Ổi là một loại trái cây bổ dưỡng và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bên cạnh đó, ở một số quốc gia sử dụng Ổi như một loại dược liệu để chữa lành các vết thương và ngăn chặn nhiều bệnh lý trong cơ thể.
Ăn Ổi hàng ngày có tốt cho sức khỏe không?
Ổi là một loại thực phẩm bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe. Trong Ổi có chứa nhiều thành phần quan trọng và góp phần hỗ trợ cơ thể chống lại bệnh tật.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100 g Ổi thô, chưa qua chế biến có chứa các thành phần như:
- Calo
- Carbohydrate
- Chất béo
- Kali
- Vitamin C
- Vitamin A
- Vitamin D
- Vitamin K
- Vitamin B12
- Vitamin B6
- Đạm
- Thiamin
- Niacin
- Folate
- Axit Pantothenic
- Choline
- Betaine
- Magiê
- Canxi
- Sắt
- Natri
- Photpho
- Kẽm
- Đồng
- Mangan
- Florua
Trong 100 g Ổi có chứa khoảng 126 mg Vitamin C, có thể đáp ứng khoảng 209% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày. Ngoài ra, các chất dinh dưỡng khác trong Ổi cũng chứa lượng calo thấp và chất xơ cao. Sử dụng Ổi thường xuyên có thể tăng cường sức khỏe tim mạch, hệ thống tiêu hóa, tăng cường miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi nhiều bệnh lý.
Ăn Ổi hàng ngày có tác dụng gì?
Ổi là loại trái cây hình tròn hoặc bầu dục với vỏ màu xanh nhạt hoặc vàng. Thịt bên trong màu trắng hoặc đỏ hồng, có hạt, ăn được. Bên cạnh đó, lá Ổi đổi khi được sử dụng để chiết xuất trà và điều trị nhiều bệnh lý liên quan hệ hệ thống tiêu hóa.
Thịt Ổi chứa nhiều chất dinh dưỡng vượt trội có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
1. Quả Ổi tăng cường hệ thống miễn dịch
Ổi chứa nhiều Vitamin C và trên thực tế 100 g Ổi có thể cung cấp nhiều Vitamin C hơn 100 g Cam. Nhiều nghiên cứu cho biết Vitamin C có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch và chống lại nhiều tác nhân gây bệnh. Do đó, nếu thường xuyên cảm lạnh, ho hoặc sốt, bạn có thể sử dụng Ổi như một cách để tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch.
Vitamin C cũng bảo vệ các tế bào của cơ thể bạn khỏi bị hư hại, từ đó tránh được các bệnh nghiêm trọng như viêm khớp, ung thư và bệnh tim. Tuy nhiên, khi sử dụng Ổi nên chọn Ổi chín, vì lúc này Ổi chứa nhiều Vitamin C nhất.
Ngoài ra, người dùng không cần lo lắng về lượng Vitamin C dư thừa trong cơ thể. Loại Vitamin này tan trong nước. Do đó, các phân tử Vitamin C không được hấp thụ sẽ được thải ra khỏi cơ thể thông qua đường tiết niệu.
2. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Ổi chứa nhiều chất xơ và chất xơ cần thiết để chăm sóc sức khỏe tim mạch và hệ thống tiêu hóa. Chất xơ có thể làm giảm lượng Cholesterol xấu, góp phần cải thiện các bệnh lý về tim mạch.
Ngoài ra, các hoạt chất chống oxy hóa và stress oxy hóa trong lá Ổi có thể ngăn ngừa rối loạn trong hệ thống cơ thể. Điều này góp phần bảo vệ sức khỏe tim mạch và tránh các tổn thương gây hại đến cơ thể. Lá Ổi được chế biến thành trà, sử dụng để ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
3. Hỗ trợ cải thiện tình trạng tiểu đường
Các chất xơ trong Ổi có thể giảm lượng đường trong máu. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa táo bón, phòng tránh bệnh tiểu đường. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ cao có thể làm tăng số lượng các loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Điều này sẽ giúp hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
Một số nghiên cứu ở Ấn Độ cho biết, sử dụng Ổi (bỏ vỏ) có thể làm giảm lượng đường và Cholesterol trong máu. Điều này hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
4. Hỗ trợ hệ thống tiêu hóa
Ổi chứa nhiều chất xơ có thể hỗ trợ và cải thiện hệ thống tiêu hóa. Một quả Ổi cỡ trung bình có thể cung cấp khoảng 12% chất xơ cần thiết cho một người trưởng thành.
