Tắm rửa khi mang thai như thế nào?
Ngoài hàng loạt các thay đổi khi mang thai thì việc thay đổi cách tắm cũng vô cùng quan trọng, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của thai nhi.
Nhiệt độ tắm
Nhiệt độ tắm
Phụ nữ khi mang thai không nên tắm ở nhiệt độ quá nóng, nhiệt độ nóng quá sẽ gây tổn thương tế bào thần kinh và làm chúng bị giảm đi đáng kể.
Phụ nữ khi mang thai không nên tắm ở nhiệt độ quá nóng, nhiệt độ nóng quá sẽ gây tổn thương tế bào thần kinh và làm chúng bị giảm đi đáng kể.
Tuy đang là mùa hè, nhưng các bà mẹ đang mang thai cũng không nên tắm nước quá lạnh, nhiệt độ lạnh quá khi trời đang nắng nóng dễ gây thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột, cảm lạnh và cúm.
Tuy đang là mùa hè, nhưng các bà mẹ đang mang thai cũng không nên tắm nước quá lạnh, nhiệt độ lạnh quá khi trời đang nắng nóng dễ gây thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột, cảm lạnh và cúm.
Nên duy trì nhiệt độ vừa đủ, nên thử nước bằng cách dùng cùi trỏ tay để kiểm tra và nên làm ướt người từ dưới lên trên để cơ thể quen dần với sự thay đổi nhiệt độ.
Nên duy trì nhiệt độ vừa đủ, nên thử nước bằng cách dùng cùi trỏ tay để kiểm tra và nên làm ướt người từ dưới lên trên để cơ thể quen dần với sự thay đổi nhiệt độ.
Không nên tắm trong bồn tắm khi mang thai.
Gội đầu
Những bà mẹ mang thai được bác sỹ khuyến cáo không nên ngồi xổm, hoặc đứng quá lâu, động tác gội đầu sẽ có thể ảnh hưởng tới phần tử cung phía dưới nếu bạn ngồi xuống.
Những bà mẹ mang thai được bác sỹ khuyến cáo không nên ngồi xổm, hoặc đứng quá lâu, động tác gội đầu sẽ có thể ảnh hưởng tới phần tử cung phía dưới nếu bạn ngồi xuống.
Nếu có thể, hãy ra hàng gội đầu trong giai đoạn mang thai, nhất là khi bụng đã to quá cỡ, hoặc bạn có thể gội ở nhà nhưng nhờ ai đó gội giúp trong lúc bạn nằm.
Nếu có thể, hãy ra hàng gội đầu trong giai đoạn mang thai, nhất là khi bụng đã to quá cỡ, hoặc bạn có thể gội ở nhà nhưng nhờ ai đó gội giúp trong lúc bạn nằm.
Nhiệt độ nước gội đầu cũng không nên quá nóng hoặc quá lạnh.
Nhiệt độ nước gội đầu cũng không nên quá nóng hoặc quá lạnh.
Thời gian tắm
Lúc mang thai mệt mỏi, nhiều bà bầu thích thú với thời điểm được đi tắm bởi cơ thể được thư giãn, thoải mái và xua tan mệt mỏi.
Lúc mang thai mệt mỏi, nhiều bà bầu thích thú với thời điểm được đi tắm bởi cơ thể được thư giãn, thoải mái và xua tan mệt mỏi.
Tuy nhiên, không gian phòng tắm chật hẹp, lại thêm nhiệt độ nước khiến các mao mạch giãn nở, lượng máu lên não không đủ, dễ gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Tuy nhiên, không gian phòng tắm chật hẹp, lại thêm nhiệt độ nước khiến các mao mạch giãn nở, lượng máu lên não không đủ, dễ gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Bạn nên tắm trong thời gian càng ngắn càng tốt, tối đa là 15 phút.
Bạn nên tắm trong thời gian càng ngắn càng tốt, tối đa là 15 phút.
Nên tắm bằng vòi hoa sen
Các bác sỹ khuyên bà bầu chỉ nên tắm bằng vòi hoa sen chứ không nên sử dụng bồn tắm bởi việc ngâm mình trong bồn tắm quá lâu, sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập âm đạo, gây viêm nhiễm, ảnh hưởng đến thai nhi và nguy cơ sinh non.
Các bác sỹ khuyên bà bầu chỉ nên tắm bằng vòi hoa sen chứ không nên sử dụng bồn tắm bởi việc ngâm mình trong bồn tắm quá lâu, sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập âm đạo, gây viêm nhiễm, ảnh hưởng đến thai nhi và nguy cơ sinh non.
