ABS là gì? Câu trả lời bạn sẽ nhận là khác nhau ABS sẽ là hệ thống phanh chống bó cứng đang được quan tâm, là cơ bụng là yếu tố thể hiện sự quyến rũ trong tập thể hình, trong các hoạt động thể thao,… tất cả những câu trả lời trên bạn hoàn toàn chấp nhận được. Tại vì sao như vậy? Bạn có thắc mắc hay đang muốn biết về ABS trong lĩnh vực nào?
ABS thật sự không nhiều người quan tâm vì nó chẳng được dùng phổ biến trong đời sống mà nó chỉ là một thuật ngữ chuyên cho một lĩnh vực là cơ khí, là Gym hay sản xuất mà thôi. Hiểu về ABS bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hơn, hãy cùng chúng tôi hiểu hơn về ABS một cách toàn diện ngay sau đây.
ABS là gì?
Abs trong công nghiệp sản xuất nó là một loại nhựa dẻo phổ biến có tên đầy đủ là Acrylonitrin Butadien Styren. Hạt nhựa ABS là một trong những hạt nhựa nguyên sinh và được người tiêu dùng ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay.
ABS trong cơ khí là viết tắt của Anti-lock Brake System hệ thống phanh chống bó cứng, một trong những hệ thống an toàn giúp hỗ trợ bánh xe không bị khóa cứng khi phanh.
ABS trong thể hình là viết tắt của từ Abdominal gọi là Cơ bụng, đây là một nhóm cơ rất quan trọng của cơ thể. Thuật ngữ này được các gymer đã tập luyện lâu năm hiểu rõ.
ABS trong sản xuất
Nhựa ABS là gì?
Hạt nhựa ABS là một hạt nhựa dẻo phổ biến trong cuộc sống thường ngày có đặc tính cứng, rắn nhưng không giòn, cách điện, không thấm nước, bền với nhiệt độ và hóa chất vì vậy không làm biến dạng sản phẩm.
Nhựa ABS gồm những đặc tính như: cách điện, dễ gia công, tạo hình và giá cả phải chăng, vì vậy mà hạt nhựa ABS được ứng dụng vào rất nhiều các lĩnh vực trong đời sống.
Ứng dụng của nhựa ABS
– Đồ chơi: Nhựa ABS là một trong hai loại nhựa (ABS và nhựa PP) được phép sử dụng để chế tạo đồ chơi cho trẻ em. Vì đồ chơi từ nhựa ABS không gây hại sẽ an toàn cho các bé, không có mùi nhựa khó chịu, bền hơn, không bị loang màu tuy nhiên giá thành sẽ đắt hơn so với các loại nhựa không tốt kia, nếu so về chất lượng thì giá cả là rất phải chăng. Nên vì sức khỏe của bé mà lựa chọn phù hợp.
– Trong ngành điện tử: Với tính chất cách điện ưu việt nhựa ABS được dùng làm vỏ các thiết bị, hay một số phụ kiện, làm thiết bị cách điện: vỏ ổ điện, bảng điện,…
– Trong kĩ thuật nhiệt lạnh: Khả năng chịu nhiệt, không biến dạng, có thể chịu lực tốt vì vậy chúng được làm vỏ cho các thiết bị nhiệt lạnh.
– Trong công nghiệp ô tô, xe máy: ABS dùng làm một số chi tiết máy của xe hơi, xe máy.
– Trong công nghiệp bao bì: Với độ bền cơ học cùng độ cứng cao nên nhựa ABS có thể làm thùng chứa, bao bì đặc biệt, mũ bảo hiểm,…
– Trong vật liệu xây dựng: Nhựa ABS là một vật liệu cứng, khó bị trầy xước, không dễ biến dạng nên chúng được dùng để sản xuất ống dẫn nước, ống gen,…Một số sản phẩm được ép phun như: phím máy tính, vỏ điện thoại, cánh cửa…
Ngoài ra, ABS còn dùng để tạo nên các sản phẩm nhẹ nhưng cứng chắc như vỏ hộp, dụng cụ âm nhạc, ống.
ABS trong gym?
ABS trong thể hình là cơ bụng
Tập Gym là gì?
Tập Gym giúp bạn nâng cao sức khỏe và rèn luyện ý chí kiên cường
Gym không chỉ giúp bạn có thân hình chuẩn đẹp mà nó còn là một bộ môn rèn luyện sức khỏe và tôi luyện ý chí bản lĩnh của con người. Tập Gym đồi hỏi con người ý chí và sự kiên trì.
Trong các bài tập gym thường tập trung đến một nhóm cơ nhất định. Các nhóm cơ trên cơ thể chúng ta như: cơ vai, cơ lưng, cơ bụng, cơ ngực,…
ABS trong Gym là gì?
ABS là thuật ngữ không còn lạ dân tập Gym nó là từ viết tắt của từ Abdominal, có nghĩa là cơ bụng. Tập Abs chính là tập cơ bụng.
Nhu cầu về một cơ thể rắn chắc và chuẩn thể hình thì cơ bụng luôn là sự quan tâm và là niềm mong ước của người tập Gym, nó là tiêu chí đánh giá độ sexy của phái mạnh cũng như phái yếu nhưng chủ yếu là Nam giới.
Vai trò của cơ ABS
Cơ ABS là cơ nằm ở mắt trước cơ thể trên khoang bụng, các nhóm cơ này sẽ tạo thành một bức tường bảo vệ nội tạng, hỗ trợ vận động và duy trì tư thế đứng thẳng đồng thời gập người về phía trước.
Cấu tạo cơ ABS
Có đến 4 cơ tạo nên cơ bụng của bạn là:
– Rectus abdominis (cơ bụng phía trước)
Đây là nhóm cơ bắp mà chúng ta hay gọi là “6 múi”. “6 múi” này chỉ xuất hiện khi tỷ lệ mỡ cơ thể thấp và được tập luyện cho săn chắc. Nhóm cơ Rectus abdominis nằm giữa các xương sườn và xương mu.
– External obliques (cơ hai bên)
Các cơ bắp đặt xung quanh cơ Rectus abdominis. Chúng có trách nhiệm ổn định cơ thể bạn khi cơ thể bị xoay. Khi cơ thể xoay về bên nào thì cơ đối diện sẽ bị kéo căng để giữ ổn định. Ví dụ, khi cơ thể chuyển sang bên phải, cơ External obliques trái sẽ bị kéo căng để giữ cơ thể.
– Internal obliques (nằm bên dưới)
Nhóm cơ này tiếp giáp trực tiếp Rectus abdominis. Các cơ này dùng để xoay cơ thể, khác với External obliques, Internal obliques dùng trực tiếp để xoay cơ thể. Có thể hình dung rõ hơn là khi cơ thể xoay sang phải, External obliques và Internal obliques tạo thành 2 bó cơ đối ngược nhau để giữ cơ thể khi xoay. Tương tự như 2 chiếc dây được kéo căng ngược nhau để giữ một vật.
– Transversus abdominis (nằm phía sau để hỗ trợ lưng dưới)
Là nhóm cơ nằm sâu nhất của cơ bụng, làm việc để ổn định toàn bộ khu vực giữa của cơ thể và duy trì độ căng cứng ổ bụng, bảo vệ các cơ quan nội tạng.
Để có được cơ bắp săn chắc, các bạn nên uống thêm các loại sữa tăng cơ, đốt mỡ: iso 100, elite whey protein, elite whey protein isolate,…
Tập ABS sao cho đúng?
Tập ABS sao cho hiệu quả?
Tập ABS hay tập cơ bụng là mục đích hướng tới thân hình chuẩn 6 múi, nhằm đốt cháy lượng mỡ thừa bao quanh cơ bụng và trên cơ thể, tập cho chũng săn chắc. Cơ thể con người luôn có 6 múi cơ đó nhưng vì cơ chế ăn uống và sự không rèn luyện nên nó dễ bị mất đi do mỡ nên để có nó đòi hỏi bạn phải tập luyện để đốt cháy hết lượng mỡ dư thừa này. Quá trình đó rất vất vả và bạn phải thực sự kiên trì.
Chế độ tập luyện đúng bạn còn phải có chế độ ăn khoa học để qua trình này diễn ra nhanh hơn.
Đến phòng Gym và bạn sẽ nhận được sự chỉ dẫn của các huấn luận viên kinh nghiệm hay tuân thủ các quy định theo yêu cầu của họ, sau đây là một vài cách:
+ Thường thì sẽ tham gia tập luyện với cường độ 4 lần/tuần
Thời gian tập để có được cơ bụng 6 múi sẽ tùy vào lượng mỡ cơ thể bạn. Người ta sẽ dựa vào chỉ số Body fat của cơ thể tức là chỉ số để đánh giá tỉ lệ % mỡ trên cơ thể so với tổng trọng lượng của cơ thể. Nếu chỉ số này nằm ở mức <10% thì 6 múi sẽ lộ ra rõ ràng, nhưng nếu vào khoảng 14% thì chỉ thấy được 2 múi ở bụng trên.
