Ngày 17/4, Ủy ban dân tộc có công văn gửi Cục Phát thành Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin-Truyền thông) đề nghị xử lý kênh Youtube A Hy TV sau khi nhận được phản ánh của cộng đồng dân tộc thiểu số về một số video hài do kênh A Hy TV sản xuất có “sử dụng nhiều hình ảnh, lời thoại và thông tin tục tĩu ảnh hưởng tới danh dự, nhân phẩm và bóp méo truyền thống văn hóa tốt đẹp của một số nhóm dân tộc thiểu số, gây chia rẽ, mất đoàn kết giữa các nhóm dân tộc”.
Nội dung chính
- Không thể chỉ xử phạt hành chính
- Tin liên quan
- Tin liên quan
- Video liên quan
Ủy ban dân tộc liệt kê 9 video trên kênh A Hy TV có nội dung bôi nhọ cộng đồng dân tộc thiểu số chẳng hạn: Đi ngắm hoa dã quỳ bắt gái bàn về làm vợ và cái kết có 102, Tộc bán đào tết lừa Kinh, Anh thô lỗ gặp chị vô duyên, Chuyện tình anh Tộc và cô hàng xóm xinh đẹp.
Cuối ngày 21/4, toàn bộ các video trước đăng tải trên kênh này bị gỡ bỏ, bao gồm cả video xin lỗi của A Hy-chủ nhân của kênh Youtube này. Hiện nay, kênh A Hy TV với hơn 723 nghìn lượt người theo dõi chỉ có một video đăng tải ngày 21/4 với nội dung “A Hy giúp đỡ cô gái người xuôi xinh đẹp đi lạc trong rừng-Xem không sướng không phải hài A Hy TV” với nội dung theo hướng nghiêm túc, quảng bá các loại thuốc lá, thuốc gia truyền của người dân tộc.
Một video hài bị tố có nội dung vi phạm
Trước đó, trong clip dài khoảng 2 phút (nay không còn trên kênh Ahy TV), A Hy TV cho rằng những video trên kênh “xuất phát từ hài dân dã, xuất phát từ những tình huống gây ra tiếng cười mang lại niềm vui trong cuộc sống, ngoài ra không có ý gì chia rẽ chủng tộc hay bôi nhọ về bản sắc dân tộc nào đó trong cộng đồng dân tộc Việt Nam nói chung”. “Trong lúc xây dựng video clip A Hy chưa tìm hiểu hết phong tục tập quán của từng dân tộc. Nếu vô tình trên kênh A Hy có video động chạm đến bản sắc dân tộc nào đó, A Hy xin gửi lời xin lỗi chân thành”, A Hy nói.
Tuy nhiên, hiện nay một loạt video của kênh này vẫn tồn tại, được đăng tải trên nhiều kênh Youtube khác. Nhận định tác động của các vi deo vi phạm, đại diện Ủy ban Dân tộc nói: “Điều này làm ảnh hưởng không tốt tới chủ trương, chính sách dân tộc của nhà nước ta trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực xây dựng và chuẩn bị báo cáo tình hình thực hiện Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biện chủng tộc trước Liên hợp quốc”.
Xin lỗi không thành khẩn
A Hy TV xin lỗi là một clip rất mau chóng được làm sau khi công văn đề nghị xử lý kênh này vì nội dung bôi nhọ dân tộc thiểu số được Ủy ban Dân tộc gửi tới Bộ Thông tin – Truyền thông.
A Hy TV cũng nói về lý do làm clip: “Cũng thời gian gần đây, A Hy nhận được những lời chia sẻ và những trang mạng nói về kênh của A Hy vi phạm trong những cái điều khoản của luật mà A Hy không được biết đến”.
Sau đó, A Hy TV giải thích về các clip bị lên án vì xúc phạm đồng bào dân tộc thiểu số của mình: “Với kênh hài của A Hy thì xuất phát là cái hài dân dã để mang lại tiếng cười mọi người có niềm vui trong cuộc sống chứ ngoài ra không có một ý gì gọi là chia rẽ chủng tộc hay là bôi nhọ về một bản sắc dân tộc nào đó trên cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung”.
Cuối cùng, A Hy TV xin lỗi: “Và khi xây dựng các video clip thực ra là A Hy cũng đã chưa tìm hiểu hết những cái phong tục tập quán của từng dân tộc trên cộng đồng đồng bào dân tộc Việt Nam nói chung. Nếu vô tình trên kênh có những video động chạm tới bản sắc riêng của dân tộc nào đó thì cũng cho A Hy nói lời xin lỗi chân thành nhất đến quý vị và mọi người”.
Như vậy, A Hy TV cho rằng mình không cố ý chia rẽ chủng tộc, bôi nhọ bản sắc dân tộc nào đó. Đồng thời, A Hy TV cũng cho biết mình chưa tìm hiểu hết phong tục tập quán nên có thể vô tình động chạm tới bản sắc riêng của dân tộc.
