BT Là Gì? Điều Cần Biết Về Hợp đồng đầu Tư BOT, BTO Và BT

Chắc hản mọi người đã nghe nhiều về các hình thức đầu tư như BOT, BTO, BT. Vậy chúng có ý nghĩa gì? BT là gì? Những ưu điểm, nhược điểm cũng như điều kiện triển khai như thế nào? Hãy cùng Mua Bán tìm hiểu những điều cần biết về hợp đồng đầu tư BOT, BTO và BT là gì nhé!

Tìm hiểu chung

Các loại hợp đồng đầu tư theo quy định của Luật thương mại và Luật đầu tư sẽ bao gồm: Hợp đồng BCC, Hợp đồng BOT, Hợp đồng BTO, Hợp đồng BT… Những loại hợp đồng này được dựa trên hình thức đối tác công ty PPP. Và được quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định 63/2018/NĐ-CP. Mặc dù vậy trên thực tế ta sẽ thường gặp 3 loại hợp đồng chính, đó là BOT, BT, BTO. Vậy BOT, BTO và BT là gì? Cùng tìm hiểu nội dung cơ bản của 3 loại hợp đồng trên như sau:

Cùng tìm hiểu về BT, BOT và BTO

Tham khảo thêm: Mẫu hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh đúng chuẩn, mới nhất năm 2022

BOT là gì?

BOT là hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao. Đây là một hình thức đầu tư được ký kết giữa nhà đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhằm mục đích xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định. Sau khi hết thời thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam.

BTO là gì?

BTO là hợp đồng xây dựng-chuyển giao-kinh doanh. Đây là hình thức đầu tư được ký giữa nhà đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mục đích là để nhà đầu tư xây dựng các  công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây xong, nhà đầu tư sẽ chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam. Chính phủ cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận nhưng chỉ trong một thời hạn nhất định 

BT là gì?

Để trả lời cho câu hỏi BT là gì? Thì thì BT chính là hợp đồng xây dựng-chuyển giao và là hình thức đầu tư được ký giữa nhà đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Với mục đích để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi hoàn thành xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam. Chính phủ sẽ tạo điều kiện cho nhà đầu tư  thu hồi vốn hoặc lợi nhuận bằng việc thực hiện dự án khác. Hoặc cũng có thể thanh toán cho nhà đầu tư theo những thỏa thuận trong hợp đồng BT.

Kết luận: Với những thông tin trên, bạn đọc đã hiểu được BT là gì. Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp nội dung trong hợp đồng của các dự án

Tham khảo thêm: Hợp đồng xây dựng nhà ở và chi tiết nội dung hợp đồng

Nội dung của hợp đồng các dự án

Tìm hiểu về dự án BT

Nội dung của hợp đồng đầu tư BOT 

Nội dung của hợp đồng đầu tư BOT sẽ có những quy định về các quyền và nghĩa vụ của cơ quan nhà nước Việt Nam có thẩm quyền và nhà đầu tư. Trong đó liên quan đến 3 việc là xây dựng, kinh doanh và chuyển giao công trình cho Nhà nước Việt Nam.

Nội dung của hợp đồng đầu tư BTO 

Nội dung của hợp đồng đầu tư BTO sẽ quy định các quyền và nghĩa vụ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư. Trong đó liên quan đến 3 việc, đó là xây dựng, chuyển giao, kinh doanh.

Tham khảo thêm: Chi tiết về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Nội dung của hợp đồng đầu tư BT là gì?

Nội dung hợp đồng đầu tư BT là gỉ? Thì tại đây sẽ quy định về các quyền và nghĩa vụ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư. Trong đó liên quan đến việc xây dựng và chuyển giao, và không được quyền kinh doanh chính công trình đó

Điều kiện để triển khai BOT, BTO và BT là gì?

Ba loại hợp đồng trên nếu muốn triển khai thì đều phải thông qua hình thức đấu thầu. Theo đó, trên cơ sở Luật Đấu thầu của Việt Nam thì Chính phủ sẽ đưa ra những quy định về đấu thầu đối với từng loại công trình 

Việc đấu thầu rộng rãi sẽ giúp lựa chọn được đơn vị thực hiện đáp ứng các điều kiện thực hiện hợp đồng. Dù bất kỳ dưới hình thức nào thì mọi công trình đều phải chịu sự giám sát chất lượng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tất cả quy định về thời gian thu phí sẽ được thực hiện theo thỏa thuận và thống nhất giữa hai bên ngay từ bước đầu tiên.

Muốn triển khai hợp đồng BT thì phải thông qua hình thức đấu thầu

Hiện nay tại Việt Nam, các công trình theo hợp đồng BOT, BTO rất phổ biến. Điều này sẽ giúp giải tỏa cho Chính Phủ rất nhiều áp lực về ngân sách đầu tư xây dựng. Bên cạnh đó, việc lựa chọn những nhà thầu tư nhân trong và ngoài nước có đủ năng lực sẽ giúp quá trình cạnh tranh chất lượng diễn ra mạnh mẽ. Từ đó có thể mang lại những công trình hạ tầng đáp ứng được điều kiện tốt nhất cho người dân

Các dự án thực hiện theo hình thức BOT, BTO, BT nhiều nhất là các công trình giao thông như hầm, đường bộ, … Ngoài ra cũng có một số công trình về du lịch, vui chơi giải trí. thuộc các khu vực có các địa điểm du lịch nổi tiếng. Hầu hết tại các địa phương có điều kiện kinh tế phát triển hoặc vùng kinh tế lớn đều triển khai các dự án BOT, BTO, BT.

