Bị nóng – Bà bầu không nên ăn gì?
11. Dâu tây tốt cho bà bầu bị nóng trong người
Bà bầu ăn gì cho mát và tốt cho thai nhi?
Bà bầu hay bị nóng trong người – Nguyên nhân và triệu chứng
Trong quá trình mang thai, nhiều mẹ bầu phàn nàn rằng họ thường xuyên bị nóng trong người. Thật may mắn là việc điều chỉnh chế độ ăn uống có thể giúp ích. Vậy vào mùa hè hay khi bị nóng trong người bà bầu nên ăn gì cho mát? Đây là vấn đề được rất nhiều phụ nữ mang thai quan tâm.
Bà bầu hay bị nóng trong người – Nguyên nhân và triệu chứng
Mang thai là thời kỳ nhạy cảm đối với chị em phụ nữ. Lúc này, các triệu chứng hay những vấn đề sức khỏe bất thường rất dễ phát sinh. Trong đó, đa phần các mẹ bầu đều phàn nàn rằng họ thường xuyên bị nóng trong ngược. Đặc biệt là khi bước vào mùa hè.
Nóng trong người có thể còn đi kèm với nhiều triệu chứng như:
- Bị nổi mẩn ngứa hay các nốt mụn nhọt
- Mắt bị thâm quầng, thường xuyên nhức mỏi
- Khó ngủ, dễ thức giấc giữa đêm, ngủ không ngon
- Hơi thở có mùi hôi khó chịu
- Chán ăn, ăn không ngon miệng
- Có dấu hiệu sụt cân bất thường
Tình trạng bị nóng trong người khi mang thai không chỉ do ảnh hưởng từ vấn đề thời tiết. Đa phần nó xuất phát từ chính những sự thay đổi trong cơ thể nữ giới. Mẹ bầu bị nóng người có thể là do một số nguyên nhân sau đây:
Giải pháp điều trị bệnh kinh nguyệt AN TOÀN, HIỆU QUẢ được 9 trên 10 phụ nữ tin dùng
Rong kinh, bế kinh, đau bụng kinh,… đã trở thành nỗi ám ảnh khi đến kỳ, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt và đặc biệt là cảnh báo vấn đề sức khỏe sinh sản ở nữ giới. Sau 40 năm làm việc, bác sĩ Đỗ Thanh Hà đã đưa đến cho chúng ta một giải pháp an toàn, hiệu quả. TÌM HIỂU NGAY!!
- Khi mang thai, nồng độ các hormone trong cơ thể nữ giới sẽ có sự thay đổi đột ngột. Các chuyên gia cho biết, sản sinh hormone progesterone quá mức có thể sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể tăng lên.
- Lượng máu gia tăng. Đặc biệt khi bắt đầu sang tuần thứ 34 của thai kỳ thì lượng máu có thể tăng lên đến 50%. Điều này giúp đáp ứng sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên lượng máu tăng có thể khiến cho mạch máu mở rộng và di chuyển đến bề mặt da. Từ đó khiến cho mẹ bầu thường cảm thấy cơ thể nóng dẫn lên.
- Tim hoạt động mạnh và bơm máu nhiều cũng có thể là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị nóng trong người. Đặc biệt là khi thai kỳ bắt đầu bước sang tuần thứ 8.
- Thân nhiệt của mẹ có thể tăng do hấp thụ nhiệt độ tỏa ra từ cơ thể thai nhi. Điều này đặc biệt thể hiện rõ trong 3 tháng cuối thai kỳ.
- Mẹ bầu không bổ sung đủ lượng nước cơ thể cần. Nước chính là thành phần không thể thiếu trong cơ thể. Nó giúp thúc đẩy hoạt động trao đổi chất, thanh nhiệt, giải độc. Vì vậy, không bổ sung đủ nước dẫn đến nóng trong người là điều khó tránh khỏi.
- Tốc độ trao đổi chất tăng cũng có thể là lý do. Bởi quá trình trao đổi chất có thể ảnh hưởng đến thân nhiệt. Mặc dù có thể cung cấp đủ năng lượng cho sức khỏe thai kỳ nhưng mẹ bầu lại bị nóng trong người.
