Từ lâu bánh mì là sự lựa chọn tiện lợi và ngon miệng của các gia đình, thật khó để chuẩn bị những món soup vào bữa sáng của những người bận rộn. Vậy ăn bánh mì có tốt không và sử dụng thường xuyên thì bánh mì gây ra những tác hại nào?
Ăn sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, cung cấp năng lượng tích cực cho thể chất và tinh thần, bữa ăn này là cần được chú trọng hàm lượng thực phẩm nhất vậy ăn bánh mì có tốt không, liệu bánh mì có cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho người sử dụng?
Nếu bạn chỉ sử dụng bánh mì mà không thay đổi thực đơn sáng trong từng ngày của tuần thì bạn đang có lỗi với chính bản thân mình và người thân. Bởi vì, bánh mì có thể là lựa chọn đem lại nhiều tiện lợi nhưng lại không thật sự tốt cho sức khỏe như nhiều người vẫn nghĩ.
1. Bánh mì là thực phẩm thế nào? Ă
n bánh mì có tốt không?
1.1. Đặc điểm của bánh mì là gì?
Bánh mì là thực phẩm được chế biến từ bột mì hoặc từ ngũ cốc được nghiền ra để trộn với nước và thường được làm bằng cách nướng. Hiện nay có rất nhiều các cách kết hợp và tỉ lệ của các loại bột cũng như nguyên liệu khác nhau. Từ các công thức truyền thống khác nhau cũng như phương thức có thể tạo ra bánh mì và có nhiều chủng loại, kích cỡ, kết cấu khác nhau.
Mọi người vẫn biết, bánh mì còn có thể được lên men bằng nhiều quá trình khác nhau từ việc sử dụng các vi sinh vật tự nhiên như bột chua, hay cách dùng phương pháp thông khí nhân tạo với áp lực cao trong quá trình chuẩn bị nướng.
Còn tùy thuộc vào phong tục tập quán của địa phương khác nhau mà bánh mì có thể được ăn với các hình thức khác nhau tại các bữa ăn trong ngày.
Được biết, bánh mì thường sử dụng để ăn sáng và còn được ăn như một món ăn nhẹ hoặc sử dụng như một thành phần trong chế phẩm ẩm thực khác.
1.2. Ăn bánh mì thường xuyên có tốt không?
Ăn nhiều bánh mì thường xuyên có tốt không là thắc mắc của mọi người khi ăn loại thực phẩm này. Bánh mì vẫn được biết đến là món ăn sáng được rất nhiều người lựa chọn và sử dụng. Bánh mì không chỉ dùng để ăn sáng mà mọi người có thể sử dụng để ăn nhẹ trong ngày.
Lựa chọn bánh mì vì đây là thực phẩm dễ mua và có thể chế biến thành rất nhiều loại món ăn dinh dưỡng khác nhau như: Bánh bì chảo, bánh mì kẹp thịt, bánh mì chấm sữa,…
Ăn bánh mì có tốt không, liệu bánh mì có cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể người sử dụng? – Ảnh Internet
2. Những tác hại của bánh mì đối với sức khỏe con người
2.1. Ăn bánh mì làm tăng lượng đường huyết trong máu
Tác hại của bánh mì nếu sử dụng thường xuyên là làm tăng lượng đường huyết trong máu. Bột ngũ cốc trong bánh mì được hấp thụ và chuyển hóa thành đường glucose chất này sản sinh chất béo insulin có hại cho máu.
Bánh mì làm chỉ số đường huyết nhanh chóng tăng nhưng cũng nhanh chóng giảm. Mức độ thiếu ổn định này gây cảm giác đói và thèm ăn nhiều hơn nên chế độ ăn uống mất cân bằng.
Chưa kể, theo nhiều kết quả nghiên cứu cho biết khi nạp quá nhiều gluten vào cơ thể sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ như đầy hơi, làm tổn thương đường ruột và gluten vào cơ thể còn gây ảnh hưởng tới phát triển bệnh tâm thần phân liệt và có thể gây nghiện, sử dụng bánh mì thường xuyên có thể gây nghiện như một dạng thuốc phiện.
Ăn bánh mì có tốt không thì câu trả lời là không, ăn bánh mì thường xuyên không tốt cho sức khỏe như nhiều người vẫn nghĩ, đặc biệt đối với những người lựa chọn bánh mì là món ăn sáng thường xuyên.
Bánh mì không chỉ làm đầy hơi, làm tổn thương đường ruột và gluten vào cơ thể còn gây ảnh hưởng tới phát triển bệnh tâm thần phân liệt và có thể gây nghiện – Ảnh Internet
2.2. Bánh mì gây khó tiêu hóa
Lượng gluten có trong bánh mì gây tổn thương niêm mạc, đầy hơi và tổn thương đường ruột, và theo nghiên cứu thì chất này có thể gây nghiện làm bạn có cảm giác thèm bánh mì và ăn nhiều hơn gây tăng cân.
Lượng muối trong bánh mì còn tích nước và làm mất kiểm soát cân nặng. Không chỉ vậy, bánh mì còn chứa lượng tinh bột lớn có tính kết dính và không có chất xơ. Do đó, nếu bạn ăn nhiều còn có thể gây ra tình trạng táo bón.
2.3. Thiếu chất dinh dưỡng
Thực tế, bánh mì được nhào với bột nở, do đó bánh mì có độ to và không có chất dinh dưỡng trong đó. Về bản chất, bánh mì chỉ được xem là biện pháp giảm đói tạm thời và nhanh chóng vì bánh mì được tiêu hóa rất nhanh.
Vì thế, ăn bánh mì có tốt không thì thực chất là không, không nên lạm dụng ăn bánh mì. Bạn có thể lwuaj chọn bánh mì kẹp với các loại thức ăn hoặc thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng khác và uống kèm thêm sữa để đảm bảo năng lượng cho cơ thể.
Đặc biệt chú ý, không sử dụng bánh mì thường xuyên vì bánh mì có thể gây suy dinh dưỡng ở trẻ và còn làm suy giảm sức khỏe ở người trưởng thành.
Ăn bánh mì có tốt không thì câu trả lời là bánh mì không tốt khi bạn ăn thường xuyên – Ảnh Internet
2.4. Bánh mì làm giảm hấp thu chất dinh dưỡng từ các nguồn thực phẩm khác
Thực chất, lúa mì còn có chứa axit phytic và có thể khóa toàn bộ khoáng chất như sắt, kẽm và canxi không cho cơ thể hấp thụ vì khi axit phytic tác dụng với chúng sẽ tạo thành các phản ứng hóa học không tạo thành chất dinh dưỡng.
Do đó, đây là nguyên nhân khiến bánh mì làm giảm hấp thu chất dinh dưỡng từ các nguồn thực phẩm khác.
2.5. Ăn nhiều bánh mì không tốt khi gây sức ép tim mạch
Trong bột bánh mì có chất muối nhất định làm tăng lượng cholesterol xấu gây ảnh hưởng sức trái tim, nếu ăn quá nhiều và thường xuyên sẽ dẫn đến quá tải gây sức ép tim mạch.
Ngoài ra, theo nghiên cứu cho biết cholesterol không chỉ sinh ra từ chất béo mà còn có thể sinh ra từ ngay bánh mì. Trong đó bột bánh mì cũng có thể làm tăng một loại cholesterol xấu và có liên quan đến bệnh tim mạch holesterol LDL tới 60% trong khoảng 12 tuần.
2.6. Làm tăng nguy cơ gây ung thư thận
Viện nghiên cứu dược Milan của Ý cho biết, sau một cuộc khảo sát chế độ ăn uống của 767 bệnh nhân mắc bệnh ung thư biểu mô tế bào thận hay còn có tên gọi là Renal Cell Carcinoma – RCC và 1.534 người khỏe mạnh cách đây 9 năm.
Tác hại của bánh mì có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư thận – Ảnh Internet
Sau khi thực hiện nghiên cứu và đưa ra so sánh giữa các nhóm hấp thu nhiều ngũ cốc nhất và nhóm ít nhất, bánh mì được biết làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư biểu mô tế bào thận lên tới 94%.
Trong khi đó, mì ống và gạo ở mức 29%, sữa và yoghurt với 27%. Ngược lại nguy cơ cũng có thể giảm đến 26% ở nhóm ăn nhiều thịt gia cầm và còn làm giảm tới 35% ở nhóm ăn nhiều trái cây, rau quả.
Bạn có thể tìm hiểu thêm Bệnh ung thư thận là gì? Cách điều trị và biện pháp phòng tránh như thế nào?
2.7. Ăn bánh mì gây rụng tóc
Tinh bột lúa mì gây ảnh hưởng xấu đến da gây rụng tóc, người ta đã nghiên cứu ở những người hói đầu thì tình trạng này thuyên giảm khi họ ăn ít bánh mì.
2.8. Khiến cơ thể mệt mỏi
BS chuyên khoa tim William Davis của Hoa Kỳ đã đưa ra lời khẳng định rằng bánh mì là nguyên nhân của “căn bệnh thế kỷ”.
Ăn bánh mì có tốt không, câu trả lời vẫn là không khi bánh mì gây ra tình trạng mệt mỏi mãn tính. Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng, bánh mì thực sự không đem lại lợi ích cho sức khỏe nhiều như bạn nghĩ. Đặc biệt khi ăn bánh mì quá thường xuyên bánh mì còn gây hại cho sức khỏe.
Các nhà khoa học từng chỉ ra rằng việc sử dụng bánh mì trắng với số lượng lớn và không giới hạn còn dẫn đến tình trạng thiếu chất xơ trong cơ thể.
Chưa kể, chất xơ giúp não bộ hoạt động. Vì vậy, khi thiếu chất xơ, não bộ không thể hoạt động bình thường. Sử dụng bánh mì nhiều lần trong 1 ngày khiến bạn dễ bị mệt mỏi.
Ngoài ra, hạt lúa mì hiện nay còn chứa một chất gọi là gliadin, đây là một protein mới và có tác dụng tương tự như các chất opiat có trong thuốc phiện.
Ăn bánh mì có tốt không, vì bánh mì không tốt nên hạn chế ăn loại thực phẩm này – Ảnh Internet
2.9. Bánh mì có chứa lượng muối cao
Khi ăn một số loại bánh mì như pizza, sandwich thì điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn đang dung nạp nhiều muối vào cơ thể.
Lượng muối có trong bánh mì có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe nghiêm trọng. Đọc thêm kiến thức qua bài viết: Cơ thể sẽ bị tàn phá như thế nào nếu bạn ăn mặn?
2.10. Khiến bạn dễ tăng cân
Ăn bánh mì không tốt vì đây còn là một trong những nguyên nhân khiến bạn dễ bị tăng cân do lượng tinh bột mà bánh mì cung cấp cho cơ thể.
Sau khi tham khảo bài viết này, bạn nên cân bằng menu bữa sáng bổ dưỡng và chế biến nhanh và đặc biệt là tăng cường rau xanh, sữa, trứng, các loại đậu, hoa quả. Những thực phẩm giàu protein này đóng vai trò quan trọng quá trình tổng hợp và tái tạo các mô trong cơ thể.
Đồng thời, đừng quên khung giờ ăn sáng thích hợp là từ 7 – 8h sáng bởi lúc này cơ thể sẽ phát ra tín hiệu thèm ăn tự nhiên và việc tiêu hóa sẽ ở mức tốt nhất.