Nội dung Trang
ÁO DÀI VIỆT NAM – QUỐC PHỤC CỦA PHỤ NỮ VIỆT
Phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay vẫn
luôn song hành
với chiếc áo dài duyên
dáng. từ những nhân vật
quyền quý thuộc
giới hoàng thân,
quốc thích cho
tới người dân thường, từ những cư dân chốn đô thị phồn hoa tới người dân quê, trong sinh hoạt đời thường đến các dịp trọng đại, lễ hội… áo dài Việt
Nam từ lâu đã trở thành
trang phục truyền
thống được tôn vinh với tất cả niềm kiêu
hãnh của người
phụ nữ
Việt.
Không
thể xác định niên đại chính xác của áo dài, hình ảnh chiếc áo dài Việt Nam với
hai tà áo thướt tha trong gió đã được tìm thấy qua các hình khắc trên mặt trống
đồng và hiện vật đông Sơn cách đây hàng nghìn năm.
ngay
cả trên những tranh khắc của trống đồng ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm đã thấy
thấp thoáng bóng dáng của tà áo dài với hình tranh khắc phụ nữ mặc trang phục với
hai tà áo xẻ.
Kiểu
sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất được ghi lại là áo dài Giao Lãnh, tương tự
như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại.
Áo mặc phủ ngoài yếm lót, váy tơ đen, thắt lưng màu buông thả.
Do
kỹ thuật dệt vải lúc đó còn thô sơ, vải được dệt thành từng mảnh khổ nhỏ nên
chiếc áo giao lãnh dần được thu gọn thành kiểu áo tứ thân. Áo gồm hai mảnh đằng
sau chắp lại giữa sống lưng, hai mảnh trước thắt lên và buông xuống thành hai
tà áo ở giữa, mặc trong có yếm đào với váy thâm. Áo tứ thân thích hợp cho người
phụ nữ miền quê quanh năm cần cù bươn chải, gánh gồng tháo vát.
Chiếc
áo dài đã được định hình và chính thức công nhận là quốc phục dưới thời chúa
Nguyễn Phúc Khoát (1739-1765). Ông lấy mẫu áo dài của người Chăm kết hợp xẻ tà
và mặc cùng với quần. Cách phục trang này đã được quy định trong hiển dụ của
ông.
Vào
thời vua Gia Long (1802-1819), chiếc áo dài tứ thân được biến cải thành áo ngũ
thân, rất phổ thông trong giới quyền quý và dân thành thị nhằm thể hiện sự giàu
sang cũng như địa vị xã hội của mình. Áo
ngũ thân cũng được may như áo tứ thân, nhưng vạt áo bên phải phía trước chỉ được
may bằng một thân vải, còn vạt áo bên trái được may bằng hai thân vải. từ đây
áo dài bước qua một trang sử khác và hé lộ nhiều dáng dấp của áo dài ngày nay.
Đầu
thế kỷ XX, áo dài Le mur của họa sĩ Cát tường, đã thực hiện một cuộc cải cách
quan trọng trên chiếc áo tứ thân để biến nó chỉ còn lại hai vạt trước và sau. vạt
trước nối đáo. hàng nút phía trước được dịch chuyển sang dọc theo vai và sườn
phải như chúng dài chấm đất để tăng thêm dáng vẻ uyển chuyển trong bước đi thân
trên được may ôm sát theo những đường cong cơ thể người mặc, tạo nên vẻ yêu kiều
và gợi cảm rất độc ta vẫn thấy ngày nay.
Nối
tiếp họa sỹ Cát tường, năm 1934, họa sĩ Lê phổ đã bỏ bớt những nét tân kỳ và
thêm vào đó những nét lấy từ áo tứ thân, ngũ thân truyền thống tạo ra một kiểu
áo vạt dài cổ kính, ôm sát thân người, nối vai và tay không phồng lên, cổ kín,
cài nút bên phải. tà áo dài thời kỳ này đã thực sự tôn lên vóc dáng và vẻ yêu
kiều thướt tha của người phụ nữ việt: gợi cảm nhưng kín đáo, nhẹ nhàng nhưng có
sức lôi cuốn mạnh mẽ.
Năm
1960, nhà may Dung ở Sài Gòn đã đưa ra kiểu may áo dài với cách ráp tay giác
lăng (raglan), giải quyết được vấn đề khó khăn nhất khi may áo dài: những nếp
nhăn ở hai bên nách. với cách này làn vải được bo sít sao theo thân hình từ dưới
nách đến lườn eo, ôm khít từng đường cong của thân hình người phụ nữ, tạo thêm
tính thẩm mỹ và hoàn thiện chiếc áo dài Việt Nam.