Tình trạng nóng trong người khi mang thai khiến mẹ bầu phải đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu. Nó không chỉ gây phiền toái cho cuộc sống mà còn ảnh hưởng sức khỏe của mẹ. Hơn nữa, còn gián tiếp gây tác động tiêu cực tới sự phát triển của thai nhi.
Bà bầu ăn gì cho mát và tốt cho thai nhi?
Khi bước vào thời kỳ mang thai, các mẹ bầu được khuyến cáo là cần điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp. Bởi đây chính là yếu tố quan trọng quyết định rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của thai kỳ.
Trong đó, việc ăn uống lành mạnh, bổ sung các thực phẩm hữu ích được cho là rất có lợi. Nó sẽ giúp làm giảm ảnh hưởng của các triệu chứng bất thường khi mang thai. Điển hình như tình trạng nóng trong người – vấn đề nhiều bà bầu gặp phải.
Vậy bà bầu nên ăn gì cho mát khi bị nóng trong người? Dưới đây là một số gợi ý:
1. Nước dừa giúp thanh nhiệt cơ thể
Nước dừa là thức uống thanh nhiệt được dùng phổ biến trong mùa hè. Đặc biệt là ở các quốc gia nhiệt đới. Nước dừa mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Nó giúp giải khát, thanh nhiệt, hạ hỏa và nhất là bổ sung nhiều thành phần chất điện giải cho cơ thể.
Đối với những chị em phụ nữ đang mang thai thì đây là thức uống an toàn và lành mạnh. Thực tế cho thấy, uống nước dừa đúng cách ở tam cá nguyệt thứ nhất sẽ giúp hạn chế tình trạng ốm nghén. Hơn nữa còn có khả năng hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón thai kỳ.
Trong nước dừa có chứa nhiều thành phần dưỡng chất quan trọng. Chúng mang lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Phải kể đến như vitamin C, B1, B3, B6, chất xơ cũng hàng loạt các vi chất khác.
Nước dừa cung cấp nguồn năng lượng rất tích cực cho phụ nữ mang thai. Bổ sung đúng cách còn hỗ trợ cải thiện miễn dịch và bảo vệ cơ quan tiêu hóa. Đặc biệt là giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh hơn.
**Lưu ý: Nước dừa mặc dù rất hữu ích nhưng các mẹ bầu tuyệt đối không được lạm dụng thức uống này. Đặc biệt là không dùng để thay thế cho nước lọc hằng ngày.
2. Bà bầu bị nóng nên ăn bí đao
Bí đao có vị ngọt và tính hàn – thực phẩm mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Nó có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi phế, nhuận tràng và giúp hỗ trợ hoạt động tiêu hóa. Đặc biệt dùng bí đao đúng cách trong thai kỳ có thể giúp dưỡng thai rất tốt.
Với những mẹ bầu bị cảm nắng, sốt cao, phù nề thì bí đao chính là cứu cánh. Nó có thể khắc phục các triệu chứng này mà không cần dùng đến thuốc Tây. Nguồn thực phẩm này còn chứa nhiều thành phần dưỡng chất đặc biệt hữu ích với sức khỏe thai kỳ.
Hàm lượng nước, chất xơ, glucid, canxi, phốt pho, sắt và các vitamin A, B1, B2, B3, B9, C, E… trong bí đao rất dồi dào. các thành phần này tốt cho sức khỏe làn da, hệ tiêu hóa, làm giảm nghén và hỗ trợ duy trì cân nặng ổn định khi mang thai.
**Lưu ý: Bí đao mặc dù rất tốt nhưng mẹ bầu cần thận trọng khi tiêu thụ. Tuyệt đối không ăn hay uống nước bí đao sống. Mẹ bầu bị huyết áp thấp thì không nên ăn bí đao. Nếu bị nóng trong người thì mẹ bầu cũng chỉ nên ăn thực phẩm này 1 lần/ tuần.
