Ăn kiêng là gì? Ăn kiêng như thế nào là tốt cho sức khỏe? – Mẹo hay cuộc sống

Ăn uống khoa học là điều rất cần thiết cho cơ thể. Nó không những giúp ổn định sức khỏe mà còn tăng cường đủ năng lượng cho các hoạt động cơ thể.

Ăn kiêng là gì? Ăn kiêng như thế nào là tốt cho sức khỏe?Ăn kiêng là gì? Ăn kiêng như thế nào là tốt cho sức khỏe?

Ăn kiêng là một trong những nguyên tắc giảm cân, hạn chế những căn bệnh thường gặp. Nhưng ăn kiêng theo khuynh hướng quá cực đoan như ăn nhiều rau, trái cây hay hoàn toàn nói không với chất béo…sẽ khiến bạn vấp phải những sai lầm lớn trên con đường tìm lại eo thon. Vậy ăn kiêng như thế nào là tốt cho sức khỏe?

Ăn kiêng là gì?

Khi hỏi những người ăn kiêng, chúng ta sẽ nghe được các câu trả lời khác nhau.

– Kỳ này tôi đang phải cữ rượu vì đang bị bệnh dạ dày.

– Bác sĩ bắt tôi kiêng ăn mặn vì huyết áp của tôi cao quá.

– Thầy thuốc bắt tôi kiêng cá ngừ vì tôi hay bị ngứa, mề đay…

Bức màn bí ẩn về ăn kiêng đã dần được hé mởBức màn bí ẩn về ăn kiêng đã dần được hé mở

Như vậy  “kiêng” có nghĩa thông dụng là “không”. Và “ăn kiêng” được xem như là sự hạn chế ăn uống một thời gian nhằm mục đích chữa bệnh hoặc rèn luyện thân thể để con người được thư thái, mạnh khỏe hơn lên. Hiện nay, khi nói đến ván đề “ăn kiêng” thường người ta chỉ nghĩ đến việc kiêng thức ăn, uống để làm giảm bớt trọng lượng đang quá thừa trong cơ thể mà thôi. Với nhiều tiến bộ của khoa học, các nhà khoa học đã có thể tìm ra tận nguồn cơ chế tương tác nhau giữa các thức ăn, vị thuốc, giúp chúng ta thấu hiểu rõ ràng hơn về thực phẩm và thuốc men mà chúng ta sử dụng hàng ngày.

Kiêng kỵ ăn uống chia làm hai yếu tố:

– Một là kiêng kỵ một số thức ăn đối với bệnh tật.

– Hai là cần kiêng kỵ một số thức ăn khi uống thuốc nào đó.

Người ta thường nói: “Họa vào từ miệng”, nếu có được những thông tin thích hợp có lẽ chúng ta sẽ tránh được khá nhiều bệnh tật và tuổi thọ của chúng ta có nhiều triển vọng được tăng lên. Trước đây khi áp dụng việc ăn kiêng, chúng ta thường dựa theo truyền khẩu, theo kinh nghiệm của người xưa để lại…mà ít khi hiểu được tại sao chúng ta phải kiêng cữ như vậy. Hiện nay, với những công trình nghiên cứu khoa học rất sâu của các chuyên gia, bức màn bí ẩn về ăn kiêng đã dần được hé mở, giúp chúng ta có được nhiều kiến thức quý về vấn đề chọn lựa thức ăn cho phù hợp với từng hoàn cảnh, bệnh chứng.

Vì vậy, chúng tôi sẽ cố gắng trình bày những lý giải về từng trường hợp kiêng cữ để người đọc hiểu rõ hơn tại sao phải kiêng món này khi bị bệnh này, nên ăn món này khi bị bệnh kia… Cần lưu ý là không chỉ YHCT cần kiêng khem khi chữa bệnh, mà YHHĐ cũng cần phải kiêng ăn khi dùng một số thuốc. Tuy nhiên, nhận thức về bệnh tật giữa YHCT và YHHĐ chưa thống nhất, vì vậy yêu cầu kiêng khem về ăn uống cũng không hoàn toàn giống nhau. Y học cổ truyền cho rằng, thuốc YHCT có các tính vị khác nhau, thức ăn và thuốc cũng có tính hàn, nhiệt, ôn, lương, năm vị chua, đắng, ngọt, cay, mặn.

Năm vị đó nhập (quy kinh) vào ngũ tạng khác nhau như chua nhập vào can, đắng nhập vào tâm, ngọt nhập vào tỳ, cay nhập vào phế, mặn nhập vào thận. Vì vậy ăn uống của bệnh nhân cần phải thích hạp với nóng lạnh, năm vị điều hòa, như vậy ngũ tạng mới có được những vị cần thiết. Kiêng kỵ ăn uống của YHCT, cũng đều dựa vào bệnh trạng hàn, nhiệt, hư, thực, âm dương, kết hợp năm vị của thức ăn, đặc tính của bốn khí, thăng, giáng, phù, trầm và kinh lạc để xác định. Thí dụ: chứng dương hư thì cần bổ ôn, tránh thanh mà bổ nhuận; chứng âm hư phải kiêng ôn bổ táo nhiệt; chứng hàn kỵ thức ăn mặn, lạnh; chứng nhiệt kỵ cay, cần dùng vị mát.

Nếu bệnh thuộc về biểu, người bệnh quá rét, phát sốt, đau người, không ra mồ hôi, thức ăn nên thanh đạm, phải kiêng các loại thức ăn có dầu, mỡ, chua để tà khí khỏi thoát ra ngoài. Kiêng kỵ ăn uống của YHHĐ dựa vào cơ quan bị bệnh, bệnh lý và đặc điểm lâm sàng để đề xuất. Thí dụ: Người có bệnh gan mật kiêng thức ăn có chất béo, để tránh cho gan phải tiết nhiều nước mật và túi mật phái chịu gánh nặng tiết nước mật. Người bị bệnh viêm đường ruột, dạ dày và tuyến tụy phải kiêng ăn quá nhiều để giảm bớt gánh nặng cho tỳ vị, làm giảm nhẹ bệnh.

Người bị bệnh viêm đường ruột, dạ dày và tuyến tụy phải kiêng ănNgười bị bệnh viêm đường ruột, dạ dày và tuyến tụy phải kiêng ăn

Người bị bệnh về hậu môn phải kiêng thức ăn cay, tránh đại tiện táo bón làm bệnh nặng thêm. Còn các bệnh như tim, thận, huyết áp cao, phải kiêng muối hoặc ăn ít muối, đề phòng bị phù nề. Các bệnh xơ cứng động mạch, nhiều mỡ trong máu thì kiêng các thức ăn có nhiều cholesteron như thịt mỡ, cá, lòng đó trứng, phủ tạng động vật để tránh tăng huyết áp và làm xơ cứng động mạch. Đối với những bệnh nhân bị dị ứng cần phải kiêng những thức ăn dễ gây dị ứng. Đối với bệnh tiêu chảy cần phải kiêng dầu mỡ và thức ăn khó tiêu hóa. Đối với bệnh nhân bị bệnh phụ khoa thì trong thời kỳ có kinh nên ít ăn thức ăn sống, lạnh.

Đối với những bệnh nhân chức năng gan thận thoái hóa nặng cần phải kiêng các thức ăn làm tăng thêm trao đổi độc chất trong cơ thể như: cá, thịt, trứng để đề phòng gây nên chứng nhiễm độc mỡ hoặc nhiễm độc gan. Trong dân gian cũng lưu truyền rất nhiều kinh nghiệm “tương tác” giữa thức ăn và thuốc, đó là những cơ sở rát quý giá khi chúng ta tiếp cận. Có nhiều trường hợp, dưới lăng kính của YHHĐ có thể giải thích được nhưng cũng còn rất nhiều trường hợp chưa hoặc không giải thích được.

Tạm thời chúng ta vẫn ghi nhận, hy vọng trong tương lai, sẽ có thể hiểu sâu và giải thích được những trường hợp cá biệt này. Những gì gắn bó nhất với cuộc sống hàng ngày của con người chúng ta là thức ăn, vì vậy nói đến ăn kiêng, chúng ta cần chú trọng đến thức ăn gây bệnh. Nói đến thức ăn gây bệnh là có ý nói đến loại thức ăn nào đó sau khi ăn vào sẽ gây tái phát bệnh cũ hoặc làm nặng thêm bệnh mới. Phạm vi thức ăn gây bệnh rất rộng, có khi mọi thức ăn có thịt và cá đều bị coi là thức ăn gây bệnh.

