Gần đây, ngày nào chị Nguyễn Thu H, ở Giảng Võ, Hà Nội cũng dặn những người bán hàng ở chợ để phần cho chị đủ loại “pín” của bò, chó, dê … đến gà, thậm chí cả lợn. Chị cho biết, vợ chồng chị đã bắt đầu bước vào tuổi “suy yếu” nên chị mua về để “tẩm bổ”. Lúc đầu chị chỉ mua phục vụ ông xã, nhưng một vài lần thử chị thấy cũng ngon và có tác dụng. Thế nên hiện giờ đây là món ăn đêm của hai vợ chồng.
Một chủ quán trên đường Văn Miếu cho biết, lúc đầu khách nữ chỉ là người đi cùng, ngồi cạnh quý ông. Nay thì khác hẳn, chị em thường rủ nhau đi riêng để “thưởng thức” cho tự nhiên, thoải mái. So với trước đây, khách hàng là những quý cô đã tăng gấp 2-3 lần. Nhiều chị em kháo nhau, món này chẳng những giúp “vùng lên mạnh mẽ” mà còn có tác dụng đẹp da.
Có lợi cho quý cô?
Theo ThS Hoàng Khánh Toàn, chủ nhiệm khoa Đông Y, Bệnh viện TW Quân đội 108, pín (dương vật và tinh hoàn của một số động vật như chó, bò, trâu, dê, hải cẩu, hươu, hổ) tính ấm nóng, có công dụng bổ thận, tráng gương, ích tinh, tăng cường khả năng hoạt động sinh lý.
Trong dinh dưỡng học cổ truyền, ngẩu pín loại thực phẩm rất bổ và có lợi cho cánh “mày râu” theo nguyên lý “lấy tạng bổ tạng”. Tuy nhiên, phụ nữ cũng có thể dùng món ăn này. Bởi cơ thể người nam và nữ đều có phần âm và phần dương.
Ngẩu pín cũng có lợi đối với phụ nữ có thể chất dương hư hoặc các chứng bệnh thuộc thể dương hư như: sợ lạnh, tay chân lạnh, sắc mặt mệt mỏi, lưng gối đau mỏi, hoa mắt chóng mặt, đại tiện lỏng loãng, kinh nguyệt ít, bế kinh, lãnh cảm, huyết áp thấp…
PGS-TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện Trưởng Viện Dinh dưỡng cho biết, thực tế chưa có công trình khoa học nào chứng tỏ các chất chứa trong “của quý” của các loài có tác dụng “tăng cường âm sự, dương sự” như dân gian truyền tụng. Bộ phận này thực chất là hệ cơ, gân, mạch máu, hệt như các bộ phận khác trong cơ thể.
Cùng với quan điểm đó, BS Đào Xuân Dũng khẳng định, chỉ nên coi đây là thứ “viagra tinh thần”. Khi đầu óc thoải mái, cảm xúc sẽ đến một cách tự nhiên và mạnh mẽ hơn.
Cẩn thận mang bệnh
ThS Toàn cảnh báo, tuy ngẩu pín là loại thực phẩm có giá trị nhất định nhưng tuyệt đối không nên lạm dụng. Tốt nhất, một tuần có thể dùng 1-2 lần, nếu thấy khỏe lên thì dùng tiếp. Hơn nữa, không phải ai cũng dùng được “pín”.
Những người bị âm hư hoặc bị bệnh thuộc về âm hư: người gầy, hay nóng sốt về chiều, lòng bàn tay và bàn chân nóng, họng khô, miệng khát, ra mồ hôi trộm; hay ù tai, hoa mắt, chóng mặt, tiểu tiện sẻn đỏ (nước tiểu ít và đỏ), đại tiện táo… thì không nên dùng.
Những người này, dương đang vượng, âm đang hư, khi dùng “pín” sẽ khiến dương thừa càng thừa, âm hư càng hư, làm cho các bệnh lý vốn có thuộc về âm hư như cao huyết áp, viêm gan… càng nặng thêm.
Gần đây, ngày nào chị Nguyễn Thu H, ở Giảng Võ, Hà Nội cũng dặn những người bán hàng ở chợ để phần cho chị đủ loại “pín” của bò, chó, dê … đến gà, thậm chí cả lợn. Chị cho biết, vợ chồng chị đã bắt đầu bước vào tuổi “suy yếu” nên chị mua về để “tẩm bổ”. Lúc đầu chị chỉ mua phục vụ ông xã, nhưng một vài lần thử chị thấy cũng ngon và có tác dụng. Thế nên hiện giờ đây là món ăn đêm của hai vợ chồng. Một chủ quán trên đường Văn Miếu cho biết, lúc đầu khách nữ chỉ là người đi cùng, ngồi cạnh quý ông. Nay thì khác hẳn, chị em thường rủ nhau đi riêng để “thưởng thức” cho tự nhiên, thoải mái. So với trước đây, khách hàng là những quý cô đã tăng gấp 2-3 lần. Nhiều chị em kháo nhau, món này chẳng những giúp “vùng lên mạnh mẽ” mà còn có tác dụng đẹp da.Theo ThS Hoàng Khánh Toàn, chủ nhiệm khoa Đông Y, Bệnh viện TW Quân đội 108, pín (dương vật và tinh hoàn của một số động vật như chó, bò, trâu, dê, hải cẩu, hươu, hổ) tính ấm nóng, có công dụng bổ thận, tráng gương, ích tinh, tăng cường khả năng hoạt động sinh lý. Trong dinh dưỡng học cổ truyền, ngẩu pín loại thực phẩm rất bổ và có lợi cho cánh “mày râu” theo nguyên lý “lấy tạng bổ tạng”. Tuy nhiên, phụ nữ cũng có thể dùng món ăn này. Bởi cơ thể người nam và nữ đều có phần âm và phần dương. Ngẩu pín cũng có lợi đối với phụ nữ có thể chất dương hư hoặc các chứng bệnh thuộc thể dương hư như: sợ lạnh, tay chân lạnh, sắc mặt mệt mỏi, lưng gối đau mỏi, hoa mắt chóng mặt, đại tiện lỏng loãng, kinh nguyệt ít, bế kinh, lãnh cảm, huyết áp thấp… PGS-TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện Trưởng Viện Dinh dưỡng cho biết, thực tế chưa có công trình khoa học nào chứng tỏ các chất chứa trong “của quý” của các loài có tác dụng “tăng cường âm sự, dương sự” như dân gian truyền tụng. Bộ phận này thực chất là hệ cơ, gân, mạch máu, hệt như các bộ phận khác trong cơ thể.Cùng với quan điểm đó, BS Đào Xuân Dũng khẳng định, chỉ nên coi đây là thứ “viagra tinh thần”. Khi đầu óc thoải mái, cảm xúc sẽ đến một cách tự nhiên và mạnh mẽ hơn.ThS Toàn cảnh báo, tuy ngẩu pín là loại thực phẩm có giá trị nhất định nhưng tuyệt đối không nên lạm dụng. Tốt nhất, một tuần có thể dùng 1-2 lần, nếu thấy khỏe lên thì dùng tiếp. Hơn nữa, không phải ai cũng dùng được “pín”. Những người bị âm hư hoặc bị bệnh thuộc về âm hư: người gầy, hay nóng sốt về chiều, lòng bàn tay và bàn chân nóng, họng khô, miệng khát, ra mồ hôi trộm; hay ù tai, hoa mắt, chóng mặt, tiểu tiện sẻn đỏ (nước tiểu ít và đỏ), đại tiện táo… thì không nên dùng. Những người này, dương đang vượng, âm đang hư, khi dùng “pín” sẽ khiến dương thừa càng thừa, âm hư càng hư, làm cho các bệnh lý vốn có thuộc về âm hư như cao huyết áp, viêm gan… càng nặng thêm.
Các chuyên gia khuyến cáo, ngẩu pín có chứa nhiều cholesterol, vì vậy, ăn nhiều không tốt cho cơ thể, nhất là với người béo, bị bệnh tim mạch, cao huyết áp… Đặc biệt, đây là loại thực phẩm dễ bị ôi thiu nên nhiều nơi đã dùng hàn the để bảo quản và chế biến (giúp làm trắng và tăng độ giòn), nên khi ăn cần cẩn thận kẻo lợi bất cập hại.