Chuyện bà bầu ăn gì để con tăng cân nhanh và bản thân tăng cân chậm luôn là vấn đề được rất nhiều chị em quan tâm trong suốt quá trình mang thai. Liệu ăn càng nhiều, cân nặng càng tăng là dấu hiệu thai nhi đang khỏe mạnh?
Bà bầu ăn rau ngót có thể gây sẩy thai
Tác hại của rau ngót đối với phụ nữ mang thai -Rau ngót gây sảy thai: Mặc dù cho đến nay, vẫn chưa có kết luận khoa học nào chứng minh rằng ăn rau ngót sẽ gây sảy thai, nhưng những rủi ro tiềm ẩn khi bà bầu ăn rau…
Bà bầu ăn gì để con tăng cân nhanh?
1. Ưu tiên lựa chọn chất đạm
Phụ nữ mang thai nên bổ sung đều đặn 90-100 gram protein nạc trong chế độ dinh dưỡng thai kỳ mỗi ngày. Protein là rất quan trọng để thai nhi phát triển toàn diện, đặc biệt là não bộ. Những protein lành mạnh mẹ nên lựa chọn để bổ sung là hạnh nhân, thịt nạc gia cầm, thịt bò nạc, cá với lượng thủy ngân thấp, sữa và các sản phầm từ sữa.
Điều quan trọng mẹ phải lưu ý là trong những nguồn thực phẩm trên, mẹ nên bổ sung thêm bơ đậu phộng hoặc sữa có chứa chất béo trong mỗi bữa ăn để thúc đẩy sự tăng trưởng về cân nặng của thai nhi.
2. Bổ sung ngũ cốc hoặc gạo lứt
So với gạo trắng, gạo lức và ngũ cốc là những nguồn cung cấp năng lượng dồi dào và còn bổ sung thêm nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất quan trọng. Hàm lượng chất xơ cao trong các loại thực phẩm này sẽ giúp thúc đẩy nhu động ruột, giảm tình trạng táo bón thường gặp ở phụ nữ mang thai. Bạn có thể thay thế một phần tinh bột bằng gạo lức hoặc các loại ngũ cốc và cũng có thể dùng chúng như bữa phụ hoặc món ăn vặt thay cho các loại bánh ngọt.
3. Không bỏ qua chất béo lành mạnh
Thực phẩm giàu chất béo bão hòa nên được loại bỏ qua trong quá trình mang thai nhưng chất béo lành mạnh như bơ, dầu ô liu lại rất có lợi cho mẹ và bé. Mẹ ăn chất béo lành mạnh này mỗi ngày sẽ giúp tăng trọng lượng đáng kể của em bé trong bụng.
Ngoài ra theo nhiều cuộc nghiên cứu còn chỉ ra rằng trong cá hồi có chứa một lượng lớn axít béo omega-3. Nếu bổ sung Omega 3 đúng cách góp phần hoàn thiện hệ thần kinh và thúc đẩy sự phát triển trí não của thai nhi.
4. Bổ sung chất sắt
Bà bầu thiếu sắt sẽ thường xuyên mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt. Nghiêm trọng hơn, thiếu sắt liên tục trong thời gian dài cũng sẽ gây tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi, làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai, thai chậm phát triển… Nguy cơ mẹ bị băng huyết sau sinh cũng cao hơn bình thường nếu mẹ bầu thiếu sắt.
Uống thêm viên sắt hàm lượng 60 mg/ngày để phòng thiếu máu thiếu sắt, uống cho đến sau khi sinh 1 tháng. Chú ý khi uống sắt phải bổ sung thêm vitamin C giúp hấp thu sắt 100%. Ngoài ra, mẹ bầu cần tăng cường lựa chọn những thực phẩm giàu sắt vào bữa ăn hàng ngày: thịt bò, bí đỏ, lòng đỏ trứng, cải bó xôi, bông cải xanh, yến mạch, quả chà là, chuối, nho…
Nguyên tắc dinh dưỡng bà bầu cần nắm rõ
1. Ăn chia nhiều bữa nhỏ
Khi bụng bầu to dần, việc ăn no sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu và đầy bụng. Nếu vậy, hãy tiến hành chia nhỏ bữa ăn để cơ thể tiêu hóa và thấp thụ tốt hơn.
Thay vì ăn 3 bữa lớn mỗi ngày, giờ đây bạn hãy chia thành 6 bữa nhỏ. Trong đó, khẩu phần ăn của mỗi bữa sẽ bao gồm 25% là protein ( thịt, cá, trứng,…), 25% tinh bột (cơm, bánh mì, bún,…) và 50% là rau củ. Khi ăn, nhớ nhai thật chậm để cơ thể hấp thụ đầy đủ dưỡng chất, đồng thời tránh được cảm giác thèm ăn, muốn ăn thật nhanh, thật nhiều.
Chú ý kết hợp vận động nhẹ mỗi ngày để giúp cơ thể săn chắc, khỏe mạnh và giảm bớt calo thừa.
2. Ăn nhiều vào buổi sáng, ít dần vào buổi trưa và tối
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng. Đặc biệt là khi đang mang thai, các mẹ cần chú trọng hơn đến bữa sáng của mình. Bạn có thể ăn sáng bằng bất kì món ăn nào bạn yêu thích miễn rằng nó không gây hại đến thai nhi. Thậm chí bạn có thể ăn nhiều một chút cũng không sao và tốt hơn hết hãy chia thành nhiều bữa nhỏ bởi buổi sáng là khoảng thời gian cần nhiều năng lượng.
Sau khi đã ăn nhiều vào buổi sáng, các mẹ bắt đầu thực hiện chế độ ăn giảm dần vào buổi trưa và tối.
Ở bữa trưa: bà bầu nên tích cực ăn rau xanh và giảm bớt tinh bột bởi việc ăn sáng trước đó đã giúp bạn nạp kha khá tinh bột vào cơ thể.
Với bữa tối: Bà bầu nên ăn tối từ 7h và muộn nhất là trước 8h, sau đó không nên ăn thêm bất kì món nào. Việc ăn tối quá muộn có thể là nguyên nhân khiến bạn tăng cân không kiểm soát trong thai kỳ. Nếu có cảm giác đói quá thì trước khi đi ngủ, bạn có thể uống 1 ly sữa nóng để dằn bụng, chứ đừng đi lục nồi cơm nhé!
Bảng cân nặng thai nhi theo tuần mẹ bầu cần biết
Dựa vào bảng cân nặng thai nhi, các mẹ sẽ biết được tình trạng sức khỏe và tốc độ phát triển của đứa con trong bụng thế nào để từ đó có chế độ ăn uống hợp lý và xây dựng lối sống khoa học. >> Bà bầu ăn gì để…
3. Hạn chế ăn món ngọt và mặn
Nhiều người khi mang thai rất thích đồ ngọt. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều đồ ngọt, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với nguy cơ tăng cân quá nhanh cũng như tiểu đường thai kỳ. Do đó, hãy hạn chế đến mức tối đa bánh kẹo, đồ ngọt, nước có ga, và thay vào đó bằng việc ăn nhiều trái cây tốt cho thai nhi như dâu tây, việt quất, bưởi, cam,…
Ngoài việc không ăn nhiều món ngọt, bà bầu cũng nên tránh ăn mặn để giảm thiểu nguy cơ như bị phù nước ở chân hay huyết áp tăng.
Ngoài ra, khi mang thai bạn cũng nên kiêng một số loại thức ăn, đồ uống không có lợi cho mẹ bầu và thai nhi như dứa (thơm), rau răm,… (vì gây kích thích co tử cung), đồ sống, phô mai mềm, thịt xông khói,…(vì dễ chứa vi khuẩn do chưa được nấu chín, tiệt trùng), cá biển lớn như cá thu, cá kình, cá mập,…( vì chưa hàm lượng thủy ngân cao).
Theo Dinhduong.online tổng hợp