Đau bụng đi ngoài buồn nôn: 7 bệnh lý và cách chữa tại nhà
Điểm trung bình: 4/5
Bài viết có ích: 739 lượt bình chọn
Đau bụng đi ngoài buồn nôn cảnh báo bệnh gì là thắc mắc được nhiều bệnh nhân quan tâm. Đau bụng đại tiện buồn nôn có thể là triệu chứng ngộ độc thực phẩm hoặc một số vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa. Vậy cách điều trị tại nhà liệu có hiệu quả? Theo dõi nội dung dưới đây để tìm kiếm câu trả lời.
Đau bụng đi ngoài buồn nôn chóng mặt là bệnh gì?
Đau bụng đi ngoài buồn nôn chóng mặt là bệnh gì? Bất cứ tác nhân nào dẫn đến hiện tượng đại tiện buồn nôn chóng mặt thì bệnh nhân tuyệt đối không được chủ quan. Cần nắm rõ từng bệnh lý để có biện pháp điều trị phù hợp.
1. Viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột là tình trạng nhiễm trùng trong ruột do virus gây ra. Tình trạng này kích thích dạ dày, dẫn đến các triệu chứng:
Viêm dạ dày ruột
-
Buồn nôn và nôn
-
Đau bụng, tiêu chảy
-
Sốt
-
Ớn lạnh
-
Nhức đầu, đau cơ, đau khớp
-
Ăn mất ngon
Cách khắc phục: Thông thường, viêm dạ dày ruột có xu hướng tự cải thiện trong vài ngày. Điều quan trọng là hạn chế mất nước trong cơ thể. Ngoài ra, để tăng khả năng hồi phục, bệnh nhân có thể sử dụng các chất bù nước.
2. Loét dạ dày tá tràng
Là tình trạng dẫn đến một cơn đau ở dạ dày hoặc hệ thống tiêu hóa. Triệu chứng phổ biến:
-
Tiêu chảy
-
Buồn nôn hoặc nôn
-
Đầy bụng khó tiêu hoặc rối loạn tiêu hóa
-
Xuất hiện máu trong phân
Cách khắc phục: Điều trị loét dạ dày phụ thuộc vào nguyên nhân gây viêm loét. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc Prilosec hoặc Prevacid sử dụng tối đa 8 tuần để giảm axit và điều trị vết loét.
3. Hội chứng ruột kích thích
Còn gọi là chứng đại tràng co cứng, phổ biến ở nữ giới hơn nam giới. Triệu chứng điển hình:
Hội chứng ruột kích thích
-
Tiêu chảy ra nước hoặc táo bón
-
Buồn nôn và nôn
-
Đầy hơi chướng bụng
-
Chán ăn
-
Đau quặn bụng
Cách khắc phục: Hiện tại không có biện pháp điều trị dứt điểm. Việc điều trị nhằm mục đích cải thiện triệu chứng và ngăn chặn biến chứng. Người bệnh cần thay đổi lối sống tích cực, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng,…
4. Ngộ độc thực phẩm
Do thức ăn hoặc đồ uống bị nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng,… dẫn đến tình trạng đau bụng đại tiện buồn nôn chóng mặt,… Triệu chứng đi kèm:
-
Đau thắt bụng
-
Tiêu chảy liên tục
-
Sốt nhẹ
-
Ăn mất ngon
-
Đau đầu, mệt mỏi
Cách khắc phục: Hầu hết trường hợp ngộ độc thực phẩm được cải thiện tại nhà, có xu hướng khỏi trong 3 – 5 ngày. Điều quan trọng bệnh nhân cần loại bỏ thức ăn nghi ngờ nhiễm khuẩn, bổ sung chất điện giải, nước, muối khoáng,…
5. Bệnh Crohn
Là tình trạng viêm ruột xảy ra ở ruột non và ruột kết. Bệnh có thể dẫn đến tình trạng đau bụng tiêu chảy buồn nôn sốt,… Một số triệu chứng đi kèm:
Bệnh Crohn
-
Tiêu chảy
-
Đau quặn bụng
-
Xuất hiện máu trong phân
-
Sốt nhẹ
-
Cảm giác rỗng ruột sau khi đi vệ sinh
-
Có cảm giác muốn đi vệ sinh thường xuyên
Cách khắc phục: Có thể được điều trị bằng thuốc chống viêm và thuốc điều trị tiêu chảy. Ngoài ra, kháng sinh cũng mang lại hiệu quả làm giảm biểu hiện và giúp bệnh nhân thoải mái.
