Atropa belladonna – Dược liệu Hoàng Thành – Alcaloid nhân Tropan

ATROPA BELLADONNA LINN.

DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOID CÓ NHÂN TROPAN

Tên khác: Belladone (Pháp)

Họ: Cà (Solanaceae)

Mô tả

Cây Atropa belladonna Linn. là một cây sống dai do thân reexl thân cây có thể cao tới 1m đến 1,5 m.

Địa lý

Mọc ở Trung Âu, Nam Âu, Tây Á, Bắc PHI

Được trồng ở nhiều nước: Liên Xô, Anh, Pháp, Ấn Độ, Mỹ

Đang di thực có kết quả vào nước ta

Trồng trọt và thu hái

Trồng bằng hạt, cành hay bằng thân rễ

Hay trồng nhất bằng gieo hạt; sau đến dùng thân rễ.

Đất trộng cần tốt, tưới đều, bón đủ; nên là đất xốp, đất phù sa.

Việc dùng phân chuồng, phân supe phosphat, nitrat, sẽ làm cho cây có nhiều alcaloid hơn cây mọc hoang.

Ánh sáng mặt trời trực tiếp cũng rất cần. Nó làm cho cây nhiều lá và nhiều ancaloit. Thu hoạch ở những nơi có ánh sáng mặt trời gấp nơi ớm; hiệu suất cao cũng gấp 3 lượng cao của cây trồng chỗ mát; tỉ lệ alcaloid gấp 2: tổng cộng tỷ lệ ancaloit tăng lên gấp 6 lần.

Thường người ta trồng mỗi cây cách xa nhau chừng 0,3m, đánh thành luống cách nhau 0,8 m: mỗi mẫu tây như vậy có chừng 33.000 gốc.

Trồng đầu năm, tới tháng 8 đã hái lượt thứ nhất; năm sau cho nhiều lá hơn; nhưng hiệu suất cao nhất vào năm thứ 3.

Hái:

  • Hái lá vào khi cây sắp ra hoa, tức là vào các tháng 6, tháng 7. Khi ấy tỷ lệ alcaliod cao nhất.

Mỗi hecta cho độ 5.000kg lá tươi (900-950 kg lá khô)

Cắt những cây đủ lá, hoa, cách mặt đất chừng 4 – 5 cm. Các chồi mới sẽ nảy. Hái bằng liềm, hái. Sau đó mới lấy lá riêng.

Cần sấy ngay. Nên sấy bằng lò sấy ở nhiệt độ 45o trong 24 đến 48 giờ. Trong điều kiện ấy ta được các lá màu xanh lục, có thể dùng chế cao, nhưng các lá đó rất ròn. Phải để ra ngoài trời vài ngày cho thành mềm.

  • Rễ hái ở những cây được 2 tuổi và không hái lá năm trước để clorophyn có thể tổng hợp và dự trữ vào thân rễ và rễ cách chất do clorophyn tổng hợp được

Hái lúc ra hoa, vào cuối hạ hay cuối thu. Rửa sạch đất

Cắt thành từng mẩu, nếu cần bổ dọc và sấy lửa nhỏ.

  • Quả có khi đợi cihns mới hái. Hái xong phải phơi thật nhanh.

Muốn lấy hạt, phải cà các quả chín lên một cái rây. Rửa nhiều lần rồi phơi khôi.

Nếu muốn có hạt để gieo, cứ để nguyên hạt trong quả khô: khi nào gieo mới lấy ra.

Muốn phơi hạt, cần tãi thành từng lướp mỏng trên các rây để khí trời có thể trực tiếp cả trên lẫn dưới làm hạt chóng khô hơn. Cần đảo luôn.

Sau 15 ngày đến 1 tháng, khi quả thật khô, đem sát lên một cái rây. Hạt lọt qua, vỏ nằm lại trên rây.

Bộ phận dùng

Lá phơi khô: Folium Belladonnae (chủ yếu)

Rễ và thân rễ: Radix et Rhizoma Belladonnae

Quả và hạt: Fructus et Semen Belladonnae

Lá dài 6 – 20 cm, rộng 5 – 10 cm, hình trứng, nhọn, mép nguyên, cuống ngắn, gân lồi cả hai mặt; nhưng mặt dưới lồi hơn.

Giải phẫu lá: có hai biểu bì gồm các tế bào vòng vèo, cutin có vân; quanh khổng có 3 – 4 tế bào trong đó một tế bào bao giờ cũng nhỏ hơn. Một ít lông che chở, gồm 3 – 5 tế bào dài, thành hơi dày và nhẵn, hơi có chấm. Lông bài tiết tương đối nhiều hơn, có hai loại chân đa bào dài, hạch đơn tế bào nhỏ, còn có loại chân đơn bào, hạch nhỏ đơn bào hay đa bào.

Diệp nhục không đối xứng, 1 – 2 hàng tế bào dậu, 3 – 4 hàng tế bào thường có nhiều tế bào cát.

Bó gỗ hình cung, libe ở hai mặt bó.

Bột lá: Lông che chở có ít, thẳng, đơn hay đa bào, lông bài tiết nhiều hơn một chút. Tế bào biểu bì rộng, thành vòng vèo, cutin có vân. Nhiều khổng to xung quanh có 3 – 4 tế bào, trong đó có một tế bào nhỏ hơn. Có tế bào cát, không có sợi.

