Cá Nục là một trong những loài cá nước mặn, thân dài béo tròn, trên lưng có màu xanh đậm, phía dưới bụng có màu ánh bạc, đuôi thắt nhỏ. Cá Nục rất lạc không có xương dăm, thịt cá có màu đỏ thâm, ruột nhỏ. Con lớn có đến hàng chục kg con nhỏ ăn được thì tầm một vài lạng. Được đánh bắt công nghiệp nên sản lượng cá Nục hằng năm lên đến hàng trăm nghìn tấn, các nục còn được xuất khẩu đi khắp thế giới.
Thành phần dinh dưỡng có trong cá Nục tốt cho bà bầu hay không?
Cá nục rất ngon, nhưng có thật sự tốt cho bà bầu hay không thì chúng ta cần phải xét thành phần dinh dưỡng trong nó, các thành phần đã được các chuyên gia kiểm chứng. Trong cá nục có rất nhiều thành phần dinh dưỡng như Muối khoáng, Vitamin: Nước, Prôtêin, Lipid, TroCalci,Phospho, Sắt, Natri, Kali, Vitamin A, B1, B2, PP, C. Cá cũng chứa hàm lượng OMEGA3 cao. OMEGA3 giúp tăng cường trí nhớ, thị lực, giúp phòng ngừa chữa trị các bệnh tim mạch do sơ vữa vạch. Đặc biệt ăn cá nục giúp các bà mẹ mang thai tăng cường lượng DPA là một dưỡng chất rất cần thiết cho sự phát triển hoàn thiện của thai nhi và tế bào thần kinh của thai nhi.
Vậy, các chất dinh dưỡng trong cá nục rất tốt cho sức khoẻ bà bầu. Hãy thêm ngay cá nục vào trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày của mình nhé.
Cách chọn cá nục như thế nào thì ngon?
Theo kinh nghiệm dân gian thì có một số cách chọn cá Nục thông thường mà các bà bầu nên luu ý quan sát như sau:
Quan sát mang cá
Đầu tiên để chọn cá nục biển tươi thì phải quan sát mang cá, vì mang cá là cơ quan hô hấp, để nhận biết có hóa chất có hay không thì mang cá là nơi sẽ bị ảnh hưởng trước tiên. Mang cá cũng là bộ phận để có thể nhận biết được độ tươi của cá.Mang của cá nục biển tươi thường có màu đỏ hồng tươi, nắp mang khép chặt với miệng mang, không nhớt, không có mùi hôi. Trong khi đó mang cá nục nhiễm độc không sáng trơn và có màu hồng thâm, mang cá nục ươn thì màu xám, nắp mang không dính chặt với miệng mang, thường có mùi hôi và có nhớt.
Quan sát mắt cá
Mắt cá nục biển còn tươi sẽ lồi và trong suốt, giác mạc đàn hồi. Còn đối với những con cá nục đã bị nhiễm độc hay cá nục được ướp bằng ure thì mắt cá không còn trong, thậm chí mắt còn lồi ra. Đối với cá nục bị ươn thì mắt cá sẽ lõm vào trong, có màu đục và giác mạc mắt nhăn nheo, thậm chí là bị rách. Khi phát hiện mắt cá nục biển như vậy thì bạn nên tránh sử dụng, để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Quan sát vảy cá
Vảy các nục biển óng ánh, bám chặt với thân, không có mùi hôi và niêm dịch. Còn với vảy cá nục ươn thì không sáng óng, vảy dễ dàng bị bong tróc, và có mùi hôi.
Quan sát thân cá
Thân mình cá nục biển còn tươi thường đàn hồi, rắn chắc, ấn vào không để lại vết lõm tay, thân mình cá vẫn còn nhớt. Còn thân cá bị nhiễm độc nặng thì đầu to thân nhỏ, xuất hiện các đốm đen loang lổ, nhiều con bị đen toàn thân. Đặc biệt nhận biết rõ nhất khi các chị đã lỡ mua cá nục biển nhiễm hóa chất về là nấu lên, nếu xuất hiện bọt đen và hơi cá bốc mùi lạ thì đây chính xác là cá đã được ướp ure hoặc nhiễm hóa chất, tuyệt đối không được ăn, phải bỏ đi.Bên cạnh đó nếu cá còn tươi mà cũng không thấy nhớt thì cũng không nên chọn vì có thể nó đã được ngâm tẩm khá lâu. Đặc biệt khi cá nục biển được ủ ure thì sẽ có mùi khai chứ không phải mùi tanh đặc trưng.