Lập kế hoạch ăn uống

Bạn có thể tự tạo ra thực đơn riêng của mình bằng cách áp dụng theo quy tắc ăn và những thực phẩm có thể ăn hoặc cần tránh. Nếu định giảm cân, bạn chỉ cần giảm khẩu phần ăn đã gợi ý ở trên.

Tự lên thực đơn ăn kiêng cho riêng mìnhTự lên thực đơn ăn kiêng cho riêng mình

Chế độ ăn này cung cấp lượng vi chất và vitamin cần thiết cho cơ thể và không cần theo ăn theo một khung giờ cố định nào. Bạn sẽ giảm cân từ từ mà không trải qua những cơn đói cồn cào hoặc sự thay đổi đột ngột về cân nặng. Điều này sẽ giúp bạn không bị stress khi thực hiện giảm cân.

Dựa theo tính chất cúa thức ăn gây bệnh có thể chia ra làm 6 loại:

1. Thức ăn gây nóng như: củ kiệu, gừng, ớt, hồ tiêu, thịt dê, thịt chó.

2. Thức ăn phát phong như: tôm, cua, thịt ngỗng, trứng gà, nấm hương.

3. Thức ăn nóng ẩm như: gạo nếp, đường mạch nha, thịt heo, bã rượu.

4. Thức ăn gây lạnh như: dưa hấu, lê, hồng và các loại quả gây lạnh khác.

5. Thức ăn kích thích máu như: hồ tiêu, hải tiêu, củ từ.

6. Thức ăn làm trệ khí như: thịt dê, hạt sen, khiếm thực.

Hãy ăn đủ chất đạm (Protein)

Ăn đủ chất đạm là vô cùng quan trọng. Nhiều chuyên gia tin rằng lượng đạm được khuyến nghị ăn hàng ngày là quá thấp. Chất đạm (Protein, bao gồm thịt, thủy hải sản, đậu các loại, trứng, sữa…) đặc biệt quan trọng đối với việc giảm cân và nhiều hoạt động khác thông qua nhiều cơ chế khác nhau. Một khẩu phần protein cao hợp lý, cung cấp đủ những dưỡng chất thiết yếu và còn tăng cường sự trao đổi chất một cách đáng kể, làm cho bạn cảm thấy no và tự động ăn ít calo hơn. Nó cũng có thể làm mất sự thèm ăn và giảm việc ăn đêm.

3.Sữa, trứng và lòng đỏ trứntrg

Sữa, trứng rất bổ dưỡng và chúng thường được xem là “vitamin tổng hợp của thiên nhiên”. Đừng nghĩ rằng trứng không tốt cho sức khỏe vì có nhiều cholesterol. Các nghiên cứu cho thấy trứng không có ảnh hưởng đến cholesterol máu ở đa số người thường xuyên ăn trứng và không có liên quan với nguy cơ bệnh tim mạch. Sữa và lòng đỏ trứng là thực phẩm bổ dưỡng nhất trên hành tinh, chứa hầu hết các chất dinh dưỡng quan trọng. “Bỏ lòng đỏ trứng là một trong những lời khuyên tồi tệ nhất trong lịch sử dinh dưỡng”

Trị bệnh của YHCT gắn bó với biện chứng về chữa trị, ăn kiêng cũng không thể coi nhẹ chứng về kiêng kỵ, nếu bệnh nhân thuộc chứng hàn, thì thể chất hư hàn, đại tiện loãng và ít, dạ dày đau nóng, chân tay lạnh thì cần phải kiêng các thức ăn lạnh, mát sống như dưa hấu, lê, chuối tiêu. Bị chứng nhiệt mặt đỏ, sốt, trĩ ra máu, trằn trọc, mất ngủ thì kiêng ăn gừng, ớt, tỏi, các thức ăn chiên xào… Nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh, thức ăn gây bệnh có quan hệ mật thiết đến bệnh tật. Khoa ngoại, bệnh viện số 1 thành phố Gia Hưng tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc), đã quan sát mối liên quan giữa các thức ăn phải kiêng với việc chóng lành những vết mổ ở khoa ngoại.

