Mỗi lần đến ngày “đèn đỏ” một trong những nỗi ám ảnh của chị em đó là đau bụng kinh. Nó không chỉ gây rắc rối, phiền phức trong sinh hoạt hàng ngày mà còn tác động đến sức khỏe, cũng như khả năng sinh sản sau này. Vậy làm thế nào để làm giảm tình trạng này? Cùng tìm hiểu bài viết dưới để tìm ra cách giảm đau bụng kinh ngay lập tức tại nhà hiệu quả và đơn giản nhé!
1. Tổng quan về đau bụng kinh
Đau bụng kinh là tình trạng đau quặn ở phần bụng dưới, đau dữ dội mà phụ nữ nào cũng phải trải qua trong đời. Đây được xem là triệu chứng rất phổ biến của chu kỳ kinh nguyệt mà bạn không thể nào tránh khỏi. Nó có thể xảy ra từ trước vài ngày hay trong thời kỳ hành kinh.
Rất may mắn là tình trạng đau bụng kinh sẽ diễn ra không quá lâu và sẽ giảm đi theo độ tuổi. Có thể nói rằng, khi các bé gái lần đầu tiên bước vào chu kỳ kinh nguyệt sẽ dễ bị các cơn đau nặng nhất, dữ dội nhất. Trong một hay hai năm đầu hành kinh sẽ là thời gian các cơn đau bụng kinh gây đau nhất, nhưng khi về già và nhất là với phụ nữ sau khi sinh con đầu lòng, triệu chứng này sẽ có thể hết hoàn toàn.
Mặt khác, tình trạng đau bụng kinh sẽ có sự khác biệt giữa mỗi người, không hoàn toàn giống nhau. Đối với nhiều người, đau bụng kinh chỉ diễn ra trước ngày hành kinh và họ cũng chỉ đau ở mức trung bình. Nhưng có nhiều người, tình trạng đau bụng kinh sẽ diễn ra nặng hơn, ảnh hưởng nhiều đến công việc và sức và chế độ sinh hoạt hàng ngày. Hay thậm chí là về cả tâm trạng cả ngày.
2. Phân loại đau bụng kinh
Theo các chuyên gia, đau bụng kinh hiện nay được phân chia thành 2 loại: đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát.
2.1. Đau bụng kinh nguyên phát
Trong thời kỳ kinh nguyệt được diễn ra, tử cung của phụ nữ cũng được co bóp nhiều nhất. Tuy vậy, các cơn co thắt này có thể cảm nhận rõ từ trên xuống dưới của phần bụng dưới. Chính vì sự co bóp thường xuyên của tử cung, dẫn đến thiếu máu và oxy đến bộ phận này. Từ đó, dẫn đến tình trạng đau bụng kinh thường gặp. Ngoài ra, trong quá trình co thắt đó, nơi tử cung cũng sẽ tiết ra chất prostaglandin – chất này sẽ giúp các cơn co thắt dữ dội hơn khiến cơn đau càng đau hơn.
Đau bụng kinh nguyên phát sẽ giảm dần theo độ tuổi, nhất là sau khi bạn sinh con đầu lòng. Dẫu vậy, vẫn có một số phụ nữ không gặp trường hợp đau bụng kinh nguyên phát mà chỉ đơn thuần là gặp một số triệu chứng của kỳ kinh nguyệt mà thôi.
2.2. Đau bụng kinh thứ phát
Nếu như các cơn đau bụng kinh nguyên phát là “điều hiển nhiên”, thì đau bụng kinh thứ phát lại thường đi đôi với bệnh lý nào đó của phụ nữ. Tình trạng đau bụng kinh này thường có ở những người phụ nữ từ 30 trở lên và nhất là trong khoảng độ tuổi từ 30 đến 45 tuổi.
Tuy nhiên, ngày nay nhiều bạn gái thường có tình trạng dậy thì sớm cũng như còn thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản, nên vẫn sẽ có nguy cơ gặp tình trạng đau bụng kinh thứ phát này.