3. Trái cây họ cam quýt
Trái cây họ cam quýt có thể giúp giải nhiệt rất tốt vào mùa hè hay khi bị nóng trong người. Hàm lượng vitamin C dồi dào trong các loại trái cây này rất hữu ích. Nó giúp các mẹ bầu nâng cao sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể.
Hơn nữa, trong trái cây họ cam quýt còn chứa nhiều thành phần hoạt chất khác. Điển hình như kali hay acid folic. Chúng rất tốt với quá trình sản sinh các tế bào hồng cầu. Điều này không chỉ giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh mà còn ngăn ngừa được rất nhiều dị tật bẩm sinh.
Trái cây họ cam quýt bao gồm cam, quýt, chanh, bưởi… Trong đó thì cam là loại được nhiều người ưa chuộng hơn cả. Khi bị nóng trong người, mẹ bầu có thể uống 1 ly nước cam tươi để làm mát cơ thể.
**Lưu ý: Những mẹ bầu gặp các vấn đề tiêu hóa không nên dùng trái cây họ cam quýt. Nhất là trong những tháng đầu thai kỳ. Lượng acid citric lớn trong các loại quả này có thể gây kích thích dạ dày. Thậm chí là tác động và gây co thắt tử cung. Trong một số trường hợp rất dễ dẫn đến sảy thai.
4. Dưa hấu tốt cho bà bầu
Khi đề cập đến vấn đề bà bầu nên ăn gì cho mát thì dưa hấu chính là một gợi ý không nên bỏ qua. Quả dưa hấu có tới 94% là nước giúp giải nhiệt rất tốt vào mùa hè, nhất là khi bị nóng trong người.
Ngoài ra, hàm lượng vitamin A, C, D, đường, chất xơ, acid amin cùng các chất điện giải trong dưa hấu cũng rất dồi dào. Tất cả các thành phần này không chỉ hữu ích với việc làm mát cơ thể mà còn giúp làm giảm stress, căng thẳng khi mang thai.
Hơn nữa, việc bổ sung dưa hấu một cách hợp lý vào chế độ dinh dưỡng thai kỳ còn giúp cải thiện chức năng của hệ bài tiết. Giúp hỗ tiêu trừ độc tố tích tụ trong cơ thể cũng như hàm lượng nước dư thừa. Từ đó giúp các mẹ bầu hạn chế được tình trạng phù nề chân khi mang thai.
Phân tích từ nhiều nghiên cứu còn tìm thấy hơn 10mg lycopene trong 1 miếng dưa hấu có kích cỡ khoảng 100g. Hoạt chất lycopene có thể làm giảm hơn 50% nguy cơ mắc các bệnh tiền sản cho phụ nữ mang thai.
**Lưu ý: Các mẹ bầu chỉ nên bổ sung dưa hấu với lượng vừa đủ. Đồng thời lựa chọn nguồn thực phẩm chất lượng để nhận được nhiều lợi ích. Tránh bị ngộ độc, tiêu chảy, đau bụng…
5. Bà bầu nên ăn thanh long
Thanh long cũng là một lựa chọn tốt khi bà bầu bị nóng trong người. Và đây cũng chính là loại trái cây giúp giải nhiệt rất tốt trong mùa hè. Loại quả này còn chứa rất nhiều thành phần dưỡng chất tốt cho sức khỏe.
Hàm lượng nước, chất xơ, canxi, carbohydrate, protein, vitamin C, B1, photpho, folate… trong thanh long rất dồi dào. Những thành phần này được ghi nhận là rất quan trọng với sức khỏe thai kỳ.
Bà bầu ăn thanh long đúng cách sẽ giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, ngăn ngừa tình trạng táo bón. Đồng thời đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể và giúp thai nhi phát triển toàn diện hơn.
Hơn nữa, nhiều thành phần trong loại trái cây này còn có tác dụng làm giảm mệt mỏi, ngăn ngừa viêm nhiễm. Đặc biệt hơn cả là giúp bảo vệ thai nhi khỏi chứng dị tật ống thần kinh.
