Việc sử dụng thuốc trị rối loạn tiền đình phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, loại rối loạn và chỉ định của bác sĩ. Tùy thuộc vào tình trạng rối loạn tiền đình là cấp tính hay mãn tính, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp và hiệu quả nhất.
Dùng thuốc trị rối loạn tiền đình được không?
Thuốc rối loạn tiền đình được chỉ định dựa trên tình trạng rối loạn là cấp tính (kéo dài dưới 5 ngày) hoặc mãn tính (đang diễn ra). Trong giai đoạn cấp tính, khi các bệnh lý khác đã được loại trừ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc ức chế tiền đình nhàm cải thiện tình trạng buồn nôn, say tàu xe hoặc hoa mắt chóng mặt. Trong giai đoạn mãn tính, bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc nhằm giúp não tự điều chỉnh, hay còn gọi là thuốc tăng cường tuần hoàn não.
Các triệu chứng rối loạn tiền đình phổ biến nhất là chóng mặt, hoa mắt và choáng váng với tỷ lệ kéo dài suốt đời là khoảng 30%. Rối loạn tiền đình có thể xảy ra do rối loạn hệ thống ngoại vi (do tai) hoặc rối loạn tiền đình trung ương (do não). Các rối loạn này khiến não và hệ thống tiền đình hoạt động không đối xứng, dẫn đến chóng mặt, buồn nôn và nôn. Trong các trường hợp mãn tính, người bệnh có thể bị choáng váng, mất cân bằng và dễ bị té ngã.
Việc sử dụng thuốc trị rối loạn tiền đình có thể cải thiện các triệu chứng, hạn chế nguy cơ té ngã và ngăn ngừa các chấn thương liên quan. Tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc nhằm mục đích:
- Cải thiện tình trạng chóng mặt, hoa mắt, chóng vàng
- Điều trị các tình trạng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như cảm giác tự chuyển động sai hoặc sự vật bị bóp méo
- Chống co giật, trầm cảm, lo lắng và các vấn để xa cách xã hội
Trước khi chỉ định các loại thuốc tiền đình, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và đánh giá sức khỏe tổng thể của người bệnh. Phương pháp điều trị và thuốc được sử dụng theo hướng dẫn để mang lại hiệu quả tốt nhất mà không gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.
Rối loạn tiền đình uống thuốc gì? Top 9 loại hiệu quả nhất
Các loại thuốc trị rối loạn tiền đình được chỉ định nhằm kiểm soát các triệu chứng cấp tính và điều trị dự phòng tình trạng mãn tính. Cụ thể các loại thuốc bao gồm:
1. Nhóm Benzodiazepines
Benzodiazepines được sử dụng để giải âu lo, chống trầm cảm, ức chế tiền đình và cải thiện các triệu chứng say tàu xe, buồn nôn, chóng mặt. Việc sử dụng ngắn hạn, thuốc này có thể an toàn và hiệu quả, tuy nhiên sử dụng lâu dài có thể dẫn đến không dung nạp, lệ thuộc và nhiều tác dụng phụ không mong muốn khác.
Benzodiazepine làm thay đổi hoạt động của các tế bào thần kinh gây ra các phản ứng căng thẳng và lo lắng. Bên cạnh tác dụng kiểm soát tình trạng chóng mặt, buồn nôn, thuốc cũng giúp ức chế hệ thống tiền đình, điều trị tình trạng suy giảm trí nhớ, hạn chế nguy cơ té ngã và hỗ trợ cải thiện hoạt động của não bộ.
Tác dụng phụ:
- Buồn ngủ
- Lo lắng, hoang mang
- Chóng mặt
- Khả năng phối hợp kém
Lạm dụng thuốc có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, chẳng hạn như:
- Vấn đề trí nhớ
- Thay đổi hành vi
- Mê sảng
Benzodiazepine là nhóm thuốc trị rối loạn tiền đình phổ biến, giúp cải thiện các vấn đề thần kinh và sức khỏe tâm thần. Khi sử dụng thuốc cần thận trọng và trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
2. Thuốc kháng histamine
Thuốc kháng histamine có thể ngăn ngừa say tàu xe và giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng rối loạn tiền đình ngay khi các triệu chứng đã bắt đầu xuất hiện. Thuốc có ở nhiều dạng khác nhau, bao gồm viên nén, viên nang, hỗn dịch uống, thuốc xịt mũi và thuốc nhỏ mắt. Một số thuốc có thể sử dụng mà không cần kê đơn, trong khi một số loại thuốc khác được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
Các loại thuốc kháng histamine thường được sử dụng để điều trị rối loạn tiền đình bao gồm Dimenhydrinate, Scopolamine hoặc Promethazine. Thuốc trị rối loạn tiền đình này có tác dụng cải thiện tình trạng chóng mặt và chống nôn, những có thể dẫn đến buồn ngủ hoặc rối loạn tiêu hóa.