Ở một số quốc gia, lá Ổi có thể được sử dụng để điều trị buồn nôn, nôn và tiêu chảy.
Ngoài ra, trong Ổi cũng có đặc tính kháng khuẩn đường ruột có hại, ngăn ngừa nhiễm trùng tiêu hóa. Do đó, sử dụng Ổi thường xuyên có thể hỗ trợ cải thiện sức khỏe đường ruột.
5. Hỗ trợ giảm cân
Chỉ với 37 calo trong một loại trái cây và 12% lượng chất xơ khuyến nghị hàng ngày, Ổi là một món ăn nhẹ, ít Calo. Không giống như các loại trái cây có hàm lượng Calo thấp khác, Ổi chứa nhiều Vitamin và khoáng chất. Do đó, sử dụng Ổi hàng ngày có thể cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng mà không lo lắng về việc tăng cân.
6. Cải thiện tầm nhìn
Vitamin A trong Ổi có thể hỗ trợ cải thiện và tăng cường thị lực. Các chất dinh dưỡng trong Ổi cũng được cho là có thể làm giảm nguy cơ đục thể tinh thể, thoái hóa điểm vàng.
7. Tốt cho phụ nữ mang thai
Quả Ổi có chứa Folate, đây là một chất dinh dưỡng khá quan trọng trong thai kỳ. Nhiều nghiên cứu cho biết Folate có thể ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở trẻ, đặc biệt là những tổn thương có liên quan đến não và tủy sống của thai nhi.
8. Hỗ trợ làm giảm căng thẳng
Magie có trong Ổi có thể hỗ trợ thư giãn các dây thần kinh và cơ bắp của cơ thể. Điều này có thể hỗ trợ làm giảm căng thẳng và lo lắng trong cuộc sống.
9. Hỗ trợ cải thiện làn da
Các chất chống oxy hóa trong Ổi có thể bảo vệ làn da khỏi các vấn đề lão hóa. Ngoài ra, Vitamin A và C cũng góp phần giúp da săn chắc, chống việc hình thành nếp nhăn.
Bên cạnh đó, đặc tính kháng khuẩn, Ổi có thể loại bỏ vi khuẩn và điều trị mụn trứng cá.
10. Điều trị táo bón
Nhờ vào nguồn chất xơ cao, một quả Ổi đáp ứng khoảng 12% lượng chất xơ khuyến nghị hàng ngày. Điều này rất có lợi cho sức khỏe và hệ thống tiêu hóa. Ăn Ổi thường xuyên được cho là có thể hỗ trợ nhuận tràng, điều trị táo bón và phòng ngừa rối loạn tiêu hóa.
Hạt Ổi cũng có tác dụng nhuận tràng và hỗ trợ nhu động ruột khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu ăn hạt cần nhai nhuyễn để tránh gây ảnh hưởng đến ruột thừa.
11. Tốt cho não bộ
Ổi chứa Vitamin B3 và Vitamin B6, còn được gọi là Niacin và Pyridoxine. Các dưỡng chất này có thể giúp cải thiện lưu thông máu lên não, kích thích chức năng nhận thức và thư giãn các dây thần kinh.
12. Điều trị ho
Ổi chứa một trong số lượng Vitamin C và sắt cao nhất trong số các loại trái cây. Cả hai khoáng chất này đều được chứng minh là có khả năng phòng ngừa nhiễm lạnh và virus gây cảm.
