Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân?

Tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý nguy hiểm, có thể khiến thai chậm tăng trưởng trong tử cung. Vậy mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.

Ảnh: Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân?Ảnh: Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân?

1. Đôi nét về tiểu đường thai kỳ

1.1. Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ hay đái tháo đường thai kỳ là tình trạng xuất hiện nhiều đường trong nước tiểu hoặc lượng đường trong máu tăng cao khi mang thai. Bệnh lý này thường xảy ra vào khoảng 3 tháng giữa thai kỳ.

1.2. Làm thế nào để phát hiện đái tháo đường thai kỳ?

Tiểu đường thai kỳ thường không hoặc ít biểu hiện triệu chứng. Một số trường hợp bị tiểu đường khi mang thai có thể cảm thấy mệt mỏi, khát nước hoặc đi tiểu nhiều. 

Hiện nay, để chẩn đoán bệnh, người ta dựa vào chỉ số đường huyết đo được sau khi tiến hành nghiệm pháp dung nạp Glucose. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa kỳ – ADA, chẩn đoán chính xác tiểu đường thai kỳ khi có 1 trong 3 chỉ tiêu sau:

  • Đường máu lúc đói ≥ 5,1 mmol/l

  • Đường máu 1 giờ sau khi uống nước đường≥ 10,0 mmol/l

  • Đường máu 2 giờ sau khi uống nước đường≥ 8,5 mmol/l

1.3. Biến chứng của tiểu đường thai kỳ

Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, tiểu đường thai kỳ có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm sau:

Về phía mẹ:

  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu

  • Tăng nguy cơ mắc cao huyết áp, tiền sản giật và sản giật

Về phía con:

  • Sinh non

  • Đa ối

  • Thai chậm tăng trưởng trong tử cung hoặc ngược lại thai nhi phát triển to hơn so với tuổi thai

Ảnh: Tiểu đường thai kỳ có thể khiến thai chậm phát triển trong tử cungẢnh: Tiểu đường thai kỳ có thể khiến thai chậm phát triển trong tử cung

  • Thai chết lưu

  • Dễ hạ đường huyết, đa hồng cầu, suy hô hấp, hạ canxi huyết sau sinh

  • Khi lớn lên dễ mắc béo phì và tiểu đường

Có thể thấy tiểu đường là một bệnh lý nguy hiểm cho cả mẹ và con đồng thời lại có xu hướng ngày càng tăng. Chính vì thế, tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân là vấn đề ngày càng được nhiều người quan tâm. Để tìm được câu trả lời, hãy cùng chúng tôi đọc phần tiếp theo của bài viết.

2. Nhu cầu về dinh dưỡng trong thai kỳ

Khi mắc tiểu đường thai kỳ, các mẹ bầu thường lo lắng không biết ăn bao nhiêu để vừa đảm bảo cân đối dinh dưỡng cho mẹ và bé, vừa kiểm soát được đường huyết. Để giải quyết mối lo lắng này, trong một báo cáo Hướng dẫn Y khoa cho thai kỳ do Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia ban hành đã đưa ra tổng năng lượng ăn vào của mẹ bầu trong một ngày như sau: 

  • 50 – 55% chất bột đường

  • 12 – 20% chất đạm

  • 25 – 30% chất béo

  • 20 – 35g chất xơ

3. Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân?

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? Ăn gì để con tăng cân? Đây là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ. Hãy đọc phần tiếp theo để xem trong từng nhóm thực phẩm bạn nên lựa chọn như thế nào để có được chế độ ăn uống khoa học và cân bằng nhé.

3.1. Nhóm tinh bột

Tinh bột là thành phần được tìm thấy trong hầu hết các thực phẩm nhưng ở tỷ lệ khác nhau. Sau khi được hấp thu vào máu, gần như toàn bộ tinh bột được thủy phân thành glucose (đường).

Mặc dù đây là nguồn năng lượng cần thiết cho hoạt động của cả mẹ và bé nhưng nếu ăn quá nhiều thực phẩm giàu tinh bột sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Do đó, không chỉ mẹ bầu bị tiểu đường mà cả các mẹ bầu khác cũng chỉ nên ăn vừa đủ những thực phẩm có chỉ số đường huyết ở mức thấp và ít gây tăng đường huyết khi vào cơ thể như:

  • Gạo lứt còn nguyên vỏ cám

  • Gạo tấm

  • Bánh mì nâu

  • Bún tươi

  • Ngũ cốc nguyên cám

  • Các loại đậu nguyên hạt

Ảnh: Bà bầu không nên ăn quá nhiều thực phẩm giàu tinh bộtẢnh: Bà bầu không nên ăn quá nhiều thực phẩm giàu tinh bột

3.2. Nhóm chất đạm

Nếu bạn đang thắc mắc nên ăn gì để con tăng cân trong bụng mẹ thì câu trả lời chính là tăng cường ăn chất đạm. Chất đạm rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Các loại đậu, sữa, trứng, cá, thịt nạc đểu là những thực phẩm giàu đạm tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

3.3. Nhóm chất béo

Chất béo cũng là nhóm chất dinh dưỡng cần thiết với mẹ bầu. Nhưng trước khi đưa ra lựa chọn cho nhóm thực phẩm này, bạn cần lưu ý một vài điểm sau:

  • Nên lựa chọn các loại hạt có dầu và sử dụng dầu thực vật để nấu ăn thay vì mỡ động vật. Đây chính là việc làm cần thiết cho những ai còn đang băn khoăn nên ăn gì để mẹ bầu không tăng cân.

  • Nên sử dụng thịt nạc giàu chất đạm, ít béo như cá, thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm,… 

3.4. Nhóm sữa và các sản phẩm từ sữa

Đây là một nguồn cung cấp năng lượng, chất đạm cùng canxi và một số vi chất khác. Bà bầu bị tiểu đường khi lựa chọn sữa và các thực phẩm từ sữa cần lưu ý:

  • Nên sử dụng sữa ít béo hay sữa tách béo, giàu canxi và ít hoặc không đường như sữa chua không đường, sữa đậu nành không đường, phô mai,…

Ảnh: Người bị tiểu đường thai kỳ nên uống sữa không đườngẢnh: Người bị tiểu đường thai kỳ nên uống sữa không đường

  • Phụ nữ mang thai nên hạn chế sử dụng các sản phẩm từ sữa vì các thực phẩm này rất dễ làm tăng đường huyết. 

  • Trong trường hợp phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ ăn uống kém, ít lên cân hoặc suy dinh dưỡng mới nên cân nhắc đến việc bổ sung dinh dưỡng bằng các loại sữa chuyên biệt với chỉ số đường huyết thực phẩm thấp được dùng riêng cho bệnh nhân tiểu đường (do bác sĩ hay chuyên gia về dinh dưỡng chỉ định)

3.5. Nhóm trái cây

Với những người vẫn còn băn khoăn bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì, các loại trái cây chính là một trong những lựa chọn hết sức phù hợp. Hàm lượng vitamin, khoáng chất cùng chất xơ dồi dào trong trái cây rất tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé đồng thời giữ hàm lượng đường trong máu ở mức ổn định.

Nên ưu tiên những loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp và ít ngọt như: táo, lê, quýt ta, cam ta, bưởi, thanh long, dâu, bơ, dưa gang, nho ta, kiwi xanh, sơ ri,… Mỗi ngày có thể ăn 2 – 3 lần, mỗi lần khoảng 50 – 100g và nên dùng trái cây như một món tráng miệng ăn vào sau bữa ăn. 

Tốt nhất là ăn cả xác của trái cây để có thể tận dụng nguồn chất xơ dồi dào trong đó. Cần hạn chế lấy nước uống vì vừa làm giảm lượng chất xơ lại vừa làm tăng nồng độ đường trong đó. Một điểm cần lưu ý nữa là đường máu ở phụ nữ mang thai thường có xu hướng tăng lên vào buổi sáng. Vì vậy, nên tránh ăn hoa quả vào buổi sáng và ăn vào buổi trưa hay buổi chiều.

3.6. Nhóm rau củ

Ảnh: Rau củ rất tốt cho bà bầuẢnh: Rau củ rất tốt cho bà bầu

Tăng cường ăn các loại rau củ là cách hạ đường huyết cho bà bầu rất hiệu quả. Mỗi ngày nên ăn ít nhất từ 500 – 600g rau xanh. Theo lời khuyên của các chuyên gia, nên ăn rau trước khi ăn bữa chính để hạn chế xảy ra tình trạng tăng đường huyết sau ăn, vì lượng chất xơ dồi dào có trong rau sẽ tạo thành hàng rào ngăn cản quá trình hấp thu tinh bột sau đó.

4. Tiểu đường thai kỳ không nên ăn gì?

Một thực đơn cho bà bầu không tăng cân và giữ đường huyết ở mức ổn định thì nên hạn chế ăn các loại thực phẩm sau:

  • Hạn chế tinh bột và các thực phẩm nhiều đường như trái cây ngọt, bánh quy, bánh ngọt, bánh nướng, kem, chè,… vì khi đi vào cơ thể, các thực phẩm này phá vỡ sự cân bằng giữa Insulin và lượng đường trong máu dẫn tới không thể vận chuyển hết đường trong máu vào các tế bào, từ đó khiến đường huyết tăng cao.

  • Tránh các loại nước giải khát, nước đóng chai có nhiều hương liệu, nước có ga, nước ép trái cây nhiều đường

  • Cà phê, rượu, bia

  • Khoai tây, bánh mì trắng, gạo trắng

  • Thịt hộp, xúc xích, mì gói, thịt khô, thịt xông khói, da động vật, sốt mayonnaise, margarine, bơ, kem phô mai

  • Nội tạng động vật, lòng đỏ trứng

  • Mỡ động vật, đồ rán, đồ chiên xào

Ảnh: Bà bầu không nên ăn nhiều đồ chiên xàoẢnh: Bà bầu không nên ăn nhiều đồ chiên xào

5. Một số lưu ý khác trong chế độ ăn cho bà bầu tiểu đường

  • Ăn thành các bữa nhỏ, phân chia đều đặn bữa ăn chính và bữa ăn phụ. Các bữa cách nhau khoảng từ 2 – 3 giờ. Cách làm này giúp chia đều lượng tinh bột trong suốt một ngày từ đó duy trì đường huyết ở mức ổn định.

  • Trong các bữa ăn phụ, bạn nên lựa chọn các thực phẩm ít hoặc không đường như rau cuốn tôm, phô mai, trứng, sữa chua không đường hoặc sữa đậu nành không đường.

  • Nên bổ sung chất đạm lành mạnh vào cả bữa ăn chính và bữa ăn phụ. Chất đạm không chỉ giúp kiểm soát hiệu quả lượng đường trong máu mà còn giúp mẹ cảm giác dễ chịu hơn, tràn đầy năng lượng trong suốt một ngày dài. Chất đạm cũng rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

Ảnh: Tiểu đường thai kỳ nên ăn tăng cường đạm để con tăng cânẢnh: Tiểu đường thai kỳ nên ăn tăng cường đạm để con tăng cân

  • Như đã đề cập ở trên, khi bị đái tháo đường thai kỳ, chỉ số đường huyết thường có xu hướng tăng lên vào buổi sáng. Để tránh xảy ra tình trạng này, vào bữa sáng bạn cần cắt giảm lượng tinh bột và ăn bổ sung vào bữa trưa và bữa chiều. Chẳng hạn như, bạn nên xây dựng thực đơn với bữa sáng rất nhỏ bao gồm sữa, tinh bột, chất đạm và bữa ăn nhẹ sau đó 2 giờ cũng tương tự như vậy.

  • Uống đủ nước (tối thiểu là 1,5 – 2 lít nước/ngày)

  • Không ăn tinh bột đã xay hoặc hầm quá nhừ (chẳng hạn như ăn cháo) vì tốc độ hấp thu các thực phẩm này rất nhanh nên dễ khiến đường huyết tăng đột ngột sau ăn.

  • Hạn chế ăn muối

  • Việc ăn uống điều độ và đúng giờ cũng rất quan trọng trong chế độ ăn cho bà bầu không tăng cân và giúp thai nhi tăng cân nhanh.

6. Thực đơn chi tiết cho mẹ bầu để con tăng cân

Dưới đây là một thực đơn chi tiết để giải đáp câu hỏi tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân của các mẹ bầu:

  • Bữa sáng (7h00): 1/2 tô bún, bánh canh, hủ tiếu hoặc nui, 1 đĩa rau (200g), 1 hũ sữa chua không đường (khoảng 100ml)

  • Bữa phụ sáng (8h30): 1 miếng phô mai hoặc 1 quả trứng luộc và 1 ly sữa đậu nành không đường (khoảng 200ml)

  • Bữa trưa(11h30): 1 chén cơm lưng gồm 90g gạo lứt còn nguyên vỏ cám, 100gr tôm, cá hoặc thịt chế biến với 1,5 muỗng cà phê dầu thực vật (khoảng 7,5g), 1 đĩa rau luộc hoặc xào (200g), 1 chén canh, 1/2 trái bơ và 1 hũ sữa chua không đường (100ml)

Ảnh: Cơm gạo lứt cho mẹ bầuẢnh: Cơm gạo lứt cho mẹ bầu

  • Bữa phụ chiều (15h00): 1 phần gỏi cuốn (gồm tôm, thịt, rau) và một ly sữa không đường, ít béo, giàu canxi (200ml)

  • Bữa tối (18h00): 1 chén cơm lưng gồm 90g gạo lứt còn nguyên vỏ cám, 100gr tôm, cá hoặc thịt chế biến với 1,5 muỗng cà phê dầu thực vật (khoảng 7,5g), 1 đĩa rau luộc hoặc xào (200g), 1 chén canh, 1 trái táo nhỏ để nguyên vỏ (100g) và 1 hũ sữa chua không đường (100ml)

  • Bữa phụ tối: Một ly sữa không đường, ít béo, giàu canxi (200ml)

Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn đã biết tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân. Hãy xây dựng một thực đơn khoa học để cả mẹ và bé đều khỏe mạnh.

Rate this post

Viết một bình luận