6. Nhiễm trùng C.difficile
Vi khuẩn C.difficile là loại vi khuẩn sản sinh độc tố, gây viêm đại tràng. Tiêu chảy ra nước là triệu chứng cơ bản của viêm nhiễm khuẩn C.difficile. Triệu chứng đi kèm:
-
Đau bụng đi ngoài buồn nôn
-
Sốt nhẹ hoặc sốt liên tục
-
Mất nước hoặc luôn cảm thấy khát nước
-
Xuất hiện máu hoặc dịch nhầy trong phân
Cách khắc phục: Có thể điều trị bằng kháng sinh:
-
Fidaxomicin (Dificid)
-
Metronidazole (Flagyl)
-
Vancomycin (Fivanq)
-
Trường hợp hiếm, bệnh nhân có thể phẫu thuật nếu vi khuẩn ảnh hưởng đến đại tràng
7. Ung thư
Ung thư ruột kết, ung thư hạch, ung thư tuyến tụy,… Và một số ung thư khác có thể dẫn đến triệu chứng dạ dày như đau bụng đại tiện buồn nôn. Đôi khi một số loại ung thư sẽ không chẩn đoán được cho đến khi biểu hiện dạ dày xuất hiện.
Ung thư ruột kết
Ngoài ra, hóa trị điều trị ung thư cũng có thể dẫn đến tình trạng đau bụng đại tiện buồn nôn chóng mặt. Nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa nếu các triệu chứng này khiến bạn cảm thấy căng thẳng, lo lắng.
>>Xem thêm:
Đi ngoài ra cục máu đông cảnh báo ung thư trực tràng!
Đau bụng đi ngoài buồn nôn phải làm sao?
Đau bụng đi ngoài buồn nôn phải làm sao? Trong hầu hết các trường hợp nôn mửa và đau bụng đi ngoài có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Dưới đây là một số biện pháp khắc phục tại nhà để làm giảm triệu chứng và hạn chế tình trạng mất nước.
1. Đi ngoài ra nước có mùi tanh điều trị tại nhà
Có nhiều cách khác nhau có thể điều trị các triệu chứng tiêu chảy và buồn nôn tại nhà. Bệnh nhân có thể tham khảo một số biện pháp sau:
-
Giữ nước
Uống 8 ly nước ấm mỗi ngày khi bị tiêu chảy liên tục hoặc sốt cao.
-
Sữa chua
Sữa chua có thể tạo ra nhiều axit lactic tiêu diệt vi khuẩn xấu và giúp bệnh nhân khắc phục đau bụng đi ngoài và buồn nôn.
-
Uống trà hoa cúc
Trà hoa cúc có tính chất chống co thắt, giảm đau, ngăn chặn tiêu chảy. Uống một tách trà hoa cúc được ngâm trong nước sôi ít nhất 15 phút có thể cải thiện triệu chứng và hỗ trợ sức khỏe hệ thống tiêu hóa.
Trà hoa cúc
- Trà vỏ cam hoặc rễ cam thảo
Trà vỏ cam hay trà rễ cam thảo là biện pháp điều trị tiêu chảy và buồn nôn khá phổ biến. Bệnh nhân cần cho một ít vỏ cam hoặc rễ cam thảo vào nước sôi hãm 15 phút là sử dụng được.
-
Ăn quả mọng
Đặc biệt là quả màu xanh như việt quất, hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh lý bao gồm tiêu chảy và buồn nôn. Quả mọng có thể kháng khuẩn, chống oxy hóa, hạn chế tiêu chảy,…
-
Sử dụng gừng
Gừng thúc đẩy enzym tiêu hóa để chuyển hóa thực phẩm và loại bỏ chất độc có trong hệ thống tiêu hóa một cách nhanh chóng.