Cuối
thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ XXI, tà áo dài Việt Nam với muôn màu,
muôn vẻ đã ra mắt bạn bè năm châu trong các cuộc thi sắc đẹp, các sự kiện nghệ
thuật và đã trở thành quốc phục với bao niềm kiêu hãnh, tự hào, quảng bá hình ảnh
tà áo dài Việt Nam đầy quyến rũ và mê hoặc ra toàn thế giới.
Trong
làng thời trang Việt Nam và quốc tế, nhắc đến nhà thiết kế Minh Hạnh, điều đầu
tiên người ta nghĩ đến là chiếc áo dài. hơn 20 năm qua, chị là người đã có công
mang hồn
phách dân tộc đến với bạn bè quốc tế qua tà áo dài Việt Nam. “tầm lớp 1, bắt đầu
biết thế nào là đẹp, thấy mẹ mặc áo dài tôi quá thích. Đó là những năm 1960, mẹ
mặc áo dài lụa cổ cao, chít eo, tà dài là lượt. Đi phố mẹ mặc áo dài, đi chợ
cũng mặc. điều đó khiến tôi xúc động, tôi tự nhủ phải may bằng được áo dài cho
búp bê của mình”. Những xúc cảm đặc biệt
từ thuở bé của minh hạnh đã gieo mầm cho những đam mê sau này. Kể từ đó, chiếc
áo dài đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận, thậm chí, một phần máu thịt của chị.
Quá
trình sáng tạo với chiếc áo dài truyền thống Việt Nam của minh hạnh lấy cảm hứng
thiết kế chủ đạo từ việc giữ gìn và phát huy vẻ đẹp dân tộc thông qua các chất
liệu rất riêng của dân tộc như thổ cẩm, lụa, sừng… Khi đưa vào các thiết kế áo
dài, những chất liệu truyền thống này được biến tấu để vừa giữ được bản sắc
riêng, vừa phù hợp với xu hướng thời trang hiện đại.
Công
đầu tiên của minh hạnh với chiếc áo dài chính là giải thưởng tại cuộc thi thiết
kế makuhari Grand prix tại nhật vào năm 1997. Sau đó, chị cũng chính là nhà thiết
kế của Việt Nam đầu tiên có vinh dự giới thiệu 100 mẫu áo dài tại đền Kiyomizu Dera,
nơi chưa nhà thiết kế nào có cơ hội được trình
diễn thời đó, kể cả giới thiết
kế Nhật Bản.
Từ đây, con đường đi ra thế giới của chiếc áo dài Việt
Nam ngày càng rộng mở. những bộ sưu tập áo dài của chị đã xuất hiện trên nhiều sàn diễn thời trang lớn của thế giới tại Rome (Ý),
paris (pháp)… mỗi khi những bộ
sưu tập của minh hạnh xuất hiện trong các Festival huế được tổ chức thường kỳ 2 năm một lần đều
khiến các vị khách quốc
tế trầm trồ ngưỡng mộ.
Với những
cống hiến cho
nền thời trang Việt
Nam và thế giới, năm 2006, nhà thiết kế minh hạnh được pháp phong tặng tước hiệu hiệp sỹ nghệ thuật
và văn chương. ngoài ra, những mẫu trang phục của chị còn được trưng bày tại nhiều
bảo tàng trên thế giới
tại Mỹ, Pháp.
Đáng nói hơn, hình ảnh thành
công và đầy tâm huyết với chiếc
áo dài của minh hạnh
đã khơi dậy niềm đam mê sáng tạo của các nhà thiết kế trẻ với tà áo dài truyền thống Việt Nam.
Có thể kể đến một loạt nhà thiết kế trẻ gắn bó sự nghiệp của mình với áo dài như: võ việt Chung, Lan hương, việt hùng, Công trí, Công Khanh… mỗi người một vẻ, mang đến một hơi thở mới cho chiếc áo dài Việt
Nam, nối dài hành trình
phát triển không ngừng của
tà áo dân tộc.
Bằng những
nỗ lực không mệt mỏi của mình, minh hạnh đã giúp đưa văn hóa Việt Nam
hội nhập với thế giới
bằng ngôn ngữ thời trang. hơn cả một loại trang phục, điều mà minh hạnh truyền bá thông qua chiếc áo dài là nét
đẹp tâm hồn của dân tộc Việt Nam.
Hơn 20 năm đã trôi qua, nhưng cảm hứng với chiếc áo dài của chị vẫn nguyên vẹn,
thậm chí ngày
càng dạt dào hơn khi được tiếp
lửa bởi chính tình yêu, sự say mê của thế giới đối với áo dài. Cùng với công ty vietmode nơi chị đang là Giám đốc sáng tạo, những ý tưởng mới vẫn tiếp tục được nuôi dưỡng, cho hành trình tìm và tôn vinh vẻ đẹp của tà áo dài
Việt Nam.