BIM là gì? BIM (Building Information Modeling) là một quy trình tiên tiến được ứng dụng trong ngành xây dựng (AEC) dựa trên các mô hình 3D kỹ thuật số được sử dụng xuyên suốt vòng đời của một dự án thiết kế, hạ tầng và xây dựng. Những mô hình BIM này cao cấp hơn nhiều so với các bản vẽ 2D, 3D đơn thuần, chúng được tạo thành bởi các mô hình thông minh kèm theo rất nhiều thông tin, được thay đổi và cập nhật xuyên suốt quá trình phát triển dự án.
BIM ảnh hưởng đến hiệu quả thiết kế như thế nào?
Công nghệ đang thay đổi cách các tòa nhà, cơ sở hạ tầng được thiết kế, xây dựng và vận hành. Và nó giúp cải thiện quá trình làm việc, cải thiện hiệu suất thiết kế và vận hành trong suốt vòng đời của các công trình. Về cơ bản có thể coi đây là mô hình 3D ảo của tòa nhà với đầy đủ các thành phần: gạch, vữa, lợp, ánh sáng, nội thất… đều được quy định cụ thể trong mô hình BIM.
Tất cả các cá nhân, tổ chức cộng tác trong việc thiết kế và xây dựng công trình đều có thể sử dụng những dữ liệu trong mô hình BIM, thông qua đó có thể phân tích được giá, thời gian và phương pháp xây dựng, bảo trì công trình. Toàn bộ quá trình làm việc sẽ dựa trên cơ sở việc chia sẻ thông tin này, chúng luôn được cập nhật và bổ sung liên tục trong suốt quá trình làm việc, từ lúc phát thảo cho đến lúc công trình được hoàn thiện. Cũng bởi lý do đó, BIM cũng có thể được xem là “Building Information Management – Quản lý thông tin công trình”.
Các quy trình thiết kế 2D hiện tại đã trở nên lỗi thời với sự xuất hiện của BIM. Đối với cách làm cũ, việc chuyển giao thông tin từ nhóm thiết kế sang nhóm xây dựng cũng đã là một vấn đề, mỗi một chỉnh sửa dù nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều bản vẽ khác, và tất cả đều phải chỉnh sửa một cách thủ công. Tất cả các dữ liệu không có sự liên kết đồng nhất và tự động nên việc cập nhật và bổ sung vô cùng khó khăn, đặc biệt là khó phát hiện được các xung đột trong công trình. Việc dẫn đến sai sót và trễ tiến độ công trình là cực kỳ lớn.
Với BIM, dữ liệu sẽ được tập trung và thống nhất trong suốt quá trình làm việc, tất cả mọi cập nhật đều tự động diễn ra và hoàn toàn chính xác. Các cảnh báo cũng được phát hiện một cách thông minh và linh hoạt với các xung đột (ví dụ đường ống với khung dầm?), dễ dàng xuất ra các bảng vẽ 2D, phát hiện các điểm bất hợp lý thông qua mô hình thiết kế 3D, liên kết giữa các phòng ban với nhau (kiến trúc, kết cấu, MEP, xây dựng…).
BIM 3D và Revit
Quy trình BIM sẽ xoay quanh các mô hình số hóa 3D, và ta cần các phần mềm để thực hiện công việc xây dựng những mô hình này. Autodesk là một trong những hãng phần mềm tiên phong và đang dẫn đầu trong việc phát triển các ứng dụng hỗ trợ cho quy trình BIM. Trong đó Autodesk Revit đang nổi lên trở thành một phần mềm không thể thiếu khi nhắc đến BIM, đặc biệt là BIM 3D. Revit sẽ hỗ trợ thực hiện trong 3 giai đoạn chính:
- Thiết kế kiến trúc (architecture)
- Thiết kế kết cấu (structure)
- Thiết kế cơ điện (MEP)
Mặc dù vẫn còn một số hạn chế nhất định, nhưng phần mềm Revit đang không ngừng được Autodesk cập nhật và bổ sung cộng với việc ưu thế không thể chối cãi trong việc đồng bộ:
- Đồng bộ cực kỳ chặt chẽ với AutoCAD (cùng 1 hãng Autodesk)
- Tạo thành một quy trình xuyên suốt từ kiến trúc, kết cấu đến MEP trên cùng 1 phần mềm Revit, hạn chế tối đa việc import và export gây thất thoát dữ liệu trước kia.