Họ chia bệnh nhân sau khi mổ ra làm hai nhóm, một nhóm ăn kiêng và một nhóm không kiêng. Còn các bệnh nhân khác thì để bình thường. Nhóm ăn kiêng sau khi mổ không ăn súp gà, cá tanh, tôm cua, thịt dê và hành, hẹ, được gọi là thức ăn gây bệnh, chỉ ăn thức ăn thanh đạm và không kích thích. Nhóm không kiêng thì không kiêng những thứ nói trên mà ăn uống bình thường. Quan sát và so sánh tình hình nhiễm trùng ở vết mổ của hai nhóm, kết quả là vết mổ của nhóm ăn kiêng bị nhiễm trùng thấp hơn nhóm không kiêng. Điều này cho thấy có sự liên hệ giữa thức ăn bệnh tật.Ăn kiêng là gì? Ăn kiêng như thế nào là tốt cho sức khỏe? - Ảnh 3

Ăn kiêng là gì? Ăn kiêng như thế nào là tốt cho sức khỏe? - Ảnh 3

Bệnh nhân cần tránh khi ăn hoa quả

Đối với các bệnh nhân, thường các thầy thuốc khuyên họ ăn nhiều hoa quả, mọi người đến thăm cũng thường coi hoa quả là quà nhiều chất dinh dưỡng, vì vậy không cần chọn lựa, đều cho hoa quả chỉ có lợi không có hại. Thế nhưng bệnh nhân ăn hoa quả cũng phải cẩn thận, có một số bệnh nhân ăn hoa quả không phù hợp sẽ làm bệnh nặng thêm. Đông y cho rằng, hoa quá cũng giống như thuốc, đều có tính vị, công hiệu và kiêng kỵ khác nhau:

– Táo tàu vị ngọt, tính ôn, có tác dụng bổ tỳ, vị, nhuận phế, an thần, nếu ăn nhiều sẽ sinh đờm, tăng nhiệt, hại răng. Bệnh nhân bị đầy, hen và cao huyết áp không nên ăn nhiều.

– Quả lê, ngọt, mát, nhuận phế giảm ho, giảm nhiệt, tiêu đờm, chữa khát, thông ruột, nhưng nếu ăn nhiều sẽ tổn hại tỳ vị, người cơ thể yếu, tiêu hóa kém, bị tiêu chảy mạn tính không nên ăn.

– Quả đào: vị ngọt, tính ôn, ăn nhiều sinh nhiệt, có khi bị mụn nhọt.

Bệnh nhân ăn hoa quả không phù hợp sẽ làm bệnh nặng thêmBệnh nhân ăn hoa quả không phù hợp sẽ làm bệnh nặng thêm

– Quả mận: vị ngọt, tính mát, ăn nhiều sẽ trợ thấp, sinh đờm, dễ gây sốt rét, đi lỵ, người tỳ vị yếu không nên ăn.

– Cam quýt thuộc loại vị ngọt, tính bình, ăn nhiều sinh đờm, phát nóng, người bị bệnh về đờm không nên ăn.

– Quả hạnh: vị ngọt, tính ôn, ăn nhiều sinh đờm, bốc hỏa, trẻ em và sản phụ khi ốm không nên ăn.

– Quả mơ: vị chua, tính ôn, ăn nhiều hại răng cũng sinh đờm bốc hỏa, bệnh về đờm như ho có đờm và phụ nữ tắt kinh đều không nên ăn.

– Dưa hấu: thức ăn tốt về mùa hè, có thể giải nhiệt, trừ phiền muộn, có công dụng dã rượu, có thể chữa bệnh sưng họng, sinh mụn ở miệng lưỡi, nhưng vì tính cam hàn, vì vậy người sau khi đẻ, mới ốm dậy và bị tiêu chảy cũng không nên ăn.

– Chuối tiêu, quýt: đều có tác dụng thông đại tiện, người bị bệnh nhồi máu cơ tim nên ăn.

Người bị bệnh loét dạ dày và hành tá tràng, nếu dịch vị quá nhiều thì không nên ăn mơ, chanh. Người bị suy tim không nên ăn dưa hấu, nước dừa là những loại hoa quả nhiều nước, để tránh cho tim phải làm việc nhiều. Người bị bệnh đái tháo đường không nên ăn hoa quả chứa nhiều đường như chuối tiêu, táo, vái, lê, nhãn, táo tàu.

Ai phải kiêng canh gà?

Người già, người nhiều bệnh sức yếu hoặc mới khỏi bệnh thường có thói quen hầm gà mái già để làm canh, coi đó là một loại thuốc để bồi bổ, phục hồi sức khỏe. Thịt gà được mọi người ưa thích, không những vì có vị ngon, mà còn vì giá trị dinh dưỡng của thịt gà cũng tương đối cao. Theo phân tích, hàm lượng protein trong thịt gà đạt đến 23,2%, so với hàm lượng protein các loại thịt như thịt heo, thịt dê, thịt bò, thịt ngỗng thì cao hơn từ 1/3 – 1 lần. Hàm lượng chất béo trong thịt gà cũng ít, chỉ chiếm 1 – 2%, thấp hơn rất nhiều so với thịt các loại gia cầm khác.

Giá trị dinh dưỡng của canh gàGiá trị dinh dưỡng của canh gà

Nhiều người cho rằng giá trị dinh dưỡng của canh gà cũng cao như thịt gà, thậm chí có người còn cho canh gà có chất dinh dưỡng cao hơn thịt gà. Tuy nhiên giá trị dinh dưỡng của canh gà tuy cũng tốt, nhưng không thể so sánh với thịt gà được. Theo phân tích, chất dinh dưỡng trong canh gà chỉ là các chất protein, chất béo và muối vô cơ tan vào trong một ít nước do mỡ gà, da gà, xương và thịt gà tan vào nước. Chất protein trong canh gà chỉ bằng 7% so với thịt gà, mà mỡ gà trong canh đều thuộc loại acid béo bão hòa, ăn nhiều canh gà sẽ tăng thêm một số chất béo động vật.

Do thành phần dinh dưỡng trong canh gà như vậy cho nên không phải bất cứ bệnh nhân hoặc người bị suy yếu nào cũng đều có thể dùng canh gà để tẩm bổ. Bị bệnh nhiều cholesteron trong máu, mỡ máu cao, nếu ăn nhiều canh gà, chất béo trong canh gà sẽ được cơ thể tiếp thu làm cho cholesteron trong máu càng lên cao. Cholesteron quá cao, sẽ tích đọng lại trong mạch máu gây nên xơ cứng động mạch vành và động mạch. Đối với bệnh cao huyết áp: Cao huyết áp sẽ có thể làm cho chất béo đọng lại trong mạch máu toàn thân.

Thường xuyên ăn canh gà sẽ làm cholesteron trong máu lên cao, ngoài việc đọng lại trong mạch máu làm xơ cứng động mạch ra, còn làm cho huyết áp tiếp tục lên cao khó xuống được. Cao huyết áp lâu dài lại có thể dẫn đến bệnh tim, làm tim phình to và đầy ra. Đối với người yếu thận: Trong canh gà có những phân tử protein nhưng do bị viêm thận cấp tính, chức năng thận quá yếu hoặc bị viêm nhiễm đường tiết niệu nên thận không thể phân giải được chất protein, vì vậy ăn nhiều sẽ dẫn đến triệu chứng chất đạm trong máu cao, làm cho bệnh nặng thêm.

Đối với người dư acid trong dịch vị: Thì canh gà lại có tác dụng kích thích dạ dày tiết thêm acid sẽ gây nên loét dạ dày, cho nên người dư acid trong dịch vị hoặc vừa bị chảy máu dạ dày, cũng không nên ăn nhiều canh gà. Đối với người bị bệnh đường mật như viêm túi mật hoặc có sỏi trong túi mật: Cũng không nên ăn nhiều canh gà, vì muốn tiêu hóa chất béo trong canh gà cần phải có nước mật, sau khi ăn, canh gà sẽ kích thích túi mật co bóp như vậy sẽ làm tái phát chứng viêm túi mật, khiến bệnh nặng thêm.

Ngoài ra, hãy thay đổi quan niệm ăn kiêng bằng khái niệm dinh dưỡng giảm cân khoa học. Bạn hoàn toàn không cần và không nên kiêng tuyệt đối một món nào và cũng không nên ăn quá nhiều chỉ một nhóm thực phẩm. Quan trọng vẫn là cách cân đối đầy đủ các nhóm dinh dưỡng trong khẩu phần với mức năng lượng ăn vào là 25-30kcal/kg cân nặng trong một ngày.

1614 views

1614 views

Rate this post

Viết một bình luận