Rễ, thân rễ và quả: Ít gặp dùng ở Việt Nam

Thành phần hóa học

Trong lá Atropa belladonna, ta thấy có:

  • Rất nhiều chất vô cơ nên tỷ lệ tro rất cao, tới 15%; gồm các muối clorua nitrat làm cho tro rất dễ hút nước; cao beladon do đó cũng dễ hút nước.
  • Các tạp chất như đường (glucoza, levuloza), asparagin, acid sucxinic, và scopoletin.

Vì scopoletin, cao beladon cho huỳnh quang trong dung dịch amoniac, kahcs với cao datura và hyoscynamus niger không cho huỳnh quang và tỉ lệ scopoletin quá thấp để cho huỳnh quang.

  • Các hoạt chất bao gồm:

+ Các chất kiềm bay hơi.

+ Các alcaloid: hyoscyamin, atropin (nhiều nhất), rất ít atropamin và beladonin.

Các chất kiềm bốc hơi gồm pyridin, N-methyl pyrrolin, N-methyl pyrrolidin.

Sự có mặt của các chất kiềm này không có tác dụng gì rõ rệt về sinh lý.

Ta chỉ cần nhớ rằng các chất đó ảnh hưởng tới khi định lượng để chú ý loại hết trước khi định lượng.

Hyoscyamin là alcaloid chủ yếu của Atropa Belladonna. Nhưng vì nhiệt dễ beiesn hyoscyamin thành dạng raxemic tức là atropin (đồng phân quang học của hyoscyamin) cho nên trước đây người ta cho rằng thành phần chủ yếu của Atropa belladonna là atropin.

Hyoscyamin và atropin đều là este của acid tropic và chất kiềm tropin hay tropanol.

Xác định vị trí và định lượng alcaloid trong Atropa belladonna.

Muốn xác định vị trí alcaloid trong Atropa belladonna, người ta dùng dung dịch nước iod và IK, hoặc thuốc thử photphomolybdic. Các thuốc thử đó cho kết tủa với ancaloit và cho ta thấy rằng ancaloit tập trung ở biểu bì và lớp tế bào vòng quanh libe.

Đinh lượng alcaloit trong Atropa belladonna theo nguyên tắc chung: đẩy alcaloit bằng kiềm; lấy treien ra bằng ete clorofoc. Định lượng bằng phép đo acid.

Tác dụng sinh lý và độc tính

  • Hấp thụ và bài tiết: Atropa belladonna và các alcaloid qua các niêm mạc, các tổ chức, tế bào rất dễ dàng. Sự bài tiết cũng mau chóng qua nước tiêu (10-20 giờ là hết, nhưng với liệu độc, sự bài tiết chậm hơn và kéo dài mấy ngày)
  • Đối với hệ thần kinh thực vật, quan trọng nhất: gây các hiện tượng chung như giãn đồng tử, làm mờ mắt do sự diều tiết bị tê liệt, tim đập nhanh, phế quản giãn, mọi sự bài tiết đều giảm có khi ngừng hẳn (nước dãi, khô cổ, mồ hôi, nước tiểu, sữa, …)
  • Đối với trung khu thần kinh, kích thích não và gây mê sảng, ảo giác.

Vì giảm độ nhậy của các đầu dây thần kinh cảm giác cho nên dùng chữa ho, chữa nôn mửa.

Đối với cơ trơn có tác dụng làm giảm co bóp.

Độc tính :Toàn cây đều rất độc, nhưng độ độc thay đổi tuy theo tỷ lệ alcaloid.

Ảnh hưởng giống vật rất quan trọng: nười dễ bị ngộ độc nhất. Sau đó tới mèo, chim (trừ chim bồ câu lại rất chịu thuốc), và chó. Khỉ chịu hơn người.

Ngựa, lừa có thể ăn mấy ngày liền lá Atropa belladonna, mỗi ngày 1kg không làm sao.

Dê, lợn và các giống nhai lại khác ăn Atropa belladonna không việc gì, nhưng tiêm mạch máu thì bị độc. Sữa dê ăn Atropa belladonna trở nên độc.

Chuột, chuột bạch, thỏ có thể ăn hàng tháng. Nhưng thịt thỏ nuôi bằng Atropa belladonna thành độc.

Công dụng và liều dùng

  • Thuốc dịu thần kinh dùng trong các bệnh ho gà, ho, hen, động kinh, viêm loét dạ dày, loét ruột, nhức thần kinh do trĩ.
  • Thuốc bớt mồ hồi, giảm bài tiết dùng trong bẹnh mồ hôi trộm và nhiều của lao phổi, loét dạ dày do quá nhiều nước chua.

Dùng dưới dạng:

  • Thuốc bột (thuốc độc bảng A) mỗi liều 0,15g; trong 24h 0,5 gam. Chế thành viên.
  • Cao rượu (thuốc độc bảng A) 0,01 – 0,05 gam, chế thành viên tròng, pixio.
  • Cồn Atropa belladonna
  • Còn dùng dưới hình thức:

Thuốc lá chữa hen (1 gam lá khô), cuống như thuốc lá để hút

Thuốc thụt 0,2 gam lá trong 200 ml

 

Rate this post

Viết một bình luận