Ăn cá chép vàng cúng ông Công ông Táo có sao không?

Ăn cá chép vàng cúng ông Công ông Táo có sao không?

Ăn cá chép vàng cúng ông Công ông Táo có sao không? Trong quan niệm dân gian, cá chép vàng là con vật linh thiêng, đặc biệt cá chép vàng còn là phương tiện đi lại của ông Công ông Táo. Vì vậy, nhiều người còn ngần ngại cho rằng không nên ăn cá chép vàng.

07/02/2018 11:45

Ý nghĩa cá chép vàng cúng ông Công ông Táo

Vào 23 tháng Chạp hàng năm là ngày lễ cúng tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời. Lễ vật để cúng gồm mâm cỗ, bánh kẹo, rượu, hoa quả, vàng mã… đặc biệt, không thể thiếu cá chép vàng.

Trong nghi lễ cổ truyền của dân tộc Việt Nam, cá chép vàng là ngựa để ông Công ông Táo cưỡi, bay về trời báo cáo công việc trong gia đình của một năm cũ.

An ca chep vang cung ong Cong ong Tao co sao khong 2

Ăn cá chép vàng cúng ông Công ông Táo có sao không? Trong nghi lễ cổ truyền của người Việt, cá chép vàng là ngựa để ông Công ông Táo cưỡi bay về trời

Sở dĩ, cá chép vàng là phương tiện đi lại cúng ông Công ông Táo vì trong tiềm thức dân gian người Việt xưa, cá chép có thể hoá rồng và bay lên được. Người Việt đã việt hoá phong tục cúng ông Công ông Táo và chọn cá chép vàng làm phương tiện để táo bay lên trời.

Hơn nữa, cá chép vàng là linh vật được dân gian tương truyền sự tích “cá vượt vũ môn” để nói đến việc cá chép hoá thành rồng bay lên trời. Đây là hình ảnh biểu tượng cho tinh thần vượt khó, kiên trì, bền chí và tượng trưng cho nhân cách thanh cao, tiềm ẩn, hướng đến điều tốt đẹp.

Các nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Việt Nam cho biết thêm, trong âm dương cá chép tượng trưng cho tính ấm, đồng nhất với mặt trăng lên có thể bay lên được.

An ca chep vang cung ong Cong ong Tao co sao khong 3

Trong quan niệm dân gian, cá chép vàng là loài vật linh thiêng 

Trần Lâm Biền – Nhà nghiên cứu Văn hoá dân gian Việt Nam chia sẻ: “Dân gian đã nhận thức như thế, vì vậy chỉ có cá chép mới có thể cõng ông Công ông Táo lên chầu trời. Những con vật khác đều không có năng lực”.

 

Hơn nữa, chỉ miền Bắc mới có tục lệ cúng cá chép sống. Nếu ở miền Nam, người dân chỉ cúng cá chép giấy thì người miền Trung sẽ đặt lên bàn thờ một con ngựa giấy với yên, cương đầy đủ. Theo TS. Trần Hữu Sơn cho biết: “Cũng phải nói thêm, tùy theo văn hóa của từng vùng miền nên có những nơi còn sắp đặt một bàn thờ để dưới bếp vào ngày ông Công ông Táo. Tuy nhiên, trong quan niệm của người Việt từ xa xưa, bếp là nơi không sạch và cũng không trang trọng, nên chúng ta chỉ cần thờ phụng trên bàn thờ chính của gia đình”.

Ăn cá chép vàng cúng ông Công ông Táo có sao không?

Cá chép vàng là họ nhà cá chép có tên khoa học là Cyprinidae. Cá chép vàng có thể ăn được nhưng vì một số lý do nên nhiều người cho rằng không nên ăn cá vàng.

Với những người đã từng ăn thịt cá chép vàng, họ cho rằng thịt cá vàng không ngon như cá chép thường mà bở, độ ngon ngọt không bằng.

Xuất phát từ ý nghĩa của cá chép vàng trong quan niệm người Việt, đây là loài vật linh thiêng đưa ông Công ông Táo về trời, cá chép hoá rồng để báo ơn, vì vậy không nên ăn cá chép vàng. Thậm chí, nhiều người cho rằng sau khi cúng, nên phóng sinh ở ao, hồ, sông… để ông Công ông Táo đi đường thuận buồm xuôi gió, mát mẻ. Nếu không phóng sinh mà đem chế biến để ăn có thể gây ra nhiều vướng mắc, khó khăn trong năm tới.

An ca chep vang cung ong Cong ong Tao co sao khong 4

Người Việt quan niệm rằng không nên ăn cá chép vàng cúng ông Công ông Táo

Với nhiều người thì cá chép vàng là một loài vật nuôi làm cảnh, vật phong thuỷ nên không được ăn. Trong phong thuỷ, cá chép đem lại may mắn, tài lộc, thịnh vượng… cho gia chủ.

Tuy nhiên, hiện nay chưa có thông tin hay cơ sở khoa học nào khẳng định cá chép vàng không ăn được. Tất cả lý do không nên ăn cá chép vàng cúng ông Công ông Táo xuất phát từ quan niệm của từng người Việt.

Ăn cá chép vàng có tốt không?

Họ cá chép được coi là thực phẩm quan trọng và có thể coi là chủ yếu trong các dòng cá nước ngọt. Dòng cá chép được coi là dòng cá có chất lượng thịt cao giàu chất dinh dưỡng. Chúng có chứa nhiều lipid, protid, vitamin và collagen trong vây cá. Trong Y học cổ truyền, cá chép vàng còn được làm thành thuốc bồi bổ sức khoẻ.

Trong sách cổ Trung Quốc có ghi: “Cá chép là dương tính trong âm tính, có tác dụng tiểu tiện, cho nên có thể chữa được bệnh khi kết lạnh, nướng lên thì hoả hoá, có phát phong hàn, bình phổi thông sữa, làm sạch đường tiêu hoá, bài tiết và trừ khử được tả độc sưng tấy”.

Món ăn từ cá chép

Cháo cá chép

Chuẩn bị:

1 con cá chép còn sống khoảng 0,5kg

Gạo tẻ 1/3 bát ăn cơm.

1 nắm gạo nếp

Gia vị

2 củ hành khô

Lá ngải cứu

Rau mùi ta, thì là

An ca chep vang cung ong Cong ong Tao co sao khong 5

Ăn cá chép vàng cúng ông Công ông Táo có sao không? Cá chép có nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ

Chế biến:

Cá chép bỏ ruột, đánh vẩy và rửa sạch đặc biệt khu vực mang cá. Để cá bớt tanh, có thể rửa với rượu mạnh và nước gừng tươi.

Luộc cá đến khi nước sôi, hớt bọt cho trong nước, hạ lửa cho nhỏ khoảng 40 phút cho cá chín đều thì vớt ra, gỡ lấy thịt cá.

Nước luộc cá để lắng, gạn lấy nước trong, đun sôi cho ít gia vị rồi cho gạo nếp, gạo tẻ vào nấu thành cháo. Chú ý nước sôi cho gạo vào đợi nước sôi lại thì hạ lửa nhỏ. Hầm gạo khoảng 1 giờ là chín.

Sau khi sơ chế, để có món cháo cá chép ngon, phù hợp với khẩu vị của mỗi người, có 2 cách như sau:

Cách 1:

Đối với những người ăn được đồ tanh (tức là không nghén): Cháo chín thả phần thịt cá đã gỡ sạch xương răm vào nồi cháo, đảo đều, nêm nếm gia vị rồi thả rau ngải vào cho lá ngải chín thì có thể ăn được.

Cách 2:

Đối với các bà mẹ đang nghén (nghén thì hay sợ mùi tanh): 2 củ hành khô bằm nhỏ, cho dầu ăn vào chảo đợi cho sôi phi thơm hành lên xào thịt cá cho săn, trong lúc xào nhớ nêm ít gia vị. Sau đó trút vào nồi cháo đảo đều, nêm gia vị vừa ăn. Rau mùi và thì là thái nhỏ, khi nào ăn rắc vào cháo cá

Cá chép nấu canh chua

Chuẩn bị:

Cá chép: 400 g

Cà chua: 4 quả

Dưa chua: 1 bát con

Gừng: 1 nhánh nhỏ

Hành lá, thì là, rau dăm

Gia vị: dầu ăn, hạt nêm, bột canh, mì chính.

Thực hiện:

Hành, dăm, thì là rửa sạch cắt khúc, gừng gọt vỏ thái chỉ, cà chua rửa sạch bổ múi cau.

Cá chép sau khi làm sạch cắt khúc. Cá chép sau khi làm sạch cắt khúc.

Phi thơm hành với dầu ăn cho cà chua vào xào sơ. Nêm 1/2 thìa bột canh để cà chua mau nhừ. Sau đó cho phần nước lạnh vào đun sôi. Nêm gia vị vừa miệng.

Khi nồi nước sôi thả cá chép đã rán sơ vào đun nhỏ lửa cho ngọt nước.

Khi nồi riêu gần chín cho phần dưa chua vào. Với cách này dưa chua sẽ không bị chín nhừ. (Nếu thích đậm đà bạn có thể cho dưa vào xào cùng cà chua nhé).

Đun thêm khoảng 4 phút. Thêm hành, thì là rau dăm cùng mì chính, tắt bếp cho canh riêu cá chép chua cay ra bát.

Cá chép sốt cà chua

Chuẩn bị:

Cá chép 1 con

Cà chua

Hành lá

Tỏi băm, gừng băm

Gia vị

Dầu ăn

An ca chep vang cung ong Cong ong Tao co sao khong

Ăn cá chép vàng cúng ông Công ông Táo có sao không? Cá chép chứa nhiều chất dinh dưỡng

Thực hiện:

Cá chép bỏ ruột, đánh vẩy và rửa sạch. Dùng dao khía những đường dọc thân cá, mỗi đường cách nhau khoảng 2cm. Cho ra tô, ướp với một chút gia vị trong khoảng 20 phút.

Cho dầu ăn vào chảo sâu lòng. Đun dầu nóng già, cho cá vào chiên vàng. Để ra giấy thấm bớt dầu. Cho ra đĩa.

Cho 1 ít dầu vào nồi. Cho gừng, tỏi băm nhỏ vào xào thơm. Cho thêm dấm, đường, cà chua, muối và 40ml nước, khuấy đều, nếm vừa.

Nêm nếm thành sốt chua ngọt vừa miệng. Rắc hành lá thái nhỏ.

Đổ nước sốt lên mình cá. Thưởng thức khi nóng là ngon nhất.

Rate this post

Viết một bình luận