Bạn đã từng nghe đến địa danh Búng Bình Thiên chưa? Đây là hồ nước ngọt lớn nhất miền Tây Nam Bộ. Hãy cùng nhau tìm hiểu và khám phá “hồ nước trời” này nhé.
Nguồn gốc Búng Bình Thiên
Đến nay vẫn chưa ai xác định được nguồn gốc chính xác của Búng Bình Thiên, chỉ biết rằng ở các làng Chăm quần tụ quanh búng. Truyền thuyết kể rằng, cuối thế kỷ thứ 18, tướng quân nhà Tây Sơn là Võ Văn Vương kéo quân về An Giang đã chọn vùng đất này làm căn cứ để trữ lương thảo, rèn binh mã.
Vào mùa khô, khu vực này là một vùng đất khô cằn, thấy binh sĩ thiếu nước trầm trọng, ông liền lập đàn làm lễ tế cáo trời đất, xin ban cho nguồn nước. Làm lễ xong, ông rút gươm đâm thẳng xuống đất. Khi lưỡi gươm cắm xuống mặt đất thì một dòng nước ngọt trong lành trào lên, tràn ngập thành hồ như ngày nay. Tướng quân Võ Văn Vương đã tên thành Búng Bình Thiên
Búng Bình Thiên thuộc huyện An Phú, tỉnh An Giang, nằm giữa ba xã biên giới Khánh An, Khánh Bình và Nhơn Hội. Mặt nước Búng Bình Thiên luôn xanh trong, phẳng lặng quanh năm mặc dù thông với dòng Bình Di đục ngầu phù sa.
Búng Bình Thiên có gì chơi?
Bạn có thể đến Búng vào bất kì thời điểm nào trong năm, tuy nhiên theo kinh nghiệm thì nên đi vào ào mùa nước nổi là đẹp nhất(từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch). Vào mùa nước nổi, Búng Bình Thiên như khoác lên mình một chiếc áo mới đầy sức sống.
Búng Bình Thiên thông với dòng sông Bình Di, tuy nhiên nước Búng vẫn trong xanh chứ không hề bị lẫn phù sa. Dòng nước quanh năm xanh ngắt, nắng vàng phản chiếu mặt nước và gió lộng bốn bề. Nước trong búng chỉ dâng lên, hạ xuống chứ không chảy. Tất cả phẳng lặng như gương. Đây là điểm độc đáo khắc hẳn với tất cả những ao, hồ xung quanh. Đây được xem là một hiện tượng thiên nhiên kỳ thú trên thế giới.
Vào mùa nước nổi, Búng Bình Thiên cung cấp nguồn cá tôm vô cùng phong phú cho vùng. Chạy dọc theo Búng BìnhThiên là nơi sinh sống của đồng bào người Chăm với nhà sàn đặc trưng. Đến đây, bạn sẽ có cơ hội khám khá cảnh sinh hoạt dân dã như cư dân cất bè nuôi cá rô phi, cá lóc, cá tra, cá ba sa, cá điêu hồng; hoặc họ sống trên ghe, cuộc sống sinh hoạt thường diễn ra trên mặt nước.
Nếu bạn muốn tham quan toàn bộ Búng thì có thể thuê thuyền của cư dân với giá khoảng 300.000đ cả chiếc. Bên cạnh đó bạn có thể trải nghiệm hoạt động hái sen, hái hoa điên điển và cảnh sinh hoạt của người Chăm.
Đường đi đến Búng Bình Thiên
Nếu đi từ Sài Gòn, bạn mua vé xe khách đi đến thành phố An Giang. Vì nơi đây cách trung tâm thành phố An Giang 35km nên bạn hãy đi theo hướng về thị xã Châu Đốc. Sau đó, đi qua Cồn Tiên và men theo tỉnh lộ 956 chừng 30km nữa theo hướng đi về cửa khẩu Khánh Bình. Đến đây, bạn đi tầm 2km nữa là sẽ đến hồ Búng.
Lễ hội Búng Bình Thiên
Lễ hội văn hóa mùa nước nổi Búng Bình Thiên được huyện An Phú tổ chức hàng năm, để đánh dấu mùa nước nổi xuất hiện, qua đó nhắc nhở người dân chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ và khai thác có hiệu quả các loài thủy sản quí hiếm trong lòng Búng Bình Thiên.
Ban ngày của lễ hội sẽ diễn ra rất nhiều trò chơi như đua thuyền, bơi lội, chống xuồng đua, nơm cá,… Về đêm, ở trên mặt hồ sẽ diễn ra hoạt động văn nghệ tại một sân khấu nổi mang đậm chất dân gian.
Đặc sản Búng Bình Thiên
Đến đây thì bạn nhất định không thể bỏ qua món cá đồng. Vào làng Chăm thì cà ri và lạp xưởng bò là ngon nhất. Ngoài ra vào mùa nước nổi, du khách còn được thưởng thức các món ăn khác như bông súng bóp gỏi, chuột đồng chiên sả ớt, cá linh non kho tiêu, lẩu cá linh bông điên điển, lẩu mắm bông điên điển, gỏi hoa súng, chả cá linh,…
Đến Búng Bình Thiên, hòa mình vào không gian yên bình và thưởng thức những món ăn dân dã thật thú vị đúng không nào?