Bà bầu bị căng thẳng, stress có ảnh hưởng gì đến em bé không?
Lượt view: 529
Mang thai khiến người phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn với cuộc sống xung quanh. Vì thế tình trạng bà bầu bị căng thẳng, áp lực do lo lắng cho sự phát triển của con, do mệt mỏi, ốm nghén, đau nhức cơ thể là điều khó tránh khỏi. Điều này gây ảnh hưởng không hề nhỏ tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Vậy có cách nào để giải quyết nhanh chóng hay không? Mẹ hãy cùng Yaocare tìm hiểu bài viết dưới đây!
Giai đoạn mang thai, mẹ bầu sẽ có nhiều thay đổi cả về thể chất lẫn tinh thần, đồng thời khả năng chịu đựng và xử lý các áp lực sẽ thấp hơn rất nhiều so với người bình thường. Nguyên nhân chính là do nội tiết tố thay đổi khiến họ trở nên nhạy cảm hơn. Mọi sự băn khoăn đều dễ khiến mẹ bầu trở nên nóng tính, hay bực dọc, khó chịu trong người. Nếu không nhanh chóng giải tỏa, những căng thẳng, stress này sẽ rất dễ phát triển thành tình trạng rối loạn lo âu, trầm cảm thời kỳ thai sản vô cùng nguy hiểm.
Nội tiết tố thay đổi khiến hầu hết mẹ bầu bị căng thẳng, stress trong thai kỳ
Bà bầu bị căng thẳng có biểu hiện như thế nào? Nên cẩn trọng và cần tìm cách khắc phục ngay nếu gặp phải những triệu chứng sau:
– Về thể chất: cơ thể luôn cảm thấy đau mỏi, mùi cơ thể, mồ hôi ra nhiều (mẹ bầu thường nóng hơn người bình thường) khiến cơ thể luôn “dính dấp” khó chịu, bực bội trong người, thường xuyên bị đau đầu, dễ bị rối loạn tiêu hóa, hay bị căng cơ, đau cơ, đau ngực, tim đập nhanh, nhịp thở rối loạn,…
– Về tâm lý, cảm xúc: mẹ bầu luôn bị mất tập trung, trí nhớ giảm sút, hay quên, mất ngủ, khó ngủ, cảm xúc thay đổi thất thường, dễ bị kích động, đôi khi cảm thấy tủi thân, lo âu, sợ hãi, tâm trạng chán nản và mệt mỏi, dễ cười, dễ khóc,…
– Về lối sống, xã hội: có mẹ bầu sẽ ăn rất nhiều nhưng có người lại chán ăn không muốn ăn gì cả. Có người tự tách biệt với những người xung quanh, không muốn chia sẻ với bất kỳ ai, chán nản và không tham gia vào các hoạt động vui chơi hoặc những chỗ đông người.
Theo các nhà nghiên cứu khoa học, các nhà tâm lý học tại Anh và Mỹ, thì bà bầu bị căng thẳng nhất là trong giai đoạn cuối thai kỳ hoặc những mẹ lần đầu mang thai đều cực kỳ nghiêm trọng. Bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần sức khỏe của mẹ mà còn gây ức chế đến chỉ số IQ cũng như sự phát triển của thai nhi trong bụng.
Mẹ bầu bị stress ảnh hưởng đến não bộ cũng như sự phát triển sau này của trẻ
Mẹ bầu căng thẳng ảnh hưởng đến thai nhi ra sao?
Mẹ khỏe thì con mới khỏe, tâm trạng, sức khỏe của mẹ ổn định thì sự phát triển của em bé trong bụng cũng sẽ tốt hơn. Nhưng nếu mẹ cứ stress kéo dài không những ảnh hưởng luôn khi bé còn trong bụng mà còn có thể dai dẳng trong suốt thời kỳ phát triển sau này của bé. Cụ thể:
– Thai nhẹ cân: do mẹ bị stress, ăn uống thất thường, thiếu khoa học, không cung cấp đủ chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể và nuôi dưỡng thai. Nếu kéo dài không cải thiện sẽ khiến thai nhi bị nhẹ cân hoặc có thể gây ra suy dinh dưỡng cho trẻ sau này.