Đốt cháy mỡ nhanh không có cách nào hiệu quả bằng tập gym kết hợp với tập Cardio (Cardiovascular là bất kỳ bài tập thể dục nào làm tăng nhịp tim giúp hệ thống tim mạch khỏe mạnh, giúp cơ tim khoẻ hơn, giãn nở mao mạch, cung cấp nhiều oxy đến các tế bào trong cơ bắp cho phép các tế bào đốt cháy chất béo nhanh hơn trong quá trình tập luyện và cả khi không hoạt động).
– Ăn nhiều thịt và bổ sung chất đạm
Cơ bắp bạn có phát triển hay không chính là nhờ đạm hay gọi là protein. Khi luyện tập cơ bắp của bạn phải hoạt động nhiều, chúng cần protein để sửa chữa, tái tạo và tăng trưởng nên cần bổ sung protein nhiều hơn với người bình thường.
Các loại thực phẩm nhiều đạm: trong ức gà, thịt bò, các loại đậu (đậu nành, đậu xanh, đậu đen…) và nên nhớ hạn chế ăn tinh bột, thay vào đó tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây.
– Ngủ đúng và đủ giấc
Hormone testosterone thường được cơ thể giải phóng nhiều nhất vào lúc bạn ngủ. Việc tiết ra nhiều hormone nam tính giúp phát triển hệ cơ bắp, cải thiện khả năng tuần hoàn và sinh lý cho cơ thể. Việc ngủ muộn hoặc thiếu ngủ sẽ khiến cơ thể không có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi. Ngược lại lúc này cơ thể sản sinh ra hormone cortisol gây căng thẳng, nó là nguyên nhân khiến chất béo bị giữ lại trong dạ dày, khiến sự trao đổi chất chậm cơ thể dễ tích mỡ bụng.
– Không tập bụng quá nhiều
Không phải muốn có cơ bụng là cứ tập trung vào cố sức tập bụng. Nó cần được nghỉ ngơi để phục hồi và phát triển. Nếu cứ duy trì việc tập bụng liên tục sẽ gây nên những tổn thương thậm chí khi không được nghỉ ngơi nó sẽ không phát triển được.
ABS Workout là gì?
ABS trong tiếng anh là Abdominal chỉ nhóm cơ bụng, Workout là những hoạt động thể dục thể thao. ABS Workout chính là thuật ngữ chỉ những hoạt động thể thao với mục đích có được nhóm cơ bụng săn chắc và rõ nét.
Workout là từ gọi chung cho một kế hoạch tập luyện, kế hoạch này chi tiết và cụ thể bao gồm: bài tập là gì, số lần tập luyện, thực đơn ăn uống ra sao, tuân thủ thời gian như thế nào?,…
Bài tập ABS Workout cho nam
Bài tập hướng dẫn tập ABS Workout hiệu quả cho nam
Khi bắt đầu đi tìm sự quyến rũ của thân hình, hay nói chính xác slaf cơ thể với “6 múi” quyến rũ bạn cần có sự kiên trì và theo khoa học.
Với những ai chỉ mới bắt đầu thì mỗi một bài tập nên tập trong một khoảng thời gian gắn hơn và nghỉ dài hơn một chút, từ từ các bạn chính thời gian lên để cơ thể thích nghi dần dần không bị quá sức.
ABS workout for men. Sport exercise for perfect abs. Fit body and healthy lifestyle. Muscle training. Isolated vector illustration
Một vài động tác dễ cho nam tập ABS Workout
Không cần phải vội thực hiện những động tác khó, vì bản thân bạn cần đốt cháy mỡ thừa động tác cơ bản thì bạn tập lâu hơn, chẳng hạn vậy. Hãy nên luôn xem xét tình trạng sức khỏe của mình.
Bài tập ABS Workout cho nữ
Bài tập hướng dẫn tập ABS Workout hiệu quả cho nữ
Với các bạn Nữ mong muốn sở hữu một vòng eo thon gọn với cơ bụng 11 là điều ai ai cũng ao ước.
Các động tác giúp nữ lấy lại vòng eo con kiến
Các bạn Nữ cũng nên chọn cho mình một cường độ tập và độ khó tăng dần, cũng bắt đầu từ dễ với động tác cơ bản, không phải quá sức vì tập để có được cơ bụng như vậy thì là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự bền bỉ về lâu dài.
Những lưu ý khi tập luyện ABS Workout
+ Một chế độ ăn uống phù hợp, khoa học đảm bảo năng lượng đủ cho việc sống và làm việc cùng tập luyện.
+ Không chỉ tập toàn những bài tập về cơ bụng mà bạn cũng cần tập luyện các bài tập kết hợp khác để phát triển thể lực, phát triển sức mạnh cơ bắp,…điều này giúp cho bạn có cơ thể khỏe mạnh dẻo dai hơn cũng như giúp cho việc tập luyện bớt đi sự nhàm chán.
+ Giữ cho mình một tin thần luôn lạc quan, không chán nản, sự tích cực. Hãy sống tích cực, ngủ đủ giấc, ăn những thực phẩm lành mạnh, thoải mái không lo nghĩ sẽ cho bạn một tinh thần tốt cho tập luyện.
ABS trong cơ khí – Hệ thống phanh ABS là gì?
ABS là gì trong cơ khí?
ABS trong cơ khí là viết tắt của Anti-lock Brake System là hệ thống phanh chống bó cứng, giúp xe không bị khóa cứng khi phanh để tránh tình trạng mật độ bám đường xe dễ bị trượt. Nó như một mô phỏng của cách xử lý tình huống khi phanh của một lái xe chuyên nghiệp. Hệ thống này không thể phân biệt giữa hai chiếc xe nếu nằm một chỗ là có được trang bị ABS hay không, mà chỉ khi xe hoạt động và việc dùng phanh xảy ra nó mới hoạt động.
ABS của các dòng xe đều được nhà sản xuất chăm chút khi thiết kế nên hệ thống an toàn hoàn thiện và chặt chẽ, đảm bảo tối đa an toàn cho người sử dụng. Hệ thống ABS này đã làm giảm thiểu các vụ tai nạn giao giống rất lớn.
Cấu tạo của hệ thống chống bó cứng phanh ABS
Về cơ bản, hệ thống phanh ABS trên ô tô và xe máy đều có cấu tạo giống nhau. Để có được khả năng dừng xe an toàn, hệ thống phanh ABS được cấu thành từ những bộ phận sau đây:
– ECU điều khiển trượt: ECU điều khiển trượt có nhiệm vụ xác định độ bám hay mức trượt giữa bánh xe và mặt đường. Nhờ dựa vào các tín hiệu từ các cảm biến và điều khiển bộ chấp hành của phanh. Một số kiểu xe hiện đại gần đây có ECU điều khiển trượt lắp trong bộ chấp hành của phanh.
– Bộ chấp hành của phanh: Bộ chấp hành của phanh điều khiển áp suất thủy lực của các xilanh ở bánh xe bằng tín hiệu ra của ECU điều khiển trượt.
– Cảm biến tốc độ: Cảm biến tốc độ phát hiện tốc độ của từng bánh xe và truyền tín hiệu ra của ECU điều khiển trượt.
Ngoài ra trên táp lô điều khiển còn có
+ Đèn báo táp lô: Khi ECU phát hiện thấy sự trục trặc ở ABS hoặc hệ thống hỗ trợ phanh, đèn này sẽ bật sáng để báo cho người lái. Đèn báo hệ thống phanh, khi đèn nháy sáng lên đồng thời với đèn báo của ABS có nghĩa là có trục trặc ở hệ thống ABS và EBD.
+ Công tắc đèn phanh: Công tắc này có công dụng phát hiện bàn đạp phanh đã được đạp xuống và truyền tín hiệu đến ECU điều khiển trượt.
+ Cảm biến tốc độ: Cảm biến tốc độ có nhiệm vụ cảm nhận mức giảm tốc của xe và truyền tín hiệu đến ECU điều khiển trượt. ECU sẽ đánh giá chính xác các điều kiện mặt đường dựa trên các tín hiệu này và đưa ra xử lý thích hợp
Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh ABS
Phanh ABS hoạt động trên nguyên lý chống bó cứng phanh. Khi xe hoạt động với tác dụng của cảm biến cùng hệ thống điều khiển trên từng bánh xe, trong quá trình phanh gấp, hệ thống phanh ABS giúp má phanh liên tục kẹp và nhả đĩa phanh bánh xe vẫn tiếp tục quay, nhưng với tốc độ chậm và vẫn bám đường không trượt dài như những loại phanh thường. Với phanh thường khi phanh má phanh bám ghì vào đĩa phanh ôm cứng vào đĩa phanh khiến bánh xe không quay mà trượt dài trên đường khi phanh.
