều rất quan trọng. Tốt nhất nên chọn những nơi mặt đường lớn, có đông dân cư, gần các khu chợ, trường học, bệnh viện, nơi nhiều người qua lại, giao thông thuận lợi, gần được quốc lộ… để việc kinh doanh trở nên suôn sẻ hơn. Tất nhiên rồi, khi có nhiều đối tượng khách hàng hơn thì tỉ lệ người ghé vào cửa hàng của bạn cũng sẽ cao hơn.
2. Tiếp theo, để kinh doanh hiệu quả thì việc lựa chọn lĩnh vực kinh doanh cũng quan trọng không kém.
- Nếu ở thành phố thì việc kinh doanh sẽ gặp áp lực cạnh tranh cao, tuy nhiên lại có lợi thế là kinh doanh được đa dạng lĩnh vực và nhu cầu tiêu dùng của người dân thành phố cũng rất lớn. Một số ngành Hot như: Ăn uống, thời trang, cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị mini,… Tóm lại ngành phát triển ở thành phố thường là các ngành về dịch vụ.
- Còn ở nông thôn, tuy cạnh tranh không cao nhưng nếu không khéo léo chọn lĩnh vực phù hợp để kinh doanh thì lại rất dễ thất bại. Vì người dân nông thôn có những thói quen mua sắm rất khó để thay đổi, nhu cầu của họ cũng không thực sự cao. Tuy nhiên, khu vực nông thôn cũng đang dần hiện đại hóa nên các lĩnh vực như: Cửa hàng điện tử, đồ điện gia dụng, hoặc mô hình siêu thị mini, bán hàng tạp hóa,… cũng có thể thu hút bạn đầu tư. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm các mặt hàng thiết yếu ở nông thôn để nhập về bán.
II. Ý tưởng kinh doanh đem lại lợi nhuận cao khi có lợi thế khi có mặt bằng.
1. Nhà mặt tiền kinh doanh tiệm tạp hóa
Kinh doanh tạp hóa vốn ít lời nhiều
- Như đã nói ở trên, dù cuộc sống có khó khăn như thế nào thì người ta cũng phải ăn và uống. Vì thế, mở một tiệm tạp hóa để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống là ý tưởng kinh doanh thực tế nhất dành cho bạn.
- Hãy nghiên cứu xem mức thu nhập bình quân của khu bạn sống cao hay thấp để quyết định mặt hàng tạp hóa phù hợp. Nếu là cửa hàng tạp hóa nhỏ thì nên bạn nên nhập các mặt hàng đồ dùng sinh hoạt thiết yếu phục vụ cho cuộc sống như bột giặt, dầu gội, xà phòng, khăn tắm, ly tách, cây lau nhà, chổi quét nhà, thuốc lá,… và các mặt hàng thực phẩm giá sỉ khác như đường, nước mắm, bột ngọt, đồ đóng hộp, mì gói, thực phẩm đông lạnh,…
- Còn các cửa hàng tạp hóa lớn hơn, cần các mặt hàng có thương hiệu uy tín, các sản phẩm chất lượng cao mà nhà nhà đều phải dùng như: sữa bột, thực phẩm ngoại nhập giá sỉ, rượu vang, mỹ phẩm. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cân nhắc đến việc nhập thêm đồ điện gia dụng để bán như: bóng đèn, nồi cơm điện, bếp điện, đèn pin… nhằm “thâu tóm” hết nhu cầu mua sắm. Khi nhập hàng, bạn nên lưu ý tới số lượng sao cho đủ để hưởng khuyến mại và chiết khấu của nhà cung cấp. Ngoài ra, có thể bạn cần tham khảo thêm bài viết Kinh nghiệm bán hàng tạp hóa ‘toàn tập’ cho người mới bắt đầu đấy!
2. Kinh doanh đồ ăn, thức uống
Kinh doanh đồ ăn uống đồ ăn vặt
- Nếu bạn có nhà mặt đường thì đây thực sự là một lĩnh vực kinh doanh chưa bao giờ hết Hot ở mọi thời điểm. Đặc biệt là ở thành phố thì đây là lĩnh vực bạn có thể lựa chọn để đầu tư kinh doanh. Có thể là chuyên cung cấp bữa ăn sáng hoặc là chuyên các loại đồ uống, nước ép trái cây, trà sữa, cà phê,…
3. Kinh doanh shop thời trang
Kinh doanh quần áo thời trang
- Khi có một mặt bằng đủ lớn bạn có thể đầu từ kinh doanh thời trang. Tuy nhiên, bạn nên tập trung chủ lực vào một đối tượng nhất định như: thời trang nam, thời trang nữ hoặc thời trang trẻ em. Thường thì thời trang trẻ em sẽ dễ bán hơn người lớn nếu ở khu vực đông dân cư.
- Bạn có thể bán từ trẻ sơ sinh đến 6 tuổi với đầy đủ các loại từ: tã, nôi, quần áo, yếm, giày dép, mũ,… Bên cạnh đó bạn cũng có thể bán combo từng bộ sản phẩm dành cho trẻ em. Mỗi bộ có từ 10-15 món theo khoảng giá 500K, 700K, 1000K, 1.500K,.. Như vậy chắc chắn sẽ rất thu hút các mẹ bỉm sữa cho mà xem.
4. Mở quán cafe chưa bao giờ hết “hot”
Kinh doanh quán cafe
- Kinh doanh quán cà phê là việc khó mà dễ. Dễ vì có thể tùy biến mô hình quán cà phê theo ngân sách đầu tư và phong cách yêu thích của bạn. Khó là phải tạo được nét độc đáo cho quán giữa một rừng quán cà phê mọc lên như “nấm” trên thị trường.
- Đối với mặt bằng rộng rãi có sẵn, bạn có thể cân nhắc mở một quán cafe theo 2 mô hình là: quán cafe theo chủ đề về quán cafe nhượng quyền.
Mở quán cafe theo chủ đề:
- Cà phê theo “chủ đề” có chất riêng hướng tới một nhóm đối tượng khách hàng có chung sở thích. Lợi thế của mô hình này là lượng khách thân thiết cố định. Chủ quán thường chọn “chủ đề” theo sở thích của mình để phát triển mô hình kinh doanh, vừa kiếm tiền vừa phục vụ đam mê cá nhân.
- Người yêu thích động vật sẽ chọn mở các quán cà phê chó, mèo, bò sát,… Người đam mê xe cộ có thể mở cà phê xe. Nếu bạn là một người yêu thích sách hãy thử biến tủ sách của mình thành một quán cà phê nhỏ xinh, nơi khách hàng có thể nhâm nhi một tách cà phê và thư giãn bên những trang sách. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn phong cách trang trí xuyên suốt cho quán như: chủ đề biển, chủ đề vintage,…
Mở quán cafe nhượng quyền:
- Các chuỗi cà phê có thương hiệu là “mô – típ” cũ nhưng vẫn tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường giữa các cơn sốt trà sữa, quán cà phê độc đáo khác.
- Không gian quán hiện đại, rộng rãi và yên tĩnh thích hợp cho các buổi gặp gỡ xã giao, bàn công việc, trò chuyện ngắn. Với những đối tượng muốn tìm không gian nghỉ ngơi, thư giãn sau giờ làm việc, học tập căng thẳng.
- Mô hình cà phê dạng chuỗi hướng tới nhóm khách hàng có thu nhập tầm trung trở lên, thường tập trung ở các khu vực trung tâm, xe cộ đông đúc. Thêm vào đó, nội thất thiết kế theo hướng sang trọng, hiện đại. Vì thế để phát triển mô hình này cần nguồn vốn tương đối lớn. Đây là lý do khiến nhiều người e ngại khởi nghiệp với mô hình cà phê thương hiệu.
- Khi bạn đã có mặt bằng, hãy cố gắng tận dụng lợi thế mặt tiền của mặt bằng đó để bớt đi các chi phí quảng cáo và khai thác tối đa lượng khách qua đường mà bạn có được.
Bạn có thể tham khảo thêm: Mở quán cafe cần bao nhiêu vốn là đủ? Chiến lược kinh như nào cho hiểu quả?
5. Mở gian hàng bán trái cây
Kinh doanh quán trái cây
- Để bán trái cây hiệu quả quan trọng nhất là bạn phải tìm được nguồn hàng nhập trái cây sạch. Tốt nhất là tìm được các vùng đặc sản trái cây như: nhãn lồng Hưng Yên, bưởi Đại Minh, vải thiều Thanh Hà,…
- Thời gian đầu bạn có thể bán số lượng ít, sau khi có lượng khách ổn định thì sẽ mở rộng quy mô hơn. Bạn cũng có thể bán thêm hoa quả gọt sẵn theo từng khay hoặc làm thêm hoa quả dầm như: cóc, xoài lắc, hay hoa quả dầm sữa chua,… Đây chính là một trong những đáp án tốt nhất nếu bạn còn lo lắng có mặt bằng nên kinh doanh gì.
Bạn có thể tham khảo thêm: Hướng dẫn kinh doanh trái cây nhập khẩu từ con số không
6. Bán mỹ phẩm
Tiệm Mỹ Phẩm
- Mỹ phẩm là mặt hàng khá kén người mua. Với cửa hàng cố định cần trang trí đẹp và trưng bày đa dạng các thương hiệu mỹ phẩm khác nhau. Đây là mặt hàng cần đầu tư vốn khá lớn, nhưng lại đem lại lợi nhuận vô cùng cao. Vì thế, nhiều người sẵn sàng bỏ ra 1 số tiền lớn chỉ để thuê mặt bằng bán mỹ phẩm.
- Do đó, nếu bạn đã có sẵn lợi thế về mặt bằng kinh doanh thì chẳng có lý do gì lại bỏ qua mặt hàng này. Nếu còn băn khoăn có mặt bằng nên kinh doanh gì thì bạn hãy thử bán mỹ phẩm xem sao.
- Khi mới bắt đầu bán mỹ phẩm bạn nên nhập các sản phẩm ở mức giá trung bình, bán theo bộ hoặc các sản phẩm thực sự cần thiết như: sữa rửa mặt, kem chống nắng, son môi.
7. Mở tiệm nail, tại sao không?
Mở tiệm Nail
Để trả lời cho câu hỏi “Nhà mặt tiền nên kinh doanh gì”, thì bạn thấy sao về ý tưởng mở tiệm làm nail nhỉ? Bạn biết đó, nhu cầu làm đẹp luôn là vô cùng vô tận ở bất cứ nơi đâu, bất kỳ thời điểm nào với tất cả mọi người, đây chính là điều kiện rất tốt cho nhiều dịch vụ làm đẹp ra đời, và tiệm Nails, tiệm làm móng cũng nằm trong trào lưu đó.
- Đối với tiệm Nails thì vấn đề diện tích lại khá đơn giản, vì không cần những đồ đạc, thiết bị cồng kềnh nên mặt bằng khoảng 15 – 20 mét cũng đã rất thoải mái rồi. Trong cửa hàng bạn chỉ cần chuẩn bị dãy ghế cho khách ngồi, kệ để chân, tủ kính để dụng cụ làm móng, phụ kiện trang trí móng,… Để tạo cảm giác thoải mái nhất cho khách thì không gian phải thật thoáng đãng, yên tĩnh, bạn có thể lắp hệ thống điều hòa hoặc thông gió cho cửa hàng mình.
- Nói riêng về bộ đồ nghề làm móng, có khá nhiều loại, dao động từ 2 triệu đến 10 triệu đồng, từ bình dân đến cao cấp. Một bộ đầy đủ bao gồm máy mài móng, kéo cắt, giũa, kềm, cọ, sơn móng, nước sát trùng, nước tẩy màu và dưỡng móng. Ngoài ra bạn nên sắm những phụ kiện như hạt cườm, nhũ, kim tuyến, móng giả… để trang trí khi khách yêu cầu.
- Dịch vụ làm Nails không chỉ đơn giản là phục vụ người khác mà bạn cũng cần có con mắt thẩm mỹ, kiến thức cơ bản về bảo vệ móng, như vậy mới làm hài lòng được khách hàng. Nhiều người trước khi tự mở tiệm thường mất một đến hai năm để đi học nghề tại các tiệm làm đẹp, spa lớn. Nếu không có nhiều thời gian bạn có thể đăng ký các khóa học để được đào tạo chuyên nghiệp hơn tại địa phương hay trung tâm lớn, mỗi khóa học như thế mất khoảng 2 đến 5 triệu đồng.
Đến đây, chắc hẳn các bạn đã giải đáp được thắc mắc có mặt bằng nên kinh doanh gì. Đừng ngại thử sức ở một lĩnh vực mới, biết đâu nó sẽ giúp bạn có được thành công thì sao?
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm:
Tìm kiếm liên quan: nên kinh doanh gì ở nông thôn, ở mỹ nên kinh doanh gì, kinh doanh gì bây giờ, ý tưởng kinh doanh, kinh doanh gì sau dịch covid, ý tưởng kinh doanh 2021, ý tưởng kinh doanh độc đáo mới lạ, kinh doanh gì ở việt nam