Tham khảo thêm: Hợp đồng nguyên tắc là gì? Hướng dẫn cách lập, mẫu tham khảo

Sự khác biệt giữa BOT, BTO, BT là gì? 

Giống nhau  

  • Chủ thể ký kết hợp đồng: Đều bao gồm một bên là nhà đầu tư và bên còn lại là cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Cả 2 loại đều là các hình thức đầu tư theo hợp đồng đầu tư. Và đối tượng của hợp đồng đều là những công trình xây dựng và kết cấu hạ tầng được Nhà nước khuyến khích thực hiện.
  • Hình thức thực hiện hợp đồng đều phải được lập thành văn bản và cần phải tuân theo những nội dung được quy định tại Bộ Luật Dân sự hiện hành
    Chủ thể của hợp đồng đều có nhà đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Khác nhau 

Để trả lời cho câu hỏi sự khác biệt giữa BOT, BTO, BT là gì thì mời bạn tham khảo bảng dưới đây

Sự khác nhau giữa BT, BOT và BTO

Ưu điểm và nhược điểm của loại hợp đồng BOT, BTO, BT là gì?

Ưu điểm 

  • Sau khi hnh thức BOT, BTO, BT được ban hành, cả nước đã thu hút được hàng trăm dự án đầu tư theo 3 hình thức trên Tổng số vốn đầu tư lên đến hàng ngàn tỷ đồng trong các lĩnh vực như: giao thông, xử lý nước thải, nhà máy điện, đường dây tải điện.Cũng như cải tạo môi trường và các công trình công cộng khác…
  • Hình thức BOT, BTO, BT đã tạo khuôn khổ pháp lý giúp thu hút các thành phần tư nhân tham gia phát triển cơ sở hạ tầng. Cũng như phát triển các công trình kinh tế xã hội quan trọng khác
  • Việc có mặt của các thành phần kinh tế tư nhân sẽ làm cho dự án quản lý có hiệu quả hơn. Hơn nữa còn tránh được những tiêu cực trong hoạt động quản lý các dự án đầu tư từ nguồn vốn công. Mặt khác sẽ iups tiết kiệm được vốn đầu tư của nhà nước trong mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội khác
  • Tạo điều kiện và cơ hội cho thành phần kinh tế tư nhân phát triển và đóng góp vào nền kinh tế. Chia sẻ rủi ro và hỗ trợ từ phía nhà nước tạo nên một sư hấp dẫn thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Cũng như nguồn vốn ODA và các nguồn vốn tín dụng khác nữa
  • Mỗi loại hình đầu tư thì đều có những ưu thế riêng phụ thuộc vào tính chất của từng dự án cụ thể. Cũng như tùy vào lĩnh vực đầu tư, quá trình đàm phán dự án và mục tiêu yêu cầu. Không có tiêu chí nào riêng nào để đánh giá hình thức nào có ưu điểm hay lợi thế hơn hình thức nào
    Thu hút được nhiều thành phần kinh tế tư nhân

Nhược điểm

Tuy nhiên cũng còn nhiều vấn đề tồn đọng

  • Nhược điểm lớn nhất đó chính là hệ thống pháp luật về BOT, BTO, BT còn thiếu, không rõ ràng và không thống nhất khi áp dụng
  • Hầu hết các chủ đầu tư đều bị vướng mắc ở quá trình cấp phép và giải phóng mặt bằng đối với dự án phát triển cơ sở hạ tầng
  • Các quy định của pháp luật về cơ chế xét thầu, chỉ định thầu sẽ không giúp chọn được chủ đầu tư có năng lực
  • Những vấn đề pháp lý liên quan đến việc xét bồi hoàn giá cho chủ đầu tư hiện phụ thuộc vào sự chỉ đạo bằng các văn bản. Và đều phụ thuộc dưới luật của ban ngành liên quan khi phát sinh tranh chấp
  • Quản lý nhà nước còn bất cập ở nhiều khâu từ xét thầu, chỉ định thầu, giám sát nghiệm thu…. Các cơ chế giải quyết tranh chấp chưa có kinh nghiệm để đối ứng
  • Thực tế cho thấy trong các loại hình đầu từ thì hình thức BT được áp dụng khá phổ biến. Hiện nay trong tổng số 374 dự án BOT thì có 211 dự án BT. Còn lại là 118 dự án BOT và có 43 dự án vừa BT+BOT. Những con số vừa liệt kế trên không phản ảnh lợi thế của hình thức đầu tư nào. Các dự án BT vừa qua nhiều hơn vì phương thức thanh toán của nó là đất và các hình thức bất động sản. Việc lựa chọn hình thức nào sẽ phụ thuộc vào tính chất của từng dự án cụ thể. Cũng như tùy vào từng lnh vực hoạt động, phương thức thanh toán và cả yêu cầu của nhà nước trong quá trình đàm phán

Các loại hình đầu tư dự án BT là khá phổ biến

Bài viết trên đã giải thích cho bạn đọc toàn bộ khái niệm về BT là gì? Cũng như làm rõ về các hình thức đầu tư, hợp đồng BOT, BTO, BT là gì. Hy vọng đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Đừng quên đón đọc nhiều bài viết khác trên Muaban nhé!

Xem thêm: Mẫu Hợp Đồng Góp Vốn: thành lập và ký kết cần quan tâm gì? 

Nguyễn Trà My

Rate this post

Viết một bình luận