Tác dụng phụ khác:
- Khô miệng
- Buồn ngủ
- Chóng mặt
- Bồn chồn, lo lắng (ở trẻ em)
- Khó đi tiểu hoặc không thể đi tiểu
Nếu buồn ngủ khi sử dụng thuốc kháng histamine, hãy sử dụng thuốc trước khi đi ngủ. Đừng uống thuốc khi vận hành máy móc, lái xe hoặc cần tập trung vào công việc. Trao đổi với bác sĩ về các vấn đề dị ứng hoặc khi người bệnh có tiền sử bệnh tim, huyết áp cao, bệnh thận hoặc gan.
3. Thuốc kháng Cholinergic
Cholinergic là thuốc trị rối loạn tiền đình hoạt động bằng cách ức chế các nơ ron tiền đình cũng như làm giảm vận tốc rung giật nhãn cầu tiền đình ở người lớn. Thuốc kháng cholinergic có thể điều trị nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm:
- Rối loạn tiền đình
- Tiểu không tự chủ
- Bàng quang hoạt động quá mức
- Rối loạn tắc nghẽn phổi mãn tính
- Một số loại ngộ độc
Ngoài ra, thuốc cũng được sử dụng để giữ nhịp tim bình thường, thư giãn cơ thể, giảm tiết nước bọt cũng như ngăn ngừa các triệu chứng hen suyễn.
Thuốc cũng giúp ngăn chặn các chuyển động cơ không tự chủ liên quan đến một số bệnh như bệnh Parkinson và rối loạn tiền đình. Đôi khi thuốc cũng được sử dụng trước khi phẫu thuật tiền đình để duy trì chức năng cơ thể.
Tác dụng phụ:
- Khô miệng
- Mờ mắt
- Táo bón
- Buồn ngủ
- Áo giác
- Khó đi tiểu
- Giảm tiết mồ hôi
- Giảm tiết nước bọt
Thuốc kháng Cholinergic ngăn chặn hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh, giúp ngăn ngừa tình trạng cơ thể tự chuyển động, mất thăng bằng và hỗ trợ cải thiện các chức năng thân kinh khác. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.
4. Thuốc chống nôn
Thuốc chống nôn là loại thuốc thường được sử dụng để kiểm soát nôn và buồn nôn. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn các hóa chất được gọi là chất dẫn truyền thần kinh, gửi cảm giác buồn nôn đến não. Việc chặn tín hiệu này có thể giúp người bệnh không cảm thấy buồn nôn và nôn.
Thuốc chống nôn được sử dụng điều trị rối loạn tiền đình là thuốc chống nôn cho say tàu xe. Loại thuốc tiền đình này làm giảm nhạy cảm ở tai trong với chuyển động của đầu. Tai trong đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ thăng bằng và có thể ngăn ngừa nguy cơ té ngã khi đang di chuyển.
Mặc dù được sử dụng như thuốc trị rối loạn tiền đình, tuy nhiên thuốc chống nôn có thể gây buồn ngủ, khô miệng, khô đường mũi, ù tai, táo bón hoặc bồn chồn.
5. Thuốc trị rối loạn tiền đình Stugeron
Stugeron là thuốc trị rối loạn tiền đình hoạt động bằng cách duy trì các triệu chứng liên quan đến nguồn gốc mạch máu não, chẳng hạn như ù tai, đau đầu, rối loạn kích thích, suy giảm trí nhớ và khó tập trung. Thuốc cũng được sử dụng để cải thiện chứng đau nửa đầu Migraine.
Thuốc tiền đình Stugeron cũng được sử dụng để điều trị rối loạn mê đạo, cải thiện các triệu chứng choáng váng, chóng mặt, ù tai, buồn nôn và nôn. Ngoài ra, thuốc cũng hỗ trợ phòng ngừa say tàu xe ở người rối loạn tiền đình.
Tác dụng phụ phổ biến bao gồm buồn ngủ, khó chịu ở dạ dày, đau dạ dày, đau vùng bụng trên, khó tiêu, tăng tiết mồ hôi và mệt mỏi. Vì thuốc có thể gây buồn ngủ, do đó người bệnh không nên sử dụng khi đang vận hành máy móc hoặc lái xe.