**Lưu ý: Những mẹ bầu có nguy cơ cao bị tiểu đường hay đang bị tiểu đường thai kỳ thì không nên ăn nhiều thanh long. Đồng thời tránh dùng khi bị stress nặng, nhức mỏi tay chân hay ho có đờm.
6. Bà bầu bị nóng nên ăn nho
Nho là một loại trái cây mọng nước được rất nhiều người ưa thích. Hàm lượng nước có trong quả nhỏ chiếm tới hơn 85%. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, bổ sung nho chín vào khẩu phần ăn sẽ giúp giải nhiệt và làm mát cơ thể rất tốt. Đặc biệt loại trái cây này lại được đánh giá là rất an toàn khi dùng cho phụ nữ mang thai.
Đối với các bà bầu, ăn nho còn giúp hỗ trợ hoạt động tiêu hóa và ngăn ngừa chứng táo bón thai kỳ. Ngoài ra, loại trái cây này còn giúp bổ sung nhiều thành phần dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển thai kỳ khỏe mạnh.
Hàm lượng vitamin, chất chống oxy hóa, chất xơ, axit folic, pectin… trong quả nho rất dồi dào. Chúng có thể giúp cải thiện hệ miễn dịch, giảm cơn chuột rút, tốt cho tim mạch và ngăn ngừa sự hình thành máu đông.
**Lưu ý: Các bà bầu chỉ nên ăn nho chín, tránh ăn nho xanh. Đồng thời không nên ăn nho vào 3 tháng cuối thai kỳ bởi nho có tính sinh nhiệt. Với những mẹ bầu bị tăng cân quá nhanh, khó tiêu, cơ địa dễ dị ứng hay bị tiểu đường thai kỳ thì quả nho không phải là lựa chọn tốt.
7. Rau dền giúp làm mát cơ thể
Rau dền cũng là một gợi ý rất tốt nếu bạn đang thắc mắc bà bầu nên ăn gì cho mát. Đây là loại rau ăn quen thuộc hằng ngày có tính mát, giúp thanh nhiệt cho cơ thể đặc biệt hữu hiệu.
Loại rau này có chứa hàm lượng các vitamin cũng như khoáng chất thiết yếu dồi dào. Bao gồm cả vitamin A, các vitamin nhóm B – B1, B6, B12 và vitamin C. Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng còn cho biết, hàm lượng lysine trong loại rau này nhiều hơn cả đậu nành, bắp vàng và lúa mì. Chất beta – caroten trong rau dền còn giúp nâng cao sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể.
Đặc biệt, hàm lượng sắt và canxi trong rau dền còn nhiều hơn cả cải bó xôi nhưng nó lại không chứa acid oxalic. Điều này giúp cơ thể hấp thu sắt và canxi tốt hơn. Ngoài tác dụng làm mát và thanh lọc cơ thể thì rau dền còn đặc biệt tốt với sức khỏe thai kỳ.
**Lưu ý: Không dùng rau dền cho bà bầu bị hư hàn, tiêu chảy mãn tính, viêm khớp, gout hay sỏi thận. Tuyệt đối không kết hợp với thịt ba ba hay hâm lại nhiều lần khi ăn loại rau này.
8. Bà bầu ăn gì cho mát? Táo là gợi ý
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, táo cũng là loại trái cây rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Loại quả này chứa nhiều thành phần dưỡng chất quan trọng. Bao gồm chất xơ hòa tan, acid malic, tanin và nhiều loại vitamin…
Bên cạnh tác dụng làm mát cơ thể, thanh nhiệt, giải độc thì ăn táo còn giúp bà bầu nâng cao sức đề kháng. Đồng thời hữu ích với việc ngăn ngừa nguy cơ sinh non.
Lượng chất xơ hòa tan dồi dào trong quả táo còn rất tốt cho hoạt động của cơ quan tiêu hóa. Nó vừa giúp phòng ngừa lại có thể cải thiện chứng táo bón ở phụ nữ mang thai. Đặc biệt, với những mẹ bầu muốn duy trì cân nặng ổn định thì táo là lựa chọn hữu ích.
**Lưu ý: Táo mặc dù rất hữu ích nhưng mẹ bầu không nên ăn quá nhiều một lúc. Mỗi ngày chỉ nên ăn tối đa 1 – 2 quả táo. Chú ý chọn mua táo có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng và không tồn dư hóa chất.
9. Dưa leo giúp thanh nhiệt, giải độc
Dưa leo là trái cây mọng nước hơn cả dưa hấu và nho. Hàm lượng nước trong loại trái cây này chiếm tới 96%. Nhờ đó mà dưa leo có tác dụng hữu ích, giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước và làm mát cơ thể.
Đặc biệt, với phụ nữ mang thai thì dưa leo chính là nguồn thực phẩm an toàn. Ngoài tác dụng khắc phục tình trạng nóng trong người thì dưa leo còn mang đến rất nhiều lợi ích khác cho sức khỏe thai kỳ.
Ăn dưa leo rất tốt cho hoạt động của hệ bài tiết. Nhờ đó mà giúp đẩy nhanh quá trình thanh thải độc tố trong cơ thể. Đồng thời giúp ngăn ngừa chứng phù nề khi mang thai mà rất nhiều bà bầu gặp phải.
Trong dưa leo còn chứa hàm lượng rất dồi dào các hợp chất chống oxy hóa. Điều này đặc biệt hữu ích với sức khỏe làn da. Giúp các mẹ bầu cải thiện tình trạng nám, sạm da khi mang thai, chăm sóc làm da mịn màng, đều màu hơn.
Hơn nữa, hàm lượng vitamin B trong dưa leo còn có khả năng cải thiện tâm trạng, kiểm soát stress. Còn lượng chất xơ dồi dào có thể giúp ổn định đường huyết và ngăn ngừa tình trạng táo bón thai kỳ. Các thành phần khác như vitamin, kẽm, canxi, sắt, kali, i-ốt… còn giúp cho thai nhi phát triển toàn diện hơn.
**Lưu ý: Hai thành phần triterpenoids tetracyclic và cucurbitacin ở phần đầu và cuối của quả dưa leo không tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Vì vậy khi ăn dưa leo, mẹ bầu cần cắt bỏ sâu 2 phần đầu – cuối của quả dưa. Đồng thời đem ngâm rửa bằng nước muối loãng cho thật sạch.
10. Rau cần giúp giải nhiệt
Trước vấn đề bà bầu bị nóng trong người nên ăn gì cho mát thì rau cần chính là gợi ý được nhiều chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao. Hàm lượng các thành phần dưỡng chất có trong loại rau này rất phong phú và đa dạng.
Rau cần chứa lượng lớn carotene, nicotinic acid, vitamin C và mannite. Đây đều là những thành phần rất có lợi cho sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.
Ngoài công dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể và lợi tiểu thì loại rau này còn mang đến rất nhiều lợi ích sức khỏe khác. Ăn rau cần một cách hợp lý sẽ giúp điều hòa huyết áp khi mang thai. Đồng thời cải thiện tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Từ đó làm giảm nguy cơ bộc phát bệnh tiền sản giật.
**Lưu ý: Ngâm rửa rau cần với nước muối cho thật sạch và nấu chín hoàn toàn trước khi ăn. Không dùng loại rau này cho bà bầu bị ngứa ngáy da hay mắc bệnh vảy nến.
11. Dâu tây tốt cho bà bầu bị nóng trong người
Nếu đang thắc mắc bà bầu nên ăn gì cho mát thì bạn có thể nghĩ ngay đến dâu tây. Đây là loại quả tương đối mọng nước được nhiều người ưa chuộng trong mùa hè. Dâu tây có hương vị thơm ngon và đặc biệt là rát lành tính khi dùng cho bà bầu.
Loại quả này chứa một lượng khá lớn vitamin C, magie folate và canxi. Các thành phần này được đánh giá cao bởi có khả năng ngăn ngừa tình trạng cảm cúm. Bên cạnh đó, dâu tây còn chứa nhiều peptic cùng các acid hữu cơ có lợi cho cơ thể phụ nữ mang thai.
Bà bầu ăn dâu tây với lượng phù hợp sẽ giúp tăng cường nhu động ruột, kích thích cảm giác thèm ăn. Đặc biệt khi bị nóng trong người, việc ăn dâu tây trực tiếp hay chế biến thành các món khác đều sẽ giúp làm mát cơ thể nhanh chóng.
**Lưu ý: Nếu mẹ bầu đang bổ sung canxi và sắt hay gặp các vấn đề về răng miệng thì không nên ăn dâu tây. Chú ý lựa chọn kỹ càng khi mua dâu, việc sử dụng dâu có chứa chất kích thích tăng trưởng trong thai kỳ có thể gây dị tật thai nhi.
12. Củ cải đường giúp giải nhiệt rất tốt
Củ cải đường là thực phẩm có chứa hàm lượng cao acid folic và sắt. Đây là 2 thành phần dưỡng chất đặc biệt tốt cho sức khỏe thai kỳ. Chúng rất hữu ích với sự phát triển não bộ của thai nhi. Hơn nữa còn thúc đẩy quá trình sản sinh tế bào hồng cầu và nâng cao khả năng đề kháng.
Ngoài ra, hàm lượng vitamin A, C trong củ cải đường cũng rất dồi dào. Các loại vitamin này rất hữu ích với việc duy trì một thai kỳ khỏe mạnh. Bổ sung củ cải đường đúng cách sẽ giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng nóng trong người, thanh nhiệt và giải độc hiệu quả hơn.
**Lưu ý: Bà bầu tuyệt đối không được ăn củ cải sống. Cần nấu chín hoàn toàn trước khi ăn. Đồng thời không nên ăn củ cải quá nhiều, 1 – 2 bữa/ tuần là tần suất phù hợp.
13. Nước mía tốt cho bà bầu
Theo ghi nhận từ các tài liệu Đông y thì mía có vị ngọt, tính mát với tác dụng thanh nhiệt, giải độc và nhuận táo. Đặc biệt, đây là thức uống được đánh giá là rất an toàn cho phụ nữ mang thai.
Ngoài công dụng giúp cơ thể giải nhiệt, giảm mệt mỏi, chống táo bón thì uống nước mía còn mang đến nhiều lợi ích khác. Đặc biệt là khắc phục tình trạng nôn nghén khi mang thai.
Hơn nữa, nước mía còn là nguồn bổ sung nước, năng lượng và nhiều thành phần dưỡng chất giúp các mẹ bầu duy trì một thai kỳ khỏe mạnh và phát triển tốt.
**Lưu ý: Những mẹ bầu có thể trạng bình thường có thể uống 1 ly nước mía mỗi ngày. Tuy nhiên với trường hợp mẹ bầu có nguy cơ béo phì hay bị tiểu đường thai kỳ thì tốt nhất không nên tiêu thụ thức uống này.
Bị nóng – Bà bầu không nên ăn gì?
Nhiều thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Tuy nhiên có không ít nguồn thực phẩm sẽ khiến cho tình trạng nóng trong người tồi tệ hơn. Hơn nữa còn tác động tiêu cực tới sức khỏe trong người.
Khi đang bị nóng trong người, mẹ bầu cần tránh tiêu thụ một số thực phẩm sau đây:
- Thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, thức uống đóng chai…
- Các loại hải sản và thịt đỏ như tôm, cua, mực, thịt bò, thịt dê, thịt cừu, thịt chó…
- Một số sản phẩm bột tinh chế như bột mì, bột nếp, ngũ cốc tinh chế…
- Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, muối đường, gia vị cay nóng…
- Nội tạng và da động vật
- Nước cốt dừa
- Rượu bia, cà phê, trà đặc, thức uống chứa cồn hay chất kích thích
Mong rằng với những thông tin mà bài viết tổng hợp, bạn đã có câu trả lời cho vấn đề bà bầu nên ăn gì cho mát? Đây cũng chính là cơ sở để điều chỉnh chế độ ăn uống cho hợp lý. Ngoài ra, các mẹ bầu cũng cần duy trì lối sống lành mạnh. Đồng thời đừng quên việc thăm khám thai định kỳ để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé.
5/5 – (4 bình chọn)