Thời tiết chuyển mùa là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại dịch bệnh bùng phát. Trong số đó, bệnh đau mắt đỏ là bệnh lành tính, nhưng nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm, loét giác mạc và có thể dẫn đến mù lòa. Vậy trẻ đau mắt đỏ điều trị thế nào?
1.1 Các loại thuốc không kê đơn
Thuốc nhỏ mắt
Thuốc nhỏ mắt natri clorid 0,9% mỗi lần nhỏ 2 giọt một mắt: giúp làm mềm nhử dính trên mắt khi ngủ dậy, chống khô mắt và loại bớt virus (nhỏ thường xuyên 2 giờ 1 lần).
Thuốc nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng
Vitamin A+ D (người lớn không quá 5.000 UI vitamin A/ngày + 500UI vitamin D3/ngày), dùng liên tục 10 ngày rồi nghỉ. Dùng thêm vitamin C viên uống, vitamin B2. Trường hợp đau mắt nặng, quá 20 ngày chưa khỏi cần dùng thêm thuốc nhỏ mắt chứa vitamin nhóm B và chondroitin hoặc thuốc nhỏ mắt chứa vitamin A, E, B6.
1.2 Các loại thuốc do bác sĩ kê đơn
Thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh
Thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh như: cloramphenicol, tobramycin, moxifloxacin, ofloxacin, neomycin… chỉ sử dụng tối đa 7 ngày, nếu chưa khỏi phải thay thuốc khác. Mỗi ngày nhỏ 4 – 6 lần có tác dụng phòng bội nhiễm vi khuẩn gây viêm loét giác mạc. Các thuốc này không có tác dụng diệt virus
Trẻ đau mắt đỏ nhỏ thuốc gì cần theo sự kê đơn của bác sỹ, tuyệt đối không được tự ý sử dụng.
Thuốc nhỏ mắt chứa corticoid
Thuốc nhỏ mắt chứa corticoid như dexamethason, hydrocortison, fluoromethason, prednisolon… có tác dụng chống viêm, giảm chảy thành dịch nhày làm mờ mắt, mỗi ngày nhỏ 4-6 lần. Không được dùng quá 10 ngày (cấm dùng khi có viêm loét giác mạc. Dùng lâu dài sẽ có nguy cơ đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp). Hai loại thuốc này thường được các nhà sản xuất bào chế trong 1 biệt dược (có nhiều tên biệt dược như chlorocid- H, dexacol, pandex, polydexa, neodex…).
Nước mắt nhân tạo có tác dụng hút, giữ nước duy trì độ ẩm trên mặt nhãn cầu, tăng độ nhầy, tránh tình trạng khô mắt. Nhưng do có rất nhiều biệt dược khác nhau về dược chất (hàng chục loại) nên người bệnh không biết để chọn cho hợp với mình, vì vậy cần bác sĩ kê đơn để chọn lựa, tốt nhất là thuốc không có chất bảo quản benzalkonium chloride.
Nếu dùng lâu dài chất này sẽ tích lũy trên bề mặt nhãn cầu phá vỡ cấu trúc lipid làm mất tính bền vững của màng phim nước mắt. Trường hợp viêm kết mạc nặng mỗi ngày phải tra thường xuyên 5-6 lần. Chỉ dùng khi thấy khô mắt, không dùng liên tục nhiều ngày.