6. Thuốc tiền đình Stadleucin 500mg
Stadleucin 500mg có thành phần hoạt chất chính là Acetylleucine, thường được sử dụng để điều trị cơn chóng mặt, chóng váng. Thuốc cũng được sử dụng để điều trị một số chứng rối loạn thần kinh và chứng mất điều hòa tiểu não.
Thuốc trị rối loạn tiền đình Stadleucin tương đối an toàn và ít tác dụng phụ. Tuy nhiên không sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai hoặc trẻ em khi chưa nhận được sự đồng ý của bác sĩ chuyên môn. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị nổi mề đay và phát ban. Tình trạng này thường không nghiêm trọng và được cải thiện sau một vài ngày.
7. Thuốc trị chóng mặt Tanganil
Tanganil có hoạt chất chính là Tanganil, được sử dụng để điều trị cơn chóng mặt, choáng váng và các triệu chứng rối loạn tiền đình khác. Tương tự như các loại thuốc rối loạn tiền đình khác, Tanganil có thể dẫn đến một số tác dụng phụ, chẳng hạn như phát ban, ngứa da, nổi mề đay.
Nếu có tiền sử dị ứng thuốc, dị ứng thức ăn, dị ứng da hoặc các vấn đề sức khỏe khác, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Phụ nữ mang thai, đang cho con bú và trẻ em không nên tự ý sử dụng thuốc nếu không nhận được sự chỉ định của bác sĩ.
8. Thuốc rối loạn tiền đình Aleucin 500mg
Thuốc trị rối loạn tiền đình Aleucin có hoạt chất chính là N-Acetyl-DL-Leucin, được sử dụng để điều trị chóng mặt, mất thăng bằng, dễ té ngã, đứng không vững, có cảm giác bồn chồn, chóng mặt khi thay đổi tư thế hoặc quay đầu. Thuốc cũng giúp điều trị các triệu chứng rối loạn tiền đình khác, chẳng hạn như ù tai, hoa mắt, buồn nôn và nôn.
Đôi khi Aleucin cũng được sử dụng để điều trị chứng thiếu máu não, say tàu xe, viêm dây thần kinh tiền đình, viêm tai giữa cấp và mãn tính, đau nửa đầu, hạt huyết áp, ngộ độc hoặc các vấn đề thần kinh khác.
Không sử dụng thuốc cho người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc. Ngoài ra, thuốc có thể gây khó chịu ở một số người. Thông báo cho bác sĩ nếu gặp các tác dụng không mong muốn.
9. Thuốc điều trị các tình trạng cụ thể
– Viêm dây thần kinh tiền đình:
Viêm dây thần kinh tiền đình là nguyên nhân phổ biến gây rối loạn tiền đình, có thể gây chóng mặt cấp tính và rung giật nhãn cầu cấp tính. Tình trạng này thường được điều trị bằng thuốc corticosteriod. Thuốc có tác dụng ức chế hệ thống tiền đình và chống nôn.
Nên ngừng sử dụng thuốc khi các triệu chứng đã được cải thiện. Điều này có thể ngăn ngừa các tác dụng phụ không mong muốn cũng như hạn chế tương tác thuốc.
– Đau nửa đầu tiền đình:
Đau nửa đầu tiền đình được xem là nguyên nhân phổ biến dẫn đến chóng mặt và choáng váng, đặc biệt là các trường hợp mãn tính không được điều trị. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm các thuốc chẹn β như propranolol hoặc metoprolol; thuốc chẹn kênh canxi như verapamil, thuốc chống trầm cảm như amitriptyline hoặc thuốc chống co giật như topiramate.
– Bệnh meniere:
Bệnh meniere là nguyên nhân phổ biến thứ hai dẫn đến chóng mặt và hoa mắt. Nguyên nhân chủ yếu là do sự giãn nở và vỡ định kỳ của ngăn nội dịch trong tai. Các triệu chứng bao gồm ù tai thành từng đợt, mất thính lực, ù tai và mất thăng bằng.
Trong trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc điều trị rối loạn tiền đình, chống nôn và phục hồi thính lực của người bệnh. Loại thuốc phổ biến nhất là betahistine, được sử dụng để tăng cường lưu lượng máu ở tai trong, giãn mạch cục bộ và tăng tính thấm. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định liệu trình kéo dài để ngăn ngừa các rủi ro.
Cùng với vật lý trị liệu và thay đổi lối sống, sử dụng thuốc điều trị rối loạn tiền đình được xem là phương pháp mang lại hiệu quả cao. Việc sử dụng thuốc được chỉ định, đánh giá và theo dõi bởi bác sĩ chuyên môn. Do đó điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.