Nước ép của ổi sống và trà lá ổi có hiệu quả cao trong việc làm giảm ho và cảm lạnh. Bởi vì các hoạt chất trong Ổi có thể giúp loại bỏ chất nhầy và khử trùng đường hô hấp, cổ họng, phổi.
13. Chống lão hóa
Ổi rất giàu Vitamin A, Vitamin C và chất chống oxy hóa. Ngoài ra, các hoạt chất như Carotene và Lycopene có thể bảo vệ da khỏi nếp nhăn và nám, sạm. Sử dụng một quả Ổi mỗi ngày có thể mang lại hiệu quả cao trong việc kéo dài thời gian lão hóa.
14. Hỗ trợ phòng chống ung thư
Các chất chống oxy hóa Lycopene và Vitamin C trong Ổi có thể chống lại các gốc tự do, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ ung thư. Những chất chống oxy hóa này có thể ngăn chặn sự tăng sinh của các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.
Ngoài ra, chất xơ trong Ổi cũng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ và ngăn ngừa ung thư ruột kết.
Một số lưu ý khi ăn Ổi hàng ngày
Cũng như nhiều loại trái cây khác, Ổi tự nhiên rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bên cạnh đó trái cây này cũng đi kèm với một số rủi ro cho sức khỏe như:
1. Gây cảm thấy đầy hơi chướng bụng
Ổi là một tác nhân phổ biến có thể gây ra chứng đầy hơi. Bởi vì trái cây này rất giàu đường, được gọi là Fructose. Tuy nhiên, cơ thể người lại không được cấu tại để tiêu hóa và hấp thu một lượng lớn Fructose.
Trên thực tế, các nhà nghiên cứu tin rằng có tới 40% người mắc phải một tình trạng gọi là kém hấp thu Fructose. Vì vậy, việc tiêu thụ quá nhiều Ổi sẽ khiến lượng Fructose trong dạ dày tăng lên và gây ra đầy hơi.
2. Ổi có thể gây ra tiêu chảy hoặc hội chứng ruột kích thích.
Do kém hấp thu Fructose, người dùng Ổi cũng sẽ gặp phải các vấn đề tiêu hóa hoặc rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, hạt Ổi được cho là khó tiêu hóa tự nhiên. Vì vậy, nếu ăn hạt Ổi, người dùng có thể bị đau dạ dày, viêm ruột thừa.
3. Gây cảm giác thèm ngọt
Việc tiêu thụ quá nhiều Ổi có thể khiến lượng đường trong máu giảm một cách đột ngột. Điều này gây ra cảm giác choáng váng, đói hoặc cồn cào trong ruột. Trên thực tế, một thời gian ngắn sau khi ăn Ổi người dùng bắt đầu cảm thấy đói.
Mặc dù giàu chất xơ nhưng do lượng đường quá ít nên Ổi không thể ngăn chặn cảm giác đói và mất năng lượng. Điều này tạo ra xu hướng thèm ăn ngọt để bổ sung vào phần năng lượng thiếu hụt.
4. Dễ bị nhiễm vi khuẩn.
Ổi, tương tự như các loại trái cây khác, có thể tiếp xúc với rất nhiều các loại vi khuẩn như Listeria, E. coli và Salmonella. Các loại vi khuẩn này có thể bám vào Ổi thông qua gió, nước và đất.
Mặc dù lớp vỏ bên ngoài có thể giúp Ổi chống lại vi khuẩn. Nhưng vi khuẩn hoàn toàn có thể xâm nhập vào trong nếu da bị nứt, vỡ, tổn thương. Và hầu hết các trường hợp khi ăn Ổi, người dùng thường không bỏ lớp vỏ ngoài. Vì vậy khả năng nhiễm khuẩn có thể sẽ tăng cao hơn.
Ổi là loại trái cây quen thuộc và có tác động tích cực đến sức khỏe và hỗ trợ cải thiện một số bệnh lý. Do đó, sử dụng loại trái cây này mỗi ngày để tăng cường sức khỏe và phòng tránh nhiều vấn đề bệnh lý. Tuy nhiên, nếu cần thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày, người dùng vui lòng trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể.