Cá nóc mặc dù nhỏ bé nhưng độ nguy hiểm của loài cá này được xếp hạng cao trong bảng những loài động vật độc nhất trên thế giới. Tuy nhiên ăn cá nóc lại là xu hướng ở nhiều nước, trong đó có cả ở Việt Nam. Vậy ăn cá nóc độc như thế nào và có tốt không mà rất nhiều thực khách bất chấp rủi ro để thưởng thức?
1. Cá nóc độc như thế nào?
Cá nóc thuộc bộ cá nóc có đến hơn 120 loài khác nhau trên toàn thế giới, tại Việt Nam có khoảng 66 loài và trong đó có 40 loài có khả năng gây độc tố. Cá nóc được đánh giá là loài có độc tố đứng thứ 2 chỉ sau loài ếch độc phi tiêu vàng.
Cá nóc độc có trong nội tạng, da, cơ bụng, túi tinh và đặc biệt là trong trứng cá. Ở mỗi loài cá nóc độc tố thường không giống nhau nhưng nhìn chung đa phần cá nóc đều có độc từ nhẹ đến mạnh. Chất độc bên trong cá nóc là tetrodotoxin, tuy nhiên chất độc này không phải tự nhiên sinh ra từ cá nóc mà được tạo thành bởi các vi khuẩn cộng sinh trên cá. Chất độc trong cá nóc rất đặc biệt, chúng không bị phá hủy ở nhiệt độ sôi hay các phương pháp chế biến thực phẩm khác như làm khô. Đây là một chất độc thần kinh rất mạnh có thể gây ra tình trạng liệt cơ, suy hô hấp thậm chí là tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.
Một phương pháp so sánh đơn giản về mức độ độc tính trong cá nóc là tetrodotoxin mạnh gấp 1000 xyanua. vì vậy nếu không hiểu biết về loài cá này và ăn nhầm chúng thì nguy cơ tử vong rất cao. Các nghiên cứu đã chỉ ra chỉ cần 4mg thịt cá nóc lượng độc tố trong đó đã đủ giết một con thỏ, người bình thường chỉ cần từ 1-2mg cũng có thể bị ngộ độc thậm chí là tử vong.
2. Ăn cá nóc có tốt không?
Mặc dù cá nóc có độc tố nhưng ở châu Á, đặc biệt là Nhật Bản, cá nóc lại là món ăn đắt giá và nổi tiếng tại đất nước mặt trời mọc này. Vậy tại sao một món ăn mang tính khiêu chiến với tử thần lại được yêu thích và thực sự ăn cá nóc có tốt hay không?
Trên thực tế độc của cá nóc chủ yếu ở nội tạng và buồng trứng, nếu được xử lý đúng tiêu chuẩn thì phần thịt cá hoàn toàn không có độc và an toàn cho người sử dụng. Thịt cá nóc được đánh giá là dai, ngọt và vô cùng thơm ngon, nhất là cá được xử lý ngay sau khi chết. Chính vì vậy mà nhiều người không tiếc bỏ ra số tiền lớn để thưởng thức món cá này.
Tuy nhiên không phải ai cũng có thể thực hiện món ăn này, các đầu bếp cần phải trải qua quá trình huấn luyện bài bản và phải rèn luyện từ 2-3 năm và trải qua kỳ thi khó khăn mới có thể được cấp giấy phép chế biến loài cá nóc độc này.
Mặc dù cá nóc ăn được, tuy nhiên mọi người muốn thưởng thức món ăn này cần tìm đến những nhà hàng uy tín bởi chỉ cần một sơ sót nhỏ trong quá trình chế biến cũng có thể gây ra những ca ngộ độc thương tâm.
XEM THÊM: Ngộ độc cá nóc: Nguyên nhân, dấu hiệu
3. Ngộ độc do ăn cá nóc không đúng cách
Có hai trường hợp xảy ra khi ăn cá nóc gây ra ngộ độc, một là người ăn không biết đến loài cá này và vô tình ăn phải, hai là ăn cá nóc chưa được chế biến đúng tiêu chuẩn và gây ra ngộ độc.
Những dấu hiệu sau khi ăn cá nóc bị ngộ độc thường xảy ra ngay sau khi ăn từ 10-45 phút, người bệnh thường có các biểu hiện như tê, ngứa ran vùng miệng, chảy nước dãi, buồn nôn hoặc nôn. Bên cạnh đó, người bệnh có thể thể gặp một số triệu chứng như:
- Mệt mỏi
- Hoa mắt, chóng mặt
- Mất phản xạ
- Hạ huyết áp
Các triệu chứng trên sẽ tiến triển nặng hơn sau 4-6 giờ nếu không được đưa đi cấp cứu hoặc có các biện pháp sơ cứu kịp thời, nguy cơ cao người bệnh sẽ tê liệt, mất ý thức, suy hô hấp hoặc tử vong.
Trên lâm sàng, độc tố tetrodotoxin chia thành 4 cấp độ ảnh hưởng như sau:
- Độ 1: Tê miệng, buồn nôn, tiêu chảy, chảy nước dãi
- Độ 2: Tê lưỡi, chi hoặc một số vị trí khác trên cơ thể, liệt vận động, nói ngọng, đau đầu, ra nhiều mồ hôi, vẫn đáp ứng phản xạ bình thường
- Độ 3: Cơ thể bắt đầu co giật, có tình trạng suy hô hấp, không nói được thành tiếng, đồng tử giãn
- Độ 4: Cơ hô hấp bị liệt nghiêm trọng, huyết áp hạ, rối loạn nhịp tim, rơi vào hôn mê.
Mặc dù ngộ độc cá nóc rất nguy hiểm nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì sẽ phục hồi hồi sau 1 ngày. Hiện nay chưa có thuốc giải độc cá nóc, các biện pháp điều trị chỉ mang tính chất hỗ trợ loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể nên nguy cơ tử vong do nhiễm độc nặng vẫn có thể thể xảy ra.
Để phòng tránh bị ngộ độc cá nóc, mọi người cần lưu ý những vấn đề như không nên ăn cá nóc, kiểm tra kỹ xem cá nóc có bị lẫn vào cá thường hay không khi đánh bắt hoặc phơi cá khô, không nên làm các sản phẩm từ cá nóc đem bán, nâng cao mức hiểu biết của người dân về loài cá nguy hiểm này bằng cách tuyên truyền qua nhiều kênh khác nhau.
Hãy đến thăm khám tại các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ ra biện pháp điều trị hữu ích nhất dành cho bạn.
Với những khu vực gần bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec có thể chuyển ngay bệnh nhân tới bệnh viện Vinmec, bệnh viện luôn chuẩn bị đầy đủ nhân lực để đối phó trong trường hợp ngộ độc thực phẩm, ngăn chặn ngộ độc tiếp diễn.
- Khoa Hồi sức Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hoạt động 24/24 vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ 7 và Chủ nhật cũng như các ngày lễ trong năm.Với các trang thiết bị Chẩn đoán hình ảnh và Xét nghiệm hiện đại, đặc biệt là các xe cấp cứu chuyên dụng hạng nặng với đầy đủ các máy móc hỗ trợ cho bệnh nhân nặng đi đường xa trong lĩnh vực cận lâm sàng cũng như trong vận chuyển các bệnh nhân nặng theo yêu cầu.
- Đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng cấp cứu tại Khoa Cấp cứu – Hồi sức Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec được đào tạo chuyên sâu, bài bản, có thể tiếp nhận và xử lý khẩn cấp các trường hợp bệnh nhân, đồng thời luôn có sự phối hợp với tất cả các chuyên khoa của Bệnh viện một cách bài bản và nhanh chóng.
- Tại Khoa Cấp cứu – Hồi sức Vinmec, người bệnh sẽ được khám, chẩn đoán, nhanh chóng, chính xác và được điều trị theo mức độ ưu tiên cấp cứu đến khi qua khỏi tình trạng nguy kịch.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!
Nguồn tham khảo: dantri.com.vn