Tắm bằng vòi hoa sen, các tia nước mát-xa làn da mệt mỏi, sẽ khiến bà bầu sảng khoái hơn.
Tắm bằng vòi hoa sen, các tia nước mát-xa làn da mệt mỏi, sẽ khiến bà bầu sảng khoái hơn.
Mùa đông, bà bầu tắm thế nào cho ‘chuẩn’?
Khi tắm vào mùa lạnh, bà bầu cần phải quan tâm đến những vấn đề sau:
Khi tắm vào mùa lạnh, bà bầu cần phải quan tâm đến những vấn đề sau:
1. Tắm bằng nước ấm
Cho dù trời không lạnh lắm, và nhiệt độ cơ thể bà bầu luôn cao thì bạn cũng không nên lựa chọn tắm bằng nước lạnh. Với bà bầu, tắm nước lạnh là điều cấm kị. Việc bị lạnh đột ngột có thể khiến tim đập nhanh, huyết áp tăng,… ảnh hưởng đến cả bà mẹ và em bé.
Cho dù trời không lạnh lắm, và nhiệt độ cơ thể bà bầu luôn cao thì bạn cũng không nên lựa chọn tắm bằng nước lạnh. Với bà bầu, tắm nước lạnh là điều cấm kị. Việc bị lạnh đột ngột có thể khiến tim đập nhanh, huyết áp tăng,… ảnh hưởng đến cả bà mẹ và em bé.
Hơn nữa, nước lạnh đột ngột có thể làm co các mạch máu trong cơ thể bà bầu, khiến quá trình lưu thông máu và cung cấp dưỡng chất cho thai nhi bị ảnh hưởng khá nhiều.
Hơn nữa, nước lạnh đột ngột có thể làm co các mạch máu trong cơ thể bà bầu, khiến quá trình lưu thông máu và cung cấp dưỡng chất cho thai nhi bị ảnh hưởng khá nhiều.
Chính vì những điều trên, các bà bầu cần luôn nhắc mình tắm bằng nước ấm hàng ngày. Nước ấm đem lại cảm giác khoan khoái, dễ chịu, hơn nữa kích thích quá trình máu lưu thông nhiều hơn.
Chính vì những điều trên, các bà bầu cần luôn nhắc mình tắm bằng nước ấm hàng ngày. Nước ấm đem lại cảm giác khoan khoái, dễ chịu, hơn nữa kích thích quá trình máu lưu thông nhiều hơn.
2. Không tắm nước quá nóng
Dù tắm nước ấm rất tốt nhưng nhiệt độ nước phải đảm bảo ngang bằng với nhiệt độ cơ thể, không nên để quá nóng. Theo nhiều nghiên cứu được công bố, nước quá nóng dễ gây dị tật cho thai nhi. Cơ thể người mẹ sẽ nóng lên do tắm nóng, kéo theo đó là nước ối và thân nhiệt của người mẹ tăng lên, dễ ngăn chặn quá trình cung cấp oxy cho thai nhi.
Dù tắm nước ấm rất tốt nhưng nhiệt độ nước phải đảm bảo ngang bằng với nhiệt độ cơ thể, không nên để quá nóng. Theo nhiều nghiên cứu được công bố, nước quá nóng dễ gây dị tật cho thai nhi. Cơ thể người mẹ sẽ nóng lên do tắm nóng, kéo theo đó là nước ối và thân nhiệt của người mẹ tăng lên, dễ ngăn chặn quá trình cung cấp oxy cho thai nhi.
Trong thời gian mang thai bà bầu cũng không nên đi tắm hơi bởi đây cũng là một hình thức tắm nước nóng. Thời gian tắm trung bình là khoảng 15 – 20 phút, không nên kéo dài quá lâu. Việc phải đứng, ngồi quá lâu ở một vị trí sẽ khiến bà bầu choáng váng, hơn nữa, vào mùa đông tắm quá lâu sẽ dễ nhiễm cảm lạnh.
Trong thời gian mang thai bà bầu cũng không nên đi tắm hơi bởi đây cũng là một hình thức tắm nước nóng. Thời gian tắm trung bình là khoảng 15 – 20 phút, không nên kéo dài quá lâu. Việc phải đứng, ngồi quá lâu ở một vị trí sẽ khiến bà bầu choáng váng, hơn nữa, vào mùa đông tắm quá lâu sẽ dễ nhiễm cảm lạnh