- Liên kết với các phần mềm khác của hãng Autodesk như: Navisworks, Infraworks, 3Ds Max, Inventor…
- Dữ liệu đồng bộ liên tục trên một mô hình tổng, giúp các kỹ sư có thể cùng thiết kế trên cùng một mô hình theo thời gian thực.
Nếu doanh nghiệp của bạn đang dần thấy hụt hơi trong ngành xây dựng thì việc chuyển đổi từ quy trình thiết kế CAD 2D cũ kỹ sang BIM 3D là một hướng đi đúng đắn, đặc biệt chính phủ Việt Nam đang định hướng đến năm 2021 BIM sẽ trở thành tiêu chuẩn trong ngành. Và Revit sẽ là một lựa chọn sáng giá và thông minh cho bước chuyển mình này. Hãy xây dựng đội ngũ và chuẩn bị ngay hôm nay để có thể bắt kịp xu thế.
Những lợi ích của việc sử dụng Revit Mep là gì?
Các cá nhân hiện đang làm việc tại hay đang theo đuổi sự nghiệp trong các lĩnh vực cơ điện hoặc hệ thống ống nước sẽ khám phá ra nhiều lợi ích của việc sử dụng Revit MEP. Mức độ ăn khớp giữa các hình chiếu của công trình trên bản vẽ rất cao, tùy thuộc vào % sử dụng mô hình trong bản vẽ. Đặc biệt khi có sự điều chỉnh ý tường thiết kế và sự phối hợp giữa các bộ môn.
Nâng cao tính đồng bộ và chính xác của hồ sơ
Mức độ ăn khớp giữa các hình chiếu của công trình trên bản vẽ rất cao, tùy thuộc vào phần trăm sử dụng mô hình trong bản vẽ. Đặc biệt khi có sự điều chỉnh ý tưởng thiết kế và sự phối hợp giữa các bộ môn.
Hệ thống ký hiệu được quản lý chặt chẽ và thống nhất
Việc quản lý hệ thống ký hiệu đơn giản mà không phải mất nhiều thời gian. Hồ sơ vẽ bằng REVIT sẽ dễ dàng xuất bảng thống kê, xuất khối lượng dự toán…Thời gian triển khai cực kỳ nhanh chóng nếu như bạn có đủ dữ liệu chuyên ngành, thư viện cần thiết.
Rút ngắn thời gian
Thời gian triển khai cực kỳ nhanh chóng nếu bạn đã có đủ dữ liệu chuyên ngành và thư viện cần thiết. Chỉnh sửa dễ dàng, nhanh chóng và đồng bộ hồ sơ. Các công việc BIM được cung cấp bởi Revit MEP không chỉ tối đa hóa năng suất mà còn giúp tinh giản thiết kế và tài liệu hướng dẫn quy trình công việc của bạn.
Phối hợp dễ dàng
3 bộ phận của Revit gồm Architecture, Structure và MEP phối hợp với nhau giúp tạo ra sản phẩm hay bộ hồ sơ dự án hoàn chỉnh. Đẩy nhanh tiến độ các dự án từ thiết kế đến hoàn thành trong khi tự động cập nhật trên mô hình của bạn với một sự thay đổi thiết kế duy nhất.
Từ những lợi ích to lớn mà Revit MEP đem lại thì các sinh viên ngành kiến trúc, xây dựng, các kỹ sư, kiến trúc sư việc làm chủ công cụ Revit để áp dụng vào công việc, vào dự án để nâng cao chất lượng công việc và đem lại hiệu quả công việc cao nhất.
Kết quả mô hình hóa MEPF
Hy vọng bài viết đã phần nào giúp bạn đọc nắm được BIM là gì, các bạn có thể tham khảo các bài viết khác về BIM trên website này.