ABS có thể hình dung qua việc bạn đang di chuyển trên đường với tốc độ nhanh hay bình thường gặp tình huống bất ngờ, hay chạy vào khúc cua, bạn không kịp để nhận diện bạn chỉ tìm cách né hoặc chọn một cách khác mà thôi, với phanh thường bạn hoàn toàn không thể vì má phanh đã ôm cứng đĩa phanh không cho bạn kiểm soát hay rẽ bên nào được mà nó còn trượt dài, nhưng với ABS bạn có thể lách qua con đường khác, kiểm soát phương tiện của mình nhanh nhất.
Cơ chế hoạt động của ABS trên ô tô
Hệ thống phanh ABS trên ô tô cái vai trò gì?
Hệ thống phanh ABS là một tính năng an toàn quan trọng trên xe ô tô làm nhiệm vụ đảm bảo cho bánh xe khi chạy luôn quay và bám xuống đường khi phanh lại tránh được hiện tượng văng trượt đồng thời giúp người lái kiểm soát hướng lái dễ dàng hơn.
Hệ thống chống bó cứng phanh ABS sẽ thực hiện các cú nhấp nhả phanh liên tục để bánh xe không bị trượt trên đường gây ra các tình huống tai nạn không đáng xảy ra.
Hiện nay hầu hết các dòng xe ô tô đời mới đều được trang bị hệ thống ABS nó hỗ trợ người lái di chuyển và xử lý các tình huống bất ngờ an toàn, hiệu quả hơn, là hệ thống phanh điều khiển điện tử có tính năng ngăn ngừa hãm cứng bánh xe trong những tình huống khẩn cấp cần giảm tốc, đảm bảo ổn định cho thân xe ô tô.
Với những dòng xe hơi không sử dụng hệ thống phanh ABS rất dễ bị tình trạng văng trượt, do độ bám đường giảm thấp hơn mức cho phép của bánh xe, lực truyền cho bánh xe không giúp ô tô tiến lên và ngược lại dễ gây mất kiểm soát khi thực hiện phanh.
Cấu tạo của hệ thống phanh ABS trên Ô tô
– Cảm biến tốc độ ABS: Được sử dụng để xác định gia tốc hoặc làm giảm tốc của bánh xe. Cảm biến tốc độ sử dụng cảm biến hiệu ứng Hall, nam châm hoặc bánh xe có răng, cuộn dây điện từ và để tạo tín hiệu. Sự dao động của từ trường quanh bánh xe sẽ tạo nên điện áp cảm biến. Do điện áp là kết quả khi bánh xe quay nên nếu xe di chuyển chậm, cảm biến này có thể không chính xác, cảm biến này thường được đặt ở trên mỗi bánh xe hoặc ở bộ vi sai tùy theo mỗi trường hợp.
– Van thuỷ lực: Đây là Van kiểm soát các má phanh ở mỗi bánh
Hệ thống van trên ABS có 3 vị trí cơ bản trong đó có 1 van được điều chỉnh bằng hệ thống ABS. Nếu 1 van không hoạt động sẽ ngăn hệ thống chỉnh các van và kiểm soát áp suất cung cấp cho phanh.
+ Van mở: Áp lực phanh tương đương áp lực của người lái lên bàn đạp phanh được truyền trực tiếp đến bánh xe.
Áp suất từ xi lanh sẽ được truyền thẳng qua phanh
+ Van khóa: Tăng áp lực phanh mà người lái đặt lên bàn đạp phanh lên bánh xe.
+ Van nhả: Làm giảm áp lực phanh mà người lái đặt lên bàn đạp phanh lên bánh xe theo cơ chế giải phóng 1 số áp lực từ phanh.
– Máy bơm thuỷ lực: Có chức năng khôi phục áp suất cho phanh thủy lực sau khi van đã giải phóng. Bộ điều khiển sẽ điều chỉnh trạng thái máy bơm bơm hay xả để thay đổi áp lực.