– Não bộ của bé chậm phát triển: các nhà khoa học đã chỉ ra thai ở tuần 32 não bộ đã bắt đầu hình thành và hoàn thiện. Nếu giai đoạn này bà bầu bị căng thẳng sẽ gia tăng tần số co bóp tử cung gây kích ứng cho vùng nước ối. Gây ảnh hưởng lớn đến các chức năng não bộ khi trẻ chào đời.
– Trẻ bị rối loạn giấc ngủ: đồng hồ sinh học của bé con đã được hình thành ngay từ trong bụng mẹ. Nhưng mẹ thường xuyên mất ngủ, kiệt sức vì stress, căng thẳng sẽ cản trở đến thời gian và giấc ngủ của bé. Khi bé được sinh ra những năm đầu đời rất có thể bé sẽ mắc phải hội chứng rối loạn giấc ngủ.
– Trẻ bị rối loạn hành vi khi bà bầu bị căng thẳng trong thai kỳ: Ngoài rối loạn giấc ngủ thì rối loạn hành vi cũng xảy ra khi bé được chào đời. Trẻ rất khó để hòa nhập với mọi người xung quanh, dễ bị tự kỷ, tăng động hoặc trầm cảm. Hành vi của trẻ không giống với bạn bè cùng trang lứa.
– Trẻ có nguy cơ bị dị tật: nguy cơ không cao nhưng không phải là không mắc phải, đã có rất nhiều trường hợp thực tế cho thấy việc mẹ bầu bị stress kéo dài sẽ gây ra những dị tật không đáng có ở thai nhi.
Stress kéo dài khiến mẹ dễ bị trầm cảm thai kỳ, tăng nguy cơ bị sảy thai hoặc dọa sảy thai
Stress thai kỳ ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ bầu thế nào?
Không chỉ ảnh hưởng đến bé con trong bụng mà ngay chính bản thân mẹ sẽ là người bị ảnh hưởng trực tiếp nếu như bị căng thẳng, stress kéo dài.
– Mẹ stress nhiều rất dễ bị dọa sảy thai hoặc sảy thai: cơ thể mẹ bầu sẽ tiết ra 1 loại hormone trong máu, chúng sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai và dọa sảy thai khi mẹ bầu liên tục bị căng thẳng, stress ở những tuần thai đầu. Ước tính có đến 10 – 20% các trường hợp sảy thai là do mẹ bầu bị stress.
– Tăng nguy cơ bị sinh non: mẹ bị căng thẳng kéo dài làm tăng nguy cơ sinh non, em bé có thể chào đời trước tuần 37. Mẹ sinh non khiến bé bị nhẹ cân, phát triển không tốt như những bé đủ ngày. Cơ thể bé sẽ nhạy cảm hơn, dễ mắc 1 số bệnh do sức đề kháng của bé yếu hơn bình thường.
– Tăng nhịp tim khó kiểm soát: vì quá căng thẳng stress mà mẹ không thể điều khiển được cảm xúc của bản thân, dễ bị kích động. Cảm xúc dồn nén khiến nhịp tim tăng bất thường gây khó thở cho mẹ.
– Hội chứng tiền sản giật: Ngoài rối loạn nhịp tim thì huyết áp cũng bị tăng cao khi mẹ bầu bị căng thẳng. Đây chính là nguyên nhân khiến thai phụ bị nhiễm độc thai, mắc phải chứng tiền sản giật, sản giật cực kỳ nguy hiểm đến sức khỏe và cả tính mạng của cả mẹ và bé.
