Ăn nấm rơm có tác dụng gì?
Nấm rơm vốn là loại lành không độc, lại bổ dưỡng nên được sử dụng làm thực phẩm phổ biến. Phân tích thành phần dinh dưỡng của nấm rơm, các nhà dinh dưỡng học đã khám phá được: cứ trong 100g nấm rơm khô sẽ có 21-21g đạm; 2,1-4,6g chất béo; 9,9g chất bột đường; 21g chất xơ cùng nhiều yếu tố vi lượng như Ca, Fe, P và các vitamin A, B1, B2, C, D, PP,…
Thành phần đạm có trong nấm rơm chứa đủ các loại acide amine tối cần thiết cho cơ thể, hơn cả trong thịt bò và đậu tương. Là loại giàu dinh dưỡng như vậy, nấm rơm có thể chế biến thành nhiều món ăn khoái khẩu như xào với thịt lợn, thịt bò, nấu canh, nấu lẩu, kho với thịt lợn, hầm với thịt gà, kho chay, nướng với lươn…
Cứ 100g nấm rơm tươi sẽ cung cấp cho cơ thể 31 calo
Đông y cho rằng nấm rơm có vị ngọt, tính hàn có công năng bổ tỳ, ích khí, tiêu thực, khử nhiệt, tăng sức đề kháng, có khả năng kháng ung thư và làm họ cholesterol máu. Nên trong một số bài thuốc dân gian, nấm rơm tán thành bột làm viên còn được chỉ định dùng chữa chứng thiếu máu.Ngoài ra, nấm rơm còn có thể được dùng như một dạng thực phẩm chức năng hỗ trợ rất tốt cho người ăn chay trường, người đang mắc các chứng bệnh rối loạn chuyển hóa như: béo phì, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp…
Món ăn bài thuốc từ nấm rơm
- Chữa di hoạt tinh, sinh lý yếu: Nấm rơm xào cùng tôm càng, rau dền ăn ngày 1 lần vào bữa ăn thường. Trong 5-7 ngày là một liệu trình.
- Có tác dụng kích dục, cường dương: Nấm rơm xào với thịt chim sẻ, thịt ếch, ăn ngày 1 lần.
- Bồi bổ, tăng cường sức khỏe: Canh nấm rơm (200g) nấu với đại táo (5-7 quả), ăn ngày 1 lần. Ăn 5-7 ngày liền.
- Phòng chống ung thư, bổ tỳ vị: nấm rơm nấu với đậu phụ ăn ngày 1 lần, thường xuyên ăn càng tốt.
- Bổ gan thận, ích khỉ, tăng sức: Nấm rơm xào với trứng bồ câu hay trứng chim cút.
Theo kinh nghiệm người quê tôi, nấm rơm xào với đậu que hay cải ngọt, kho chay với đậu phụ, nấu canh với rau dền, rau lang không những là món ăn ngon mà còn giúp tránh được các bệnh như tăng huyết áp, táo bón…
Quỳnh Nha