Một số bệnh lý có thể gây nên đau bụng kinh thứ phát là:
- Ung xơ tử cung: Khối u trong cổ tử cung có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng rong kinh hay thống kinh ở phụ nữ. Tức, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, không đều hàng tháng. Tuy nhiên, ngày nay đã có vaccine giúp chống lại căn bệnh này nên phụ nữ có thể tiêm ngừa. Liều tiêm là 3 mũi tiêm và cách nhau 6 tháng.
- Lạc tuyến nội mạc tử cung: Các tế bào có trong lớp nội mạc tử cung bị hoại tử hay xuất hiện “nhầm chỗ” vào tử cung sẽ gây nên tình trạng đau bụng kinh thứ phát.
- Lạc nội mạc tử cung: Lạc nội mạc tử cung sẽ khác với lạc tuyến nội mạc tử cung. Lớp nội mạc sẽ được nằm gọn trong tử cung của phụ nữ, nhưng vì một số lý do nào đó mà lớp nội mạc này sẽ xuất hiện ở các bộ phận khác như ống dẫn trứng hay buồng trứng.
- Viêm vùng chậu: Vùng chậu của phụ nữ sẽ có người bị hẹp, có người rộng. Khi bị viêm vùng chậu, các bộ phận khác như buồng trứng, vòi trứng hay tử cung sẽ bị viêm nhiễm gây nên tình trạng đau bụng kinh thứ phát.
Nhìn chung, đau bụng kinh thứ phát sẽ đi liền với các bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Thế nên, khi gặp các tình trạng bất thường, bạn nên đến gặp các bác sĩ ngay để thăm, khám và điều trị kịp thời.
Vì các dấu hiệu bất thường trong thời kỳ kinh nguyệt sẽ có thể là dấu hiệu cho những căn bệnh kể trên và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của bạn. Hai dấu hiệu bất thường dễ gặp nhất chính là các cơn đau dữ dội, cho dù bạn dùng thuốc giảm đau những vẫn không mấy thuyên giảm hay tình trạng rong kinh ( thời gian hành kinh từ 3-5 ngày, rong kinh sẽ có thể hơn 7 ngày ).
Và nếu bạn gặp tình trạng đau bụng kinh thứ phát, ngoài hai dấu hiệu bất thường kể trên, bạn sẽ còn có thể gặp các triệu chứng khác, như là:
- Rối loạn kinh nguyệt (kinh nguyệt không đều)
- Ra máu bất thường
- Đau rát khi quan hệ vợ chồng
- Khí hư ra nhiều, có màu lạ hoặc có mùi hôi
Xem thêm: Có kinh sớm có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
3. Mẹo 8 cách giảm đau bụng kinh ngay lập tức hiệu quả
3.1. Chườm nóng vùng bụng dưới
Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi nhiệt độ vào khoảng mức 40 độ C sẽ giúp bạn không bị đau bụng kinh. Vì xuất hiện cảm giác đau là do giảm sự lưu thông máu tới các bộ phận bị tắc nghẽn, sẽ gây ra hậu quả tổn thương mô.
Do đó, khi chườm nóng vùng bụng dưới, nhiệt độ sẽ có tác dụng tương tự thuốc. Việc tá dụng nhiệt nóng này sẽ làm ngăn chặn cơn đau có tên gọi là P2X3. Nên bạn hãy lấy một chai nước hay túi chườm nóng, rồi đặt lên bụng, sẽ cảm nhận được cơn đau dần giảm bớt đi.
3.2. Tắm nước ấm trong khi tới kỳ nguyệt san
Ngoài việc chườm nóng giúp giảm đau bụng kinh, thì việc tắm nước ấm cũng có tác dụng thư giãn cơ thể cả về mặt thể chất lẫn tinh thần và làm giảm đau bụng kinh hiệu quả. Bạn chỉ cần đổ nước nóng đầy bồn, có thể thêm một ít muối, cho khoảng 2-3 thìa gừng giã nhỏ vào là bạn đã có một hỗn hợp nước tắm giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhỏ vào bồn tắm một số loại tinh dầu để để tăng thêm phần thư giãn, tận hưởng những phút giây thoải mái, và giảm đau hiệu quả.
3.3. Massage vùng bụng giúp giảm đau bụng kinh tại nhà
Bạn sử dụng tinh dầu rồi massage phần bụng, một số kỹ thuật massage mà bạn có thể áp dụng để giảm cơn đau dễ dàng hơn:
- Dùng lòng bàn tay đặt lên vùng giữa bụng, rồi vẽ những vòng tròn lớn, hơi ấn tay nhẹ vào bụng, thực hiện khoảng 30 lần.
- Đặt ngón trỏ và ngón giữa của cả 2 bàn tay ngay trên rốn, ấn nhẹ xuống bụng, rồi vẽ một hình tròn, di chuyển linh hoạt lên trên, sang ngang và xuống dưới, và kết thúc hình trái tim ngay ở dưới rốn, thực hiện lặp lại 20-30 lần.
Ngoài ra, để việc massage thêm phần hiệu quả và dễ chịu hơn, hãy thêm một số loại tinh dầu như tinh dầu oải hương, xô thơm và kinh giới ô,…
3.4. Cách hết đau bụng kinh ngay lập tức bằng phương pháp bấm huyệt
Đây được xem là phương pháp đông y giúp giảm đau bụng kinh dễ dàng áp dụng. Ba huyệt quan trọng cần chú ý đến là: Huyệt huyết hải, huyệt tam âm giao, và huyệt thái sung. Vì ba huyệt này có ảnh hưởng lớn trong việc giúp giảm các cơn đau bụng kinh. Vì thế, để giảm đau bụng kinh, bạn có thể áp dụng phương pháp bấm huyệt cũng như có thể kết hợp với việc xoa bóp massage nhẹ nhàng.
3.5. Xoa bóp dầu hay dán cao
Phương pháp này được sử dụng vô cùng phổ biến, bạn chỉ cần xoa bóp, massage nhẹ nhàng ở vùng bụng bị đau theo hướng vòng tròn. Việc này sẽ cao giúp làm ấm và máu được lưu thông tốt hơn. Đồng thời, bạn nên chú ý khi xoa bóp cần thực hiện một cách nhẹ nhàng, tránh xoa bóp quá mạnh phần bụng dưới khi đang đến kỳ. Vì nếu xoa bóp quá mạnh sẽ làm cơ bụng bị co thắt đột ngột gây ra các cơn đau khác.
Xem thêm: Những cách làm kinh nguyệt đến sớm an toàn và hiệu quả
3.6. Cách làm giảm đau bụng kinh bằng gừng tươi
Gừng tươi với bản chất có tính nóng, vì thế khi sử dụng gừng sẽ giúp bạn làm dịu cơn đau nhờ một cách nhanh chóng nhờ vào tính nóng đặc trưng của nó. Cách làm đơn giản đó là chị em giã nát gừng hay xắt thành từng lát mỏng rồi đắp lên vùng bụng dưới khoảng 5 -7 phút, cách làm giảm đau bụng kinh này vừa đơn giản lại khá hiệu quả đấy!Đồng thời, bạn cũng có thể uống trà gừng hay pha chế gừng tươi với mật ong trộn đều, ăn kèm với cơm cũng là 1 cách hiệu quả.
3.7. Dùng trứng gà kết hợp ngải cứu giúp giảm đau bụng kinh tại nhà
Khi nhắc đến “Cặp bài trùng” trứng gà kết hợp với ngải cứu người ta thường nghĩ ngay đến đây là một món ăn bổ dưỡng. Ngoài ra, nó còn được xem là bài thuốc giúp chữa đau bụng kinh khi đến “ngày đèn đỏ” khá hiệu quả và đáng thử.
Phương pháp thực hiện đơn giản như sau: Bạn lấy trứng gà luộc chín, rồi bóc sạch vỏ, ngải cứu rửa sạch sau đó rồi cho cả hai nguyên liệu vào nồi đun cho thêm gia vị đến khi, món ăn chín gần cạn hết nước là đã có thể thưởng thức.
3.8. Bổ sung những dược liệu có lợi khác
Một số dược liệu có lợi như, Bạch truật, Đảng sâm, Trần bì, Bán hạ chế, Liên nhục, Kim anh, Khiếm thực,… đây là những dược liệu tốt có trong Hoàng Tố Nữ. Sản phẩm giúp giúp bổ sung ích khí, sinh tân, chỉ khát, giảm khí hư bạch đới đối với phụ nữ, tăng cường sức khỏe, kháng khuẩn, điều hòa khí huyết và hỗ trợ điều trị bệnh lý huyết trắng, chống dị ứng, và ức chế cơ trơn của tử cung. Do đó, khi bổ sung những loại dược liệu tốt này trong thời kỳ kinh nguyệt sẽ giúp hạn chế được việc đau bụng kinh một cách hiệu quả.
4. Tại sao bị đau bụng kinh?
Đau bụng kinh có rất nhiều nguyên nhân gây nên. Khi bắt đầu hành kinh, vì trong tử cung của phụ nữ có nhiều lớp niêm mạc bị hoại tử nên tử cung phải co thắt để đẩy nhanh các lớp đó ra ngoài. Tử cung càng co thắt thì sẽ tạo nên các cơn đau bụng kinh khó chịu. Tuy vậy, đó vẫn chưa phải là nguyên nhân duy nhất khiến phụ nữ bị đau bụng kinh, ngoài ra còn nhiều lý do khác:
- Những người phụ nữ bị tình trạng tử cung hẹp, khó đẩy hết lớp niêm mạc tử cung ra ngoài gây nên tình trạng đau bụng kinh dữ dội.
- Do bẩm sinh, tử cung sinh ra không phát triển bình thường mà theo chiều ra phía sau hoặc trước dẫn đến sự lưu thông máu không ổn định.
- Do sự di truyền, theo các nhà khoa học khi mẹ bị đau bụng kinh sẽ di truyền sang cho các bé gái cũng sẽ bị đau bụng kinh.
- Đặt vòng tránh thai. Trên thực tế, việc bạn đặt vòng tránh thai thì vẫn có vài trường hợp hi hữu vẫn có thể mang thai.
- Do sự thay đổi của nội tiết tố. Trong cơ thể phụ nữ gồm 3 nội tiết tố, chính là estrogen, progesterone và prostaglandin. Khi sự gia tăng bất thường của nồng độ progesterone và prostaglandin thì cũng gây nên tình trạng đau bụng kinh.
- Do mắc các bệnh phụ khoa như lạc tuyến niêm mạc tử cung, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u xơ buồng trứng,..
- Do chế độ ăn uống không khoa học, hay dùng nhiều thức uống có cồn hay ăn nhiều món ăn dầu mỡ.
- Do không tập luyện thể dục thường xuyên.
5. Những lưu ý khi bị đau bụng kinh
Hiện nay, có rất nhiều cách khắc phục tình trạng đau bụng kinh mà bạn có thể tham khảo. Nhiều người sẽ chọn dùng thuốc giảm đau, tuy nhiên nếu các cơn đau quá mức và bạn không thể chịu nổi thì khi đó mới nên dùng thuốc. Bạn có thể chọn cách chườm nóng vùng bụng khi hành kinh hay tắm nước ấm cũng sẽ giúp bạn thoải mái và dễ chịu hơn.
Bạn cũng có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian như dùng gừng làm ấm bụng, hay phương pháp dùng trứng gà kết hợp với ngải cứu để giúp làm giảm các cơn đau bụng kinh quằn quại. Ngoài ra, bạn cũng có thể thay đổi chế độ dinh dưỡng của mình sao cho khoa học, bổ sung thêm nhiều vitamin để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Tuy nhiên, trong quá trình đau bụng kinh, bạn không nên ăn nhiều thực phẩm giàu dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, cà phê, thức uống có cồn, món ăn nhiều muối hay nhiều đường vì sẽ làm cho các cơn đau nhiều hơn.
Xem thêm bài viết có nội dung liên quan:
Tìm hiểu về đau bụng dưới – nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân và giải pháp hiệu quả cho chị em