Quan sát miệng và bụng cá
Miệng cá nục biển tươi thường ngậm kín còn cá ươn cá bị nhiễm độc thì miệng cá hơi hé mở. Với cá nục biển bị đông lạnh quá lâu ngày hoặc gặp vấn đề khi bảo quản thì răng cá thường bị rụng. Hậu môn cá nục biển tươi có màu trắng nhạt ở sâu bên trong và bụng cá nục lép. Còn hậu môn cá nục biển ươn thì bị lòi ra ngoài, có màu hồng hay đỏ bầm, bụng cá phình to.
Bạn nên biết, sau khi đánh bắt cá nục biển người ta ít nhiều sẽ đem cá đi cấp đông để chuyển đến những nơi xa hoặc dự trữ. Nếu không biết cách lựa chọn bạn có thể mua phải cá đã đông lạnh quá lâu, hoặc bị vi khuẩn xâm nhập trong quá trình rã đông hay bày bán.
Hình ảnh cá Nục vừa được mang từ tàu cá lên
Một số món ăn được chế biến từ cá nục
1. Cá nục kho
Cá nục kho: là chúng ta dùng cá nục tươi nhé, khi mua về các bà bầu làm sạch vảy cá, mổ bụng bỏ ruột và mang cá đi. Sau đó để ráo nước xắt khúc vừa ăn hoặc để nguyên con tùy theo sở thích của bà bầu, rồi ướp với gia vị để cho con cá ngấm gia vị rồi mới sắp vào nồi kho. Cá nục có thể kho với giềng, dưa cả muối chua, kho tiêu, kho măng, kho chuối xanh… nhớ thêm chút nước hàng cho màu cá vàng đẹp và mấy lát thịt ba chỉ để cá ngậy hơn nhé. Khi kho cá cho nước sấp mặt cá, đun nhỏ lửa tầm 3 giờ đồng hồ trở lên, cá nhừ thịt cá đanh và dun cạn nước thì bắc ra. thời gian kho cá tùy thuộc vào cá nhỏ hay to nhé các mẹ. Bà bầu ăn cá nục kho thì không biết bao giờ mới no bụng đấy nhé.
2. Cá nục nướng giấy bạc
Với cá nục nướng giấy bạc: Cũng dùng cá nục tươi để nguyên con, làm sạch khía vài đường dao trên thân cá, để ráo nước rồi ướp gia vị cho ngấm. Sau đó mang cá đặt vào giấy bạc thêm chút gừng thái sợi, tiêu. thì là, hành lá… cuộn giấy bạc lại nướng trên than hoa hoặc lò vi sóng. Món cá nục nướng này chấm với nước tương tỏi ớt rất hợp vị.
3. Cá nục nấu canh măng chua
Còn cá nục nấu măng chua: Đung sôi nước dùng chua cay lên, cá nục đã làm sạch xắt khúc ướp một chút gia vị, thả vào nồi nước dùng đang đun sôi trở lại rồi bỏ măng chua vào. đun đến khi cá chín, nêm nếm vừa ăn là ta đã có nồi canh cá măng chua ngon rồi nhé, ăn kèm rau diếp cá thì tuyệt vời! Món ăn này rất hợp với các bà bầu vừa thanh mát vừa bổ dưỡng.
Hình ảnh cá nục kho giềng
Với những kinh nghiệm chia sẻ trên đây, hy vọng sẽ giúp các bà bầu có được sự lựa chọn tốt trong việc chọn các món ngon trong thực đơn dinh dưỡng của mình. Xin cám ơn