Máy tính – hệ thống điều khiển phanh ABS: Có nhiệm vụ nhận dữ liệu và thông số từ các cảm biến tốc độ để tính toán và đưa ra các hiệu chỉnh về áp lực phanh tối ưu cho mỗi bánh.
Cơ chế hoạt động của hệ thống ABS trên Ô tô
Nhờ vào các cảm biến tốc độ trên từng bánh xe, gửi thông tin về cho ECU ABS (bộ điều khiển), nhờ đó mà nó nắm bắt được vận tốc quay trên từng bánh xe, phát hiện bánh xe có bị bó cứng khi thực hiện phanh gấp hay không.
Nếu xe không có ABS thì khi phanh gấp xe sẽ bị bó cứng gây trượt trên đường do độ bám mặt đường bị giảm đi rất nhiều. Với ABS lúc phanh gấp nó sẽ thực hiện động tác nhấn – thả nhanh, kẹp trên phanh đĩa khoảng 15 lần/s thay bị tác động một lực mạnh vào như phanh thường khiến xe bị bó cứng lại.
Máy tính của hệ thống sẽ dựa vào các thông số cơ bản mà cảm biến vận tốc và cả thao tác người lái để đưa ra áp lực phanh tối ưu nhất cho từng bánh xe, nên sẽ đảm bảo tính ổn định cho xe, đảm bảo người lái vẫn kiểm soát được quỹ đạo của xe.
Phân loại phanh ABS trên ô tô
Trong quá trình phát triển hệ thống chống bó cứng phanh ABS ngày càng được cải tiến với nhiều thế hệ khác nhau. Tính đến thời điểm hiện tại, ABS được chia thành 3 loại cơ bản:
ABS bánh sau (loại 1 kênh): loại này được sử dụng 1 cảm biến lắp cầu chủ động và 1 kênh điều khiển thuỷ lực cho 2 bánh sau.
Loại 3 kênh: có thể có 3 hoặc 4 cảm biến tốc độ bánh xe, đối với loại có 3 cảm biến thì sử dụng 2 cảm biến tốc độ bánh xe phía trước và 1 cảm biến ở cầu chủ động sau và 3 kênh điều khiển thuỷ lực riêng biệt trong đó 2 kênh ra 2 bánh trước và 1 kênh chung cho 2 bánh sau.
Loại 4 kênh: sử dụng cảm biến tốc độ trên 4 bánh và có 4 kênh điều khiển thuỷ lực độc lập tới 4 bánh. Hệ thống chống bó cứng phanh ABS này được phổ biến hơn.
Tại sao các dòng xe cần có hệ thống phanh ABS?
Tham gia giao thông không tránh khỏi những tình huống chắc chắn phải lái xe trong điều kiện thời tiết xấu, đường trơn trượt hay những chướng ngại vật xuất hiện bất ngờ… lúc này bắt buộc phải sử dụng phanh gấp hay đánh lái gấp để tránh gây tai nạn.
Những tình hương như vậy có thể làm xe bị chệch khỏi làn đường, lật xe, va chạm với phương tiện khác.
Hệ thống phanh ABS sẽ hạn chế ở mức tối đa những tai nạn trên nếu trên xe được trang bị hệ thống chống bó cứng này. Nó giúp xe không bị khóa cứng khi phanh gấp, an toàn hơn đó chính là lý do tại sao các dòng xe cần trang bị hệ thống chống bó cứng phanh ABS.
Những dòng xe máy có hệ thống ABS
Phanh ABS là một trong những tính năng an toàn không thể thiếu trên các mẫu xe phân khối lớn hay xe tay ga cao cấp, vì nhu cầu an toàn ngày càng được chú trọng, trang bị này xuất hiện trên những mẫu xe phổ thông. Trước đây phanh ABS chỉ hiện diện trên những mẫu xe từ 80 triệu đồng trở lên thì hiện nay, chỉ cần 40 triệu đồng là bạn đã có chiếc xe với trang bị an toàn này.
Những mẫu xe có ABS:
+ Honda SH Mode ABS
+ SYM Fancy ABS
+ Yamaha NVX 155 ABS
+ Vespa Sprint ABS
+ Honda Winner X ABS
+ Honda Air Blade ABS 2020
+ Yamaha Grande Hybrid ABS
+ Piaggio Liberty ABS
+ Piaggio Medley ABS
Và rất nhiều mẫu xe khác bạn có thể tìm hiểu thêm khi tìm kiếm xe máy có trang bị ABS hay lựa chọn chúng vì sự an toàn của bạn.
