Bà bầu bị cảm cúm có nên tắm không và nên tắm như thế nào?

Cách tăng sức đề kháng cho bà bầu tại nhà mẹ nào cũng nên biết

(21/04/2022)

Vệ sinh cơ thể hàng ngày là rất cần thiết để loại bỏ bớt những tác nhân gây bệnh đang ký sinh trên da. Tuy nhiên trong một số trường hợp mẹ bầu cần hạn chế hoặc không nên tắm. Bà bầu bị cảm cúm có nên tắm không?

Rate this post

Một số thông tin về bệnh cảm cúm

Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm do đường hô hấp bị nhiễm trùng cấp tính, có thể dễ dàng lây từ người sang người. Thậm chí một số loại cúm có thể tạo thành đại dịch với tỉ lệ tử vong cao do những biến chứng nguy hiểm ví dụ như dịch cúm H5N1.

Chúng ta bị cảm cúm là do bị virus cúm xâm nhập và gây bệnh. Tính đến nay các nhà khoa học đã tìm được hơn 200 loại virus cúm khác nhau, loại nào cũng có thể gây bệnh cảm cúm cho người với những chủng nổi bật như Rhinovirus chiếm 30 – 80% người bị cúm, một số chủng virus ít phổ biến hơn như Metapneumovirus, Human Respiratory Syncytial Virus, Parainfluenza,…

Các virus cúm xâm nhập vào cơ thể thông qua mũi, miệng khi tiếp xúc trong  không khí, tiếp xúc với người, đồ dùng nhiễm virus,… Những triệu chứng cảm cúm phổ biến bao gồm: Chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, sốt nhẹ (trẻ em thường bị sốt cao hơn người lớn), đau tai, ho, viêm họng, cơ thể mệt mỏi, ăn không ngon miệng,…

Bà bầu bị cảm cúm có nên tắm không?

Mẹ bầu bị cảm cúm có triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, sốt nhẹ,…

Bà bầu bị cảm cúm có nên tắm không?

Bà bầu bị cảm cúm có nên tắm không là vấn đề gây ra rất nhiều cuộc tranh cãi. Một số người (chủ yếu là người cao tuổi) cho rằng bà bầu bị cúm thì không nên tắm để tránh bệnh lý nghiêm trọng hơn. Ngoài kiêng tắm bà bầu bị cảm cúm cũng cần kiêng gió, không khí lạnh để tránh tránh tình trạng cảm cúm trở nên nghiêm trọng. Một số khác, (thường là giới trẻ) lại cho rằng bà bầu bị cảm cúm không cần kiêng tắm hoàn toàn. Vậy bà bầu bị cảm cúm có nên tắm không?

Mẹ bầu bị cảm cúm vẫn nên tắm rửa bình thường bằng nước ấm để làm sạch cơ thể, tăng đào thải chất độc qua da. Hơi nước nóng cũng giúp mẹ bầu thư giãn hơn, giảm cảm giác mệt mỏi, loại bỏ tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi cũng như hiện tượng cổ họng có đờm. Bà bầu bị cảm cúm không được tắm bằng nước lạnh cả trong mùa hè vì tính hàn của nước khiến cơ thể chậm hạ sốt làm các triệu chứng cảm cúm tăng nặng và kéo dài hơn. Bà bầu bị cảm cúm cũng gây ra tình trạng suy giảm năng lượng nghiêm trọng, cơ thể suy nhược, thường xuyên có cảm giác mệt mỏi.

Bên cạnh tắm bằng nước ấm, để có thể hỗ trợ điều trị cảm cúm, bà bầu cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, chế độ ăn uống lành mạnh, rèn luyện thân thể phù hợp để tăng cường sức đề kháng, phục hồi năng lượng cho cơ thể. Cùng với đó mẹ bầu cần hạn chế ăn các thực phẩm làm tăng thân nhiệt như món ăn cay nóng, lạnh, quá mặn hoặc quá ngọt. Các thực phẩm giàu protein, lipid cũng cần hạn chế sử dụng trong thời gian này. Thay vào đó mẹ bầu nên ăn nhiều các loại rau xanh, trái cây tươi, sạch để tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế nguy cơ bị nhiễm trùng cho bà bầu.

Bà bầu bị cảm cúm có nên tắm không?

Bà bầu bị cảm cúm nên tắm bằng nước ấm, tốt nhất là các loại nước lá có chứa tinh dầu giúp tăng sức đề kháng, tăng thải độc qua da

Một số mẹo chữa cảm cúm cho mẹ bầu không dùng thuốc

Để cải thiện cảm cúm nhanh chóng, việc sử dụng các biện pháp từ thảo dược, thảo mộc luôn được ưu tiên bởi có nhiều ưu điểm như:

  • Không gây hại, không tác động đến quá trình hình thành và phát triển của thai nhi
  • Dễ tìm kiếm, có thể bắt gặp ngay trong vườn nhà, trong các món ăn được chế biến để giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng

Mẹ bầu có thể áp dụng một số kinh nghiệm chữa cảm cúm cho bà bầu tại nhà, không dùng thuốc Tây sau:

  • Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý để trị nghẹt mũi, tiêu diệt hoặc tống các loại virus, vi khuẩn ra khỏi mũi
  • Giữ ấm cơ thể, tắm bằng nước ấm, xông hơi vùng mũi, họng để làm sạch và thông mũi họng
  • Nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể được bổ sung năng lượng, giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả
  • Súc miệng bằng nước muối vài lần mỗi ngày để giảm đau họng hiệu quả
  • Uống nước ấm để ngừa mất nước, giảm nghẹt mũi, làm dịu cảm giác khô rát ở mũi và họng. Mẹ bầu có thể uống nước lọc, nước trái cây tươi, nước chanh, cháo, súp loãng,… để bổ sung nước. Không dùng trà, cà phê, bia, rượu, đồ uống có ga có thể khiến tình trạng mất nước trở nên nghiêm trọng hơn
  • Thoa dầu tràm dưới mũi
  • Ngủ đủ giấc, gối đầu cao
  • Ăn đủ bữa, thức ăn đa dạng, phong phú, đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng
  • Uống vitamin bà bầu bổ sung sắt, canxi, axit folic, DHA đầy đủ

Prenalen - Thảo dược tăng sức đề kháng cho bà bầu, nhập khẩu chính hãng từ châu Âu

Prenalen hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bà bầu, nhập khẩu chính hãng từ châu Âu

Ngoài ra mẹ bầu cũng nên kết hợp các biện pháp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nên kết hợp chế độ ăn, chế độ nghỉ ngơi với việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức đề kháng chuyên biệt cho bà bầu. Sức đề kháng khỏe mạnh là tiền đề giúp mẹ bầu vượt qua cảm cúm dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Bà bầu bị cảm cúm nên tắm bằng nước ấm, tốt hơn là các loại nước lá có chứa tinh dầu sả, bưởi, bồ kết, cúc tần, chanh, gừng, hương nhu,… Tuyệt đối không tắm bằng nước lạnh để tránh cảm cúm bị biến chứng, không tự ý uống thuốc làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi. Mọi loại thuốc bà bầu đều chỉ được uống khi bác sĩ chỉ định.

Rate this post

Viết một bình luận