An Dương Vương Đặt Quốc Hiệu Nước Ta Là Gì, Quốc Hiệu Việt Nam Qua Lịch Sử Dựng Nước

QUỐC HIỆU VIỆT NAM VÀ Ý NGHĨA CỦA QUỐC HIỆU QUA CÁC THỜI KỲ

Được đăng ngày Thứ tư, 13 Tháng 12 2017 08:26Viết bởi Quản trị viên

Bạn đang ở trang: Home Khoa chuyên môn Khoa Lý luận chính trị QUỐC HIỆU VIỆT NAM VÀ Ý NGHĨA CỦA QUỐC HIỆU QUA CÁC THỜI KỲĐược đăng ngày Thứ tư, 13 Tháng 12 2017 08:26Viết bởi Quản trị viên

Quốc hiệu là tên chính thức của một quốc gia, không chỉ có ý nghĩa biểu thị chủ quyền lãnh thổ, danh xưng chính thức được dùng trong ngoại giao, mà còn biểu thị thể chế và mục tiêu chính trị của một nước. Dù thể hiện dưới dạng tiếng nói hay chữ viết, đối với mỗi công dân, quốc hiệu luôn là lòng tự hào dân tộc. Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, ở mỗi giai đoạn phát triển, nước ta từng có những quốc hiệu như Văn Lang, Âu Lạc, Vạn Xuân, Đại Cồ Việt… ngày 2.7.1976 Quốc hội khóa VI nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã quyết định đổi quốc hiệu là “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” quốc hiệu ấy được gọi cho tới ngày nay.

Bạn đang xem: An dương vương đặt quốc hiệu nước ta là gì

*

Quốc hiệu nước Cộng hào xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1.Văn Lang

Từ đầu thời đại đồng thau, có khoảng 15 bộ Lạc Việt sinh sống chủ yếu ở miền trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Trong số các bộ lạc Lạc Việt, bộ lạcVăn Langhùng mạnh hơn cả. Thủ lĩnh bộ lạc này là người đứng ra thống nhất tất cả các bộ lạc Lạc Việt, dựng lên Nhà nước Văn Lang, xưng vua – mà sử cũ gọi là Hùng Vương, kinh đô đặt ở Phong Châu ( tỉnh Phú Thọ hiện nay)

Ý nghĩa Quốc hiệuVăn Lang: Hiện nay có nhiều cách giải thích khác nhau. lang là lan tỏa, văn là văn hóa. Văn Lang nghĩa là cội nguồn văn hóa mang sức mạnh lan tỏa.

2. Âu Lạc – tên nước ta thời vua An Dương Vương

Ý nghĩa quốc hiệu Âu Lạc: Chỉ sự đoàn kết Sau khi khiến.Thục Phán bằng ưu thế của mình đã xưng vương (An Dương Vương), liên kết các bộ lạc Lạc Việt và Âu Việt lại, dựng nên nước Âu Lạc (tên ghép hai chữ của hai bộ lạc Âu Việt và Lạc Việt). Quốc hiệu Âu Lạc tồn tại 50 năm từ 257 trước CN đến 207 trước CN

3. Vạn Xuân – tên nước ta thời nhà tiền Lý và nhà Ngô

Ý nghĩa quốc hiệu Vạn Xuân: (Với ý nghĩa đất nước bền vững vạn mùa xuân), Vào mùa xuân năm 542, Lý Bí khởi nghĩa, đánh đuổi quân Lương, giải phóng được lãnh thổ. Đến tháng 2 năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, lấy tên hiệu là Lý Nam Đế, đặt quốc hiệu làVạn Xuân khẳng định niềm tự tôn dân tộc, tinh thần độc lập và mong muốn đất nước được bền vững muôn đời.

4. Đại Cồ Việt – tên nước ta thời nhà Đinh

Năm 968, Ðinh Bộ Lĩnh dẹp yên loạn 12 sứ quân cát cứ, thống nhất đất nước, lên ngôi Hoàng đế và cho đổi quốc hiệu làÐại Cồ Việt(Đại nghĩa là lớn, Cồ nghĩa là lớn, do đó tên nước ta có nghĩa là nước Việt lớn). Ta cũng thấylần đầu tiên yếu tố “Việt” được có trong quốc hiệu.

Tên nướcĐại Cồ Việt tồn tại 86 năm (968-1054) trải quasuốt đời Ðinh (968-979), Tiền Lê (980-1009) và đầu thời Lý (1010-1053).

Xem thêm: Urgent Là Gì – Nghĩa Của Từ Urgently Trong Tiếng Việt

5. Đại Việt – tên nước ta thời nhà Lý, nhà Trần, sau đó sang thời nhà Hồ thì bị thay đổi

Năm 1054, nhân điềm lành lớn là việc xuất hiện một ngôi sao sáng chói nhiều ngày mới tắt, nhà Lý (Lý Thái Tông) liền cho đổi tên nước thànhĐại Việt (nước Việt lớn, yếu tố “Việt” tiếp tục được khẳng định), vàquốc hiệuĐại Việt được giữ nguyên đến hết thời Trần thì bị thay đổi.

6. Đại Ngu – tên nước ta thời nhà Hồ

Tháng 3 năm 1400, Hồ Quý Ly phế vua TrầnThiếu Đế lập ra nhà Hồ và cho đổi tên nước thành Đại Ngu (“Ngu” tiếng cổ có nghĩa là “sự yên vui”). Quốc hiệu đó tồn tại cho đến khi giặc Minh đánh bại triều Hồ (tháng 4/1407).

7. Đại Việt được sử dụng làm quốc hiệu nước ta vào thời kỳ Hậu Lê và nhà Tây Sơn

Sau 10 năm kháng chiến (1418-1427), cuộc khởi nghĩa chống Minh của Lê Lợi toàn thắng. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi, đặt tên nước làÐại Việt(lãnh thổ nước ta lúc này về phíaNamđã tới Huế).Quốc hiệuÐại Việt được giữ qua suốt thời Hậu Lê (1428-1787) và thời Tây Sơn (1788-1802).

Tính cả nhà Lý, Trần, Hậu Lê vàTây Sơn, quốc hiệu Đại Việt của nước ta tồn tại 748 năm (1054-1804)

8. Việt Nam – tên nước ta thời Nhà Nguyễn tính từ năm 1804-1884

Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua và sau đó cho đổi tên nước là Việt Nam. Sách Đại Nam thực lục chép: “Giáp Tý, Gia Long năm thứ 3 (1804), tháng 2, ngày Đinh Sửu, đặt Quốc hiệu là Việt Nam, đem việc cáo Thái Miếu, xuống chiếu bố cáo trong ngoài”.

Tên gọi Việt Nam mang ý nghĩa chỉ quốc gia của người Việt ở phương Nam để phân biệt với quốc gia của những người ở phương Bắc.

9. Việt Nam Dân chủ Cộng hoà – tên nước ta trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (1945-1975)

10. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – tên nước ta từ năm 1976 đến nay

Rate this post

Viết một bình luận