– Bà bầu bị căng thẳng làm tăng nguy cơ bị trầm cảm: stress, mệt mỏi, căng thẳng kéo dài là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu rơi vào trầm cảm khi mang thai. Thai phụ bị trầm cảm nếu không được quan tâm kịp thời rất dễ nảy sinh những hành vi tiêu cực như dùng chất kích thích, tự bỏ thai hoặc tệ hơn đó là tự tử.
Để tránh những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra, đồng thời hạn chế được tối đa tình trạng bà bầu bị căng thẳng, stress, các mẹ nên chú ý áp dụng các cách giảm stress khi mang thai sau đây:
– Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học: mẹ bầu không nên làm việc quá sức, không thức khuya, ngủ đủ giấc. Bổ sung các loại vitamin cần thiết, uống nước đầy đủ tránh để cơ thể thiếu nước, thêm vào thực đơn hàng ngày những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe mẹ bầu như sữa chua, quả óc chó,…để cung cấp đủ dưỡng chất cho con và phòng ngừa được căng thẳng, stress.
Mẹ bầu nên xây dựng chế độ ăn uống nghỉ ngơi khoa học tránh xúc động mạnh
– Hạn chế che giấu cảm xúc, cố gắng chia sẻ với mọi người xung quanh nhiều hơn để giảm bớt lo lắng, không nên nghĩ ngợi quá nhiều. Thời điểm nhạy cảm nên mẹ bầu nào cũng cần được quan tâm và săn sóc. Vì thế các mẹ hãy mạnh dạn đưa ra những suy nghĩ, mong muốn của mình đối với chồng và mọi người trong gia đình để hạn chế tối đa tình trạng một mình khư khư giữ “cục tức” trong lòng.
– Tập thể dục đều đặn mỗi ngày: sau 1 ngày dài làm việc mẹ bầu nên thư giãn đầu óc và cơ thể bằng các bài tập như yoga, ngồi thiền, hoặc chỉ đơn giản là đi bộ, …ngoài ra có thể đăng ký các lớp học tiền sản để duy trì được tinh thần ổn định, tăng cường sức khỏe dẻo dai. Tránh ngồi 1 chỗ sẽ càng làm mẹ bầu bị căng thẳng nhiều hơn.
– Thư giãn, làm sạch cơ thể bằng thảo dược thiên nhiên cũng là cách giúp mẹ bầu giảm stress vô cùng hiệu quả: Gel tắm gội thảo dược Yaocare mama gel giúp cơ thể mẹ bầu luôn sạch sẽ, kháng khuẩn tối đa, hơn thế sản phẩm còn thơm mát mùi thảo mộc, dịu nhẹ khác hoàn toàn với các loại sữa tắm hóa chất khác giúp mẹ bầu thư giãn giảm căng thẳng, mệt mỏi sau 1 ngày dài làm việc. Mẹ có thể tắm bồn ngâm mình thư giãn với Yaocare mama gel theo chỉ dẫn của dược sĩ. An toàn chính là yêu cầu đầu tiên khi lựa chọn các sản phẩm cho mẹ bầu, chính vì thế việc sử dụng gel tắm gội có thành thần từ thảo dược thiên luôn là sự lựa chọn sáng suốt nhất.
Gel tắm gội thảo dược mùi thơm dịu nhẹ giúp mẹ bầu thư giãn giảm stress hiệu quả
Để tìm hiểu kỹ hơn về dòng sản phẩm tắm gội thảo dược cho mẹ bầu Yaocare mama gel, mẹ có thể tham khảo tại đây hoặc gọi điện trực tiếp đến số hotline 0982 636 036 để được dược sĩ tư vấn chi tiết!
Bà bầu bị căng thẳng gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của thai nhi chính vì vậy mẹ nên khắc phục nhanh chóng bằng những giải pháp mà Yaocare đã kể ở trên. Hy vọng qua đây mẹ bầu đã có thêm được nhiều thông tin bổ ích để có thể hạn chế tối đa các trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra!
Chúc mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh!