Áo dài là gì?
Áo dài là trang phục truyền thống của Việt Nam, mặc cùng với quần dài, che thân từ cổ đến hoặc quá đầu gối và dành cho cả nam lẫn nữ nhưng hiện nay thường được biết đến nhiều hơn với tư cách là trang phục nữ. Áo dài thường được mặc vào các dịp lễ hội, trình diễn; hoặc tại những môi trườngđòi hỏi sự trang trọng, lịch sự; hoặc là đồng phục nữ sinh tại trường trung học phổ thông hay đại học; hay đại diện cho trang phục quốc gia trong các quan hệ quốc tế. Các người đẹp Việt Nam hầu hết đều chọn áo dài cho phần thi trang phục dân tộc tại các cuộc thi sắc đẹp quốc tế.
Trước đây, áo dài thường được mặc kết hợp cùng với nón quai thao, nón lá, hay là khăn đóng. Nhưng kiểu sơ khai nhất của chiếc áo dài là chiếc áo giao lãnh. Chúa Nguyễn Phúc Khoát là người được xem là có công sáng chế chiếc áo dài và định hình chiếc áo dài Việt Nam như ngày nay.
Trước đây, áo dài thường được mặc kết hợp cùng với nón quai thao, nón lá, hay là khăn đóng. Nhưng kiểu sơ khai nhất của chiếc áo dài là chiếc áo giao lãnh. Chúa Nguyễn Phúc Khoát là người được xem là có công sáng chế chiếc áo dài và định hình chiếc áo dài Việt Nam như ngày nay.
Áo dài – trang phục truyền thống của dân tộc Việt Nam, không chỉ đơn giản là thứ trang phục để mặc lên người mà còn trở thành một nét gì đó rất riêng trong tâm thức, linh hồn người Việt.
Trải qua bao nhiêu năm tháng, sức sống của chiếc áo dài vẫn còn nguyên đó, minh chứng ngay ở sự hiển hiện của áo dài ở sân trường, ở trên mỗi chuyến bay, ở đấu trường sắc đẹp quốc tế, hay đơn giản là ngay trên đường phố mỗi dịp Tết đến xuân về.
Dù đã trải qua rất nhiều thăng trầm lịch sử nhưng áo dài vẫn phổ biến và có ảnh hưởng đối với đời sống người Việt Nam hiện đại. Trong những sự kiện đặc biệt chúng ta vẫn thường xuyên thấy sự xuất hiện của tà áo dài truyền thống Việt Nam, chiếc áo dài như là một tác phẩm để đời của người Việt. Ngoài thiết kế trang nhã, thanh lịch thì ý nghĩa tà áo dài truyền thống Việt Nam còn rất nhiều, chứa đựng bản sắc và tinh thần Việt. Là một phần văn hóa nói lên nhân quan và gói trọn tinh thần dân tộc Việt, gói trọn tinh thần người Việt. Áo dài được mọi lứa tuổi sử dụng, nó đã trở thành quốc phục của Việt Nam, được sử dụng trong những dịp đặc biệt hoặc những buổi lễ mang tầm quốc gia. Phụ nữ Việt Nam luôn chọn áo dài để xuất hiện trong dịp đặc biệt bởi nó góp phần làm tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ đồng thời thể hiện được niềm tự hào dân tộc.
Trong dân gian hay có câu: “Người đẹp vì lụa”, chiếc áo dài với thiết kế thon gọn, chuẩn xác đã giúp cho người. Để có được chiếc áo dài đẹp thì phải được đặt may thủ công tại cửa hàng, có sự lựa chọn tỉ mỉ, cẩn trọng trong chất liệu.
cấu tạo áo dài truyền thống:
- Cổ áo: Cổ áo cao khoảng 2-3 cm, ôm khít cổ, tạo hình chữ V trước cổ.
- Khuy áo: Thường dùng khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi dọc xuống ngang hông.Theo truyền thống, khuy áo dài ở phần thân trên được cố định tại 5 vị trí, vừa giúp chiếc áo dài được cố định ngay ngắn, vừa biểu tượng cho 5 đạo làm người của dân tộc Việt: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín
- Thân áo: Gồm 2 phần: thân trước và thân sau. Cả 2 thân áo đều dài từ cổ xuống mắt cá chân, được may sát vào phom người.
- Tay áo: Dài, không có cầu vai, may kéo dài từ cổ áo đến cổ tay.
- Tà áo: Gồm 2 tà là tà trước và tà sau, xẻ từ ngang hông xuống dưới.
Chiếc áo dài truyền thống với những thiết kế làm tôn lên vẻ đẹp duyên dáng, dịu dàng, nết na của người phụ nữ Việt Nam.
Chiếc áo dài truyền thống với những thiết kế làm tôn lên vẻ đẹp duyên dáng, dịu dàng, nết na của người phụ nữ Việt Nam.
Tuy nhiên, bật mí cho bạn, tà áo dài mà được coi là truyền thống ấy cũng đã từng là phiên bản “cách tân” đấy!
Để biết được nguồn gốc và hình dáng chiếc áo dài xưa như thế nào, hãy cùng đến với lịch sử phát triển của áo dài qua từng thời kỳ nhé!
Lịch sử phát triển của áo dài
Tà áo dài truyền thống hóa ra cũng “bước qua” và “chứng kiến” sự chuyển biến của dân tộc qua nhiều thời kỳ.
Không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thủy ra đời từ lúc nào và hình dáng ra sao vì không có tài liệu ghi nhận và chưa có nhiều người nghiên cứu. Y phục xa xưa nhất của người Việt, theo những hình khắc trên mặt chiếc trống đồng Ngọc Lũ cách nay khoảng vài nghìn năm cho thấy hình phụ nữ mặc trang phục với hai tà áo xẻ. Sử giả Đào Duy Anh viết, “Theo sách Sử ký chép thì người Văn Lang xưa, tức là tổ tiên ta, mặc áo dài về bên tả (hình thức tả nhiệm). Sử lại chép rằng ở thế kỷ thứ nhất, Nhâm Diên dạy cho dân quận Cửu Chân dùng kiểu quần áo theo người Tàu. Theo những lời sách đó chép thì ta có thể suy luận rằng trước hồi Bắc thuộc thì người Việt gài áo về tay trái, mà sau bắt chước người Trung Quốc mới mặc áo gài về tay phải”
Kiểu sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giao lãnh. Khi mặc thì hai cổ áo để giao nhau, áo mặc phủ ngoài yếm lót, váy, thắt lưng buông thả. Cổ nhân xưa đi chân đất, người quyền quý thì mang guốc gỗ, dép, giày. Ngoài chiếc áo giao lãnh còn kiểu áo tứ thân (gồm bốn vạt nửa: vạt nửa trước phải, vạt nửa trước trái, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái). Kiểu áo do chúa Nguyễn Phúc Khoát đặt định là áo năm thân cổ đứng cài khuy. Áo ngũ thân che kín thân hình không để hở áo lót. Mỗi vạt có hai thân nối sống (vị chi thành bốn) tượng trưng cho tứ cha mẫu, và vạt con nằm dưới vạt trước chính là thân thứ năm tượng trưng cho người mặc áo. Vạt con nối với hai vạt cả nhờ cổ áo có bâu đệm, và khép kín nhờ 5 chiếc khuy tượng trưng cho quan điểm về ngũ thường theo quan điểm Nho giáo và ngũ hành theo triết học Đông phương.
Áo dài có đặc trưng là ôm sát lấy cơ thể, cổ cao và có chiều dài chấm gót chân. Áo dài được xẻ nhẹ nhàng hai bên hông, tuy kín đáo nhưng vẫn tóat lên được vẻ quyến rũ, gợi cảm. Màu sắc áo dài cũng rất đa dạng, áo dài truyền thống xưa chủ yếu là đỏ, đen, trắng và theo thời gian, áo dài có nhiều sự thay đổi về màu sắc hơn. Đa dạng trong sắc màu, ngoài màu đỏ thì màu hồng, vàng cũng được yêu thích hơn cả, đặc biệt khi Xuân sang.
Áo dài là trang phục dành cho mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính. Không chỉ phụ nữ mới mặc áo dài mà nam giới cũng có những thiết kế áo dài riêng. Các em nhỏ trong ngày Tết hay những ngày dạo phố cũng được sở hữu một tà áo dài thật ngây thơ, dễ mến. Khi tham gia một trương trình hay sự kiện nào đó, ta vẫn thường thấy hình ảnh áo dài được phụ nữ chọn lựa để tôn vinh lên vẻ đẹp hình thể cũng như thể hiện linh hồn, niềm tự hào của dân tộc.
Chiếc áo dài Việt Nam tượng trưng cho sự thuần khiết, bên trong chiếc áo dài tưởng như đơn giản nhưng lại chứa đựng rất nhiều ý nghĩa. Tà áo dài truyền thống được người Việt Nam bảo tồn qua nhiều thời kì, trân trọng để truyền lại cho thế hệ mai sau. Áo dài cũng là minh chứng cho sự thay đổi của Việt Nam, trường tồn với thời gian, trở thành quốc phục của đất nước.
Theo thời gian và dòng chuyển đổi, áo dài cũng có những biến tấu với nhiều đường nét cách tân khác nhau. Vẫn giữ nguyên được nét đẹp tế nhị, nền nã của áo dài truyền thống, áo dài hiện đại được thay đổi đôi chút về kiểu dáng. Không chỉ còn một chiếc cổ áo cao mà thay vào đó, áo dài được may với cổ thuyền, cổ tròn,… để đa dạng được chọn lựa hơn cho các chị em. Chất liệu để may áo dài xưa chủ yếu là nhung nhưng ngày nay, áo dài vải lụa được ưa chuộng hơn cả bởi sự mềm mại, có độ rủ cao tạo nét duyên dáng hơn cho người mặc.
Nhắc đến áo dài hiện đại, chúng ta không thể nào quên những tà áo dài cách tân. Một biến tấu của áo dài truyền thống được giới trẻ rất yêu thích. Áo dài cách tân được may rộng hơn một chút, không quá ôm cơ thể nhưng vẫn tinh tế khoe được nét đẹp hình thể của các cô gái.
Dù cho thời gian có thay đổi thế nào, các trang phục khác được du nhập vào nước ngày một đẹp hơn đến mấy thì áo dài vẫn là một biểu tượng đẹp, gắn với hình ảnh dịu dàng, đắm thắm của người phụ nữ Việt.
Người đăng: chiu
Time: 2021-08-10 18:08:31