Gừng
Người bệnh có thể hãm một vài lát gừng trong nước sôi để uống hoặc nhai gừng sống, ăn kẹo gừng,…
-
Chườm nóng bụng
Giữ một chai nước ấm hoặc túi chườm nóng vào bụng để cải thiện lượng máu lưu thông đến bụng. Từ đó giảm đau và cải thiện vấn đề tiêu chảy, tiêu hóa.
Bệnh nhân có thể sử dụng gạo rang, muối rang nóng cho vào túi vải và chườm lên bụng.
2. Đau bụng đi ngoài buồn nôn uống thuốc gì?
Đau bụng đi ngoài và buồn nôn uống thuốc gì? Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến bệnh nhân có thể tham khảo:
Thuốc Loperamid
-
Loperamid có thể làm chậm quá trình tiêu hóa trong ruột và cho phép thức ăn tồn tại trong ruột lâu hơn. Như vậy, cơ thể hấp thụ thức ăn tốt hơn, giảm nguy cơ tiêu chảy.
-
Diphenoxylate làm chậm hoạt động của ruột, từ đó giảm tiêu chảy. Tuy nhiên, thuốc có thể gây nghiện, khô miệng và đầy hơi.
-
Codein sunfat thường được kê để giảm đau, ngăn chặn tiêu chảy và buồn nôn.
-
Thuốc kháng sinh thường được kê cho trường hợp đau bụng dưới buồn nôn đi ngoài vì nhiễm vi khuẩn, ngộ độc thực phẩm.
Trong hầu hết trường hợp, đau bụng đi ngoài buồn nôn là do rối loạn tiêu hóa hoặc do một số vấn đề về dạ dày. Tình trạng này có thể khỏi trong một vài ngày nếu người bệnh uống nhiều nước, thực hiện chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất,… Mọi chi tiết vui lòng liên hệ tới các cơ sở chữa bệnh chuyên khoa để được giải đáp miễn phí.
CHÚ Ý: Đây là một bài cẩm nang, mang tính chất tham khảo, chia sẻ đến bạn đọc, giúp mọi người có thêm kiến thức về bệnh. Hiện tại, Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng chuyên về các bệnh Hậu môn trực tràng, Nam khoa, Phụ khoa. Vì vậy, chúng tôi không thể tư vấn những dấu hiệu bệnh mà bạn đang gặp phải. Bạn nên chủ động đến cở sở y tế chuyên khoa uy tín để được tư vấn và điều trị bệnh hiệu quả. Rất xin lỗi về sự bất tiện này! Xin cám ơn!
Các tìm kiếm liên quan đến đi ngoài buồn nôn
đau bụng đi ngoài buồn nôn chóng mặt
đau bụng đi ngoài buồn nôn uống thuốc gì
đau bụng buồn nôn đi ngoài phải làm sao
đau bụng buồn nôn đi ngoài ra nước
nôn và tiêu chảy ở người lớn
đau bụng buồn nôn phải làm sao
hay bị tiêu chảy sau khi ăn
đi ngoài ra nước có mùi tanh
Đặt hẹn trực tuyến
Xem thêm
PGS.TS
PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm
Chuyên khoa: Ngoại tiết niệu
Chủ tịch hội Hậu môn Trực tràng Việt Nam.
Hội viên Hội Phẫu thuật Đại Trực tràng Mỹ (ASCRS) và Hội Phẫu thuật Tiêu hoá Pháp (SFCD)..
Hà Nội
1898 lượt đặt
Đặt hẹn ngay
Xem thêm
TS.BÁC SĨ CK II
TRỊNH TÙNG
Chuyên khoa: Ngoại khoa
Nguyên trưởng khoa phẫu thuật bệnh viện Xanh Pôn
Nguyên PGĐ bệnh viện Y Học Cổ Truyền TW
Có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh Hậu Môn Trực Tràng
Hà Nội
1202 lượt đặt
Đặt hẹn ngay