Lý do nên chọn ô tô/ xe máy có phanh ABS
Giao thông chính là huyết mạch của sự tồn tại và phát triển xã hội, mọi hoạt động không thể thiếu đến phương tiện giao thông. Chính nhu cầu cao dẫn đến mật độ ô tô lưu thông trên đường ngày càng cao dẫn đến tai nạn giao thông ngày càng nhiều.
Việc tham gia giao thông rủi ro là điều không tránh khỏi, để hạn chế và đảm bảo tính an toàn vấn đề tai nạn giao thông là một trong những hướng giải quyết cần thiết nhất, luôn được quan tâm bởi các nhà thiết kế chế tạo sản xuất ô tô cả xe máy.
Nhất là những tình huống tai nạn không đáng xảy ra khi phanh gấp, gặp chướng ngại bất thình lình, tình huống xử lý gấp. Và chính ABS là một trong những công nghệ an toàn bổ sung cho hệ thống phanh hữu dụng nhất của ngành công nghiệp ô tô thời gian gần đây.
Vai trò chủ yếu của hệ thống ABS là giúp tài xế duy trì khả năng kiểm soát xe trong những tình huống phanh gấp, hệ thống phanh ngày càng được cải tiến, tiêu chuẩn về thiết kế, chế tạo, và sử dụng ABS cũng ngày càng nghiêm ngặt và chặt chẽ hơn rất nhiều.
Nên việc chọn một phương tiện có ABS là sự đảm bảo an toàn cho bạn khi tham gia giao.
thông.
So sánh ABS và CBS
Hệ thống phanh kết hợp CBS (Combi Brake System)
Hệ thống phanh kết hợp CBS viết tắt của Combi Brake System.
Phanh CBS hoạt động trên nguyên lý tác động lực phanh trực tiếp đồng thời 2 bánh vừa trước và vừa sau của xe máy. Bánh xe sẽ dừng theo cách thông thường, chỉ khác là lực phanh không chỉ tác động vào chỉ một bánh nào mà là cả hai bánh. Lực dừng phanh sẽ tốt cũng như an toàn hơn so với việc 1 bánh dừng còn 1 bánh còn lại vẫn chuyển động rất nguy hiểm.
Phanh ABS hay phanh CBS an toàn hơn?
ABS hay CBS đều là hệ thống phanh cung cấp lực phanh được phân bổ đều, nên đều giúp giảm thiểu tai nạn xảy ra.
Nhưng hệ thống phanh ABS với công nghệ điện tử hiện đại hơn, nên có thể loại bỏ hiện tượng trượt. Còn với hệ thống phanh CBS thì vẫn tồn tại khả năng bị bó cứng bánh trong các điều kiện đường có độ ma sát kém.
Những mẫu xe có phiên bản được trang bị hệ thống phanh ABS sẽ có giá cao hơn hẳn phiên bản sử dụng hệ thống phanh CBS bởi hệ thống điều khiển điện tử phức tạp, hiện đại hơn.
Tại sao xe có phanh ABS đắt hơn xe có phanh CBS?
Với xe có hệ thống phanh CBS chỉ cần thêm bộ phận phân bổ lực phanh từ phanh tay trái đồng thời cho cả bánh trước và bánh sau.
Còn với hệ thống phanh ABS cần cảm biến trên từng bánh xe để xác định lực ma sát của bánh, bộ xử lý trung tâm CPU, đèn báo hiệu,…
Tất cả những điều trên làm cho xe sử dụng phanh ABS sẽ có mức giá đắt hơn so với những dòng xe sử dụng phanh CBS.
So sánh ABS và EBD
EBD cũng là một khái niệm cũng khá quen thuộc bên cạnh ABS, CBS.
EBD viết tắt của Electronic Brake-force Distribution là hệ thống phân bố lực phanh điện tử, cũng là một tính năng an toàn có vai trò quan trọng trong ô tô. Mọi người thường nhầm lẫn hai hệ thống này.
– Sự giống nhau giữa ABS và EBD
+ Cùng tác động lên phanh điều chỉnh sự sai lệch của bánh xe, giúp đưa xe trở về trạng thái an toàn.
+ Đều sử dụng chung các cảm biến của ECU.
+ ABS và EBS cũng có nguyên lý hoạt động gần giống nhau.