A Hy TV cho rằng mình chỉ làm hài dân dã để mang lại tiếng cười
Ảnh chụp màn hình
Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng đây là ngụy biện của A Hy TV. Theo TS Mai Thanh Sơn, từ việc đặt tên đến tổ chức các tiểu phẩm đều là hành vi “dán nhãn” các dân tộc thiểu số.
Theo đó, họ được “dán nhãn” là người phong tục lạc hậu, ăn mặc dị hợm chẳng giống ai, kỹ thuật canh tác, phương tiện đi lại thô sơ. Họ cũng bị “dán nhãn” hay uống rượu, không quan tâm đến con cái, gia đình; quan hệ tình dục bừa bãi; cả tin, dễ bị lừa, đồng thời cũng lừa lọc người khác.
Ông Sơn nói: “Xin lỗi kiểu này là không được. Lấp liếm. Và quan trọng nhất là các video bôi nhọ cộng đồng dân tộc thiểu số vẫn còn. Chúng vẫn đang tồn tại trên kênh khác, trên Facebook của chính A Hy TV”.
Trong khi đó, TS Vi Văn An, Bảo tàng Dân tộc học, cho rằng việc cố tình giễu nhại người dân tộc của A Hy TV như thế hoàn toàn chẳng có gì vui. “Không thể nói là đùa vui được khi anh xúc phạm người khác”, ông nói.
Không thể chỉ xử phạt hành chính
Một biểu hiện rõ hơn về việc cố tình lấy người dân tộc thiểu số ra làm lý do mua vui là việc vẫn tiếp tục có các clip đóng nhãn A Hy TV xuất hiện trên kênh Mường Thanh TV. Trên đó ghi rõ “hài dân tộc mới nhất 2020 cười há mồm”.
Tại video A Hy TV live stream bán mít cực ngầu, một tài khoản đã vào binh luận: “Muốn đóng hài thì tự làm theo cách sống và mặc trang phục của dân tộc mình đi. Đóng kiểu coi thường dân tộc Mông ngu như vậy sao. Xóa đi chúng tôi không hài lòng. Dân tộc chúng tôi không đến nỗi ngu vậy đâu”.
Kể những câu chuyện “anh dân tộc” với hình ảnh ngốc nghếch, thiếu hiểu biết, hám gái, mê rượu nhưng A Hy TV lại cho rằng đó là mang lại tiếng cười
Ảnh chụp màn hình
Cũng phải nói thêm, nhiều video với nội dung “dán nhãn” người dân tộc thiểu số trên A Hy TV hiện đang tồn tại tiếp trên Mường Thanh TV.
Nhiều độc giả Báo Thanh Niên cho rằng cần phải xóa những kênh này đi. Trong khi đó, TS Mai Thanh Sơn cho biết: “Chúng ta phải nói câu chuyện pháp luật ở đây. Tại sao không thể xử lý được những trường hợp như thế này, khi hiển nhiên là nó đang vi phạm Hiến pháp. Không thể chỉ phạt hành chính là xong. Luật Hình sự cũng quy định về tội phá hoại chính sách đoàn kết”.
Điều 116 bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội phá hoại chính sách đoàn kết. Theo đó, tại khoản 1b có nhắc tới hành vi: “Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam”.
Rõ ràng, “hài dân tộc” của A Hy TV vẫn đang tiếp tục tồn tại trên mạng. Từ đó, chúng tiếp tục bôi nhọ hình ảnh đồng bào dân tộc thiểu số, ảnh hưởng tới chính sách đại đoàn kết dân tộc.
Hơn nữa, như trong văn bản của Ủy ban Dân tộc, nó còn “làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chủ trương, chính sách dân tộc của nhà nước ta trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực xây dựng và chuẩn bị báo cáo tình hình thực hiện Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD) trước Liên Hiệp Quốc”.
Tin liên quan
A Hy TV hiện đang là kênh YouTube “ăn nên làm ra” khi sở hữu hơn 700.000 lượt người đăng ký. Kênh này xây dựng “thương hiệu” bằng những video gắn mác người dân tộc thiểu số phía Bắc cùng bối cảnh vùng cao đặc trưng. Đáng chú ý, A Hy TV lấy nhân vật anh Tộc (A Hy) làm trung tâm, tập trung khai thác những trường hợp “dở khóc dở cười” của người dân tộc khi tiếp xúc với những thứ mới lạ trong cuộc sống hiện đại.
Tuy nhiên, không chỉ làm sai lệch bản sắc của dân tộc thiểu số, những người thực hiện kênh này còn gây bức xúc dư luận khi truyền bá nhiều nội dung độc hại. Nhiều video clip của kênh đều gắn với những hành vi thiếu ý thức, thậm chí là đồi trụy của nam chính. Đi từ phần thumbnail (ảnh hiển thị bên ngoài) của mỗi vlog, phía ê-kíp luôn chủ động cắt ghép, giật tít bằng những hình ảnh nhạy cảm hoặc cố tình gây chú ý bằng phông chữ khổ lớn có nội dung tục tĩu.
A Hy TV tấu hài tục tĩu, đem hình ảnh phản cảm để câu like, đặc biệt là đụng chạm thân thể phụ nữ
Ảnh: Chụp màn hình
Ngoài ra, phần kịch bản của các clip trên A Hy TV cũng bị khán giả lên án dữ dội. Nhân vật anh Tộc thường xuyên dùng những lời lẽ khiêu khích, gợi dục với phụ nữ. Ngoài ra, người này cũng được đặt để trong những tình huống nhạy cảm, dẫn đến việc đụng chạm thân thể phụ nữ nhằm mục đích gây cười. Đặc biệt, các nhân vật nữ trong clip cũng được trang bị quần áo gợi cảm, có khi hở hang trong suốt quá trình “diễn xuất”. Điển hình, trong video Anh Tộc đi buôn hoa gặp cô chủ dễ tính, nhân lúc cô gái bị té ngã, nam chính bám chặt vào ngực cô, cố tình kéo dài thời gian bằng những câu thoại sáo rỗng. Ngoài ra, các video khác cũng lồng ghép những hành động phản cảm như: sờ đùi, bắt phụ nữ thay đồ nơi công cộng, đi rao bán áo ngực, đi khám vùng kín…
Với số người theo dõi “khủng”, A Hy TV cũng tỏ ra vô cùng “nhạy bén” về mặt sản xuất nội dung. Trước nhiều sự kiện nóng, nhóm này liên tiếp bám theo xu hướng nhằm lôi kéo khán giả. Không chỉ tái hiện hình ảnh nhóm ăn xin mặt đen gây hoang mang dư luận trước đây, kể chuyện thịt heo tăng giá…, các YouTuber của kênh này còn khai thác câu chuyện liên quan đến dịch Covid-19 với nhiều chi tiết phản cảm như: dùng áo ngực làm khẩu trang, cưa gái mùa dịch…
Mặc dù kênh YouTube của A Hy TV hiện nay đã ẩn hết các video, nhưng trên trang fanpage vẫn còn giữ lại hàng loạt nội dung. Trung bình, mỗi video có hàng trăm ngàn lượt xem, có khi đạt đến triệu view. Ngoài ra, lượng tương tác cùng chia sẻ của người dùng với con số không nhỏ cũng khiến dư luận lo ngại sự phát tán của những clip có nội dung phản cảm như trên.
Hàng loạt nội dung phản cảm đăng trên kênh A Hy TV. Hiện tại, trang YouTube của kênh này đã ẩn hết video, chỉ còn lại nội dung trên nền tảng Facebook
Ảnh: Chụp màn hình
Tuy nhiên, A Hy TV cũng nhận về hàng loạt chỉ trích từ cộng đồng mạng. Hàng loạt tài khoản đã lên tiếng phản đối, thậm chí đăng đàn tố giác, yêu cầu pháp luật xử lý. Một người dùng tức giận: “Kịch bản nhảm nhí, trang phục dân tộc lẫn lộn kiểu râu ông nọ cắm cằm bà kia, nhân vật đóng CSGT hay công an không ve hàm, mặc quần áo CSGT nhưng đội mũ quân đội hay của mấy bác khiêng đòn nhà tang lễ”. Một cư dân mạng khẳng định: “Bọn này vớ vẩn lắm, mục đích là thu hút lượt xem để kiếm tiền. Nhưng nội dung thì không thể chấp nhận được. Cần kiến nghị gỡ kênh này trên YouTube”…
Ngoài ra, nhiều người cũng thẳng thắn lên án, đòi “tẩy chay” A Hy TV: “Cần chấn chỉnh xử lý ngay”, “Phản đối mấy kênh này, phải cấm luôn, toàn xuyên tạc linh tinh”, “Tẩy chay ngay. Em nghe loáng thoáng cái giọng điệu cũng không thể tiêu hóa nổi”, “Tôi mong muốn mọi người tẩy chay, lên án, xóa những cái clip bôi bác về người dân tộc thiểu số chúng tôi”, “Đúng là sao nhại lộn ngược, cần nghiêm túc chấn chỉnh, không con cháu đời sau bị nhiễm độc”, “Mấy cái thứ thập cẩm tào lao này phải quét vào sọt rác”, “Toàn đóng hài…, vi phạm thuần phong mỹ tục”…
Ủy ban Dân tộc vừa có công văn gửi Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TT-TT) đề nghị xử lý trường hợp vi phạm của kênh YouTube A Hy TV. Trong công văn, phía này nêu rõ: “Nội dung một số tiểu phẩm có nhiều hình ảnh, lời thoại và thông tin tục tĩu, ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm và nhân quyền của người dân tộc thiểu số và gây chia rẽ, mất đoàn kết dân tộc. Điển hình là trường hợp kênh YouTube A Hy TV, với hơn 721.000 lượt theo dõi”.
Ngoài ra, theo Ủy ban Dân tộc, hành vi của A Hy TV đã vi phạm khoản 2 điều 5 Hiến pháp năm 2013: “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc”. Điều này cũng dẫn đến việc gây hiểu lầm về văn hóa, phong tục tập quán của cộng đồng các dân tộc thiểu số của Việt Nam.
Ngữ Yên
Tin liên quan