– Sự khác nhau giữa ABS và EBD
+ EBD sẽ tác động vào bánh xe, điều chỉnh sự sai lệch khi sự cố chưa xảy ra. Còn ABS sẽ tác động vào bánh xe khi sự cố đã bắt đầu diễn ra.
Ví dụ hệ thống phanh ABS trên xe Toyota
Vì sao các dòng xe Toyota phải trang bị hệ thống an toàn ABS?
Toyota là một hãng xe ô tô uy tín bậc nhất, nắm bắt được nhu cầu và không ngừng đón đầu sự phát triển nên ABS với nhiều lợi ích như đảm bảo tính an toàn, giảm thiểu vấn đề tai nạn giao thông mà đây là một trong những vấn đề nan giải của giao thông, không có lý do nào một hãng xe lớn như vậy lại không dùng ABS: Toyota Vios 2018, Toyota Altis 2018, Toyota Camry 2018…
Phân loại các dòng xe Toyota qua hệ thống an toàn ABS
Trên thị trường có rất nhiều loại hệ thống chống bó cứng phanh với nhiều phiên bản khác nhau. Với Toyota phân loại qua hệ thống an toàn ABS một cách đơn giản thì hiện nay có 3 loại:
+ ABS 1 kênh thường được trang bị cho xe van, xe tải nhẹ nhưng không phổ biến.Chỉ sử dụng một cảm biến lắp ở cầu chủ động và một kênh điều khiển thủy lực cho 2 bánh sau.
+ ABS 3 kênh loiaj này cũng ít được sử dụng loại này có từ 3 đến 4 cảm biến tốc độ bánh xe.
+ ABS 4 kênh loại này áp dụng phổ biến nhất trên nhiều mẫu ôtô đa dạng, sử dụng 4 cảm biến tốc độ tại 4 bánh xe và có 4 kênh điều khiển thủy lực độc lập tới 4 bánh.
Các dòng xe Toyota có hệ thống ABS như thế nào?
Về cấu tạo, hệ thống phanh ABS của xe Toyota bao gồm 3 khối cơ bản:
+ Các tín hiệu đầu vào bộ phận cảm biến – sensors bao gồm cảm biến tốc độ bánh xe, công tắc chân phanh.
+ Bộ vi xử lý bao gồm hộp điều khiển điện tử ECM (Electronic Control Module), đồng thời là máy phát điện.
+ Các bộ chấp hành – Actuators gồm các van điện từ, điều khiển dòng dầu phanh đi vào hay ra xy lanh bánh xe, bơm dầu phanh, đèn báo phanh.
Những lưu ý khi dùng hệ thống chống bó cứng phanh ABS
Dù ABS là hệ thống hiện đại giúp an toàn hơn trong hệ thống phanh nhưng không có nghĩa nó sẽ làm bạn an toàn trên tất cả các tình huống, bạn phải lưu ý những điều sau:
+ Không chủ quan điều chỉnh tốc độ khi chạy và dùng phanh.
+ Không nên sử dụng bàn phanh quá mạnh và có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của hệ thống phanh.
+ Không nhấp phanh quá nhiều: vì điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả làm việc của hệ thống chống bó cứng phanh.
+ Không tăng tốc khi vào đi vào đường cua: Hệ thống ABS nhạy bén và hiện đại nhưng vận tốc quán tính khi vào đường cua thì chiếc xe cũng ít nhiều bị lệch tâm và di chuyển theo hướng khác không theo ý muốn.
ABS là một thuật ngữ đa nghĩa, qua tất cả những thông tin trên hy vọng bạn đã có cho mình những gì cần thiết và biết thêm nhiều điều thú vị về nó. Đôi khi một cụm từ đa nghĩa như vậy khiến chúng ta phải chắt lọc thông tin khó khăn nhưng khi tìm hiểu nó bạn lại được nhiều hơn những gì cần biết.
ABS là một hệ thống phanh là thành quả và sự kế thừa của sự phát triển công nghệ, nó đã góp phần làm giảm các thiệt hại không mong muốn khi tham gia giao thông rất nhiều. ABS trong Gym lại là một niềm ao ước với bất cứ ai muốn một cơ thể với body chuẩn, trong sản xuất lại là hạt nhựa tốt và an toàn. Nhìn lại tất cả thông tin trên bạn chỉ cần nhớ những gì cơ bản nhất để không nhầm lẫn khi vô tình gặp hay nghe ai đó nói về ABS.
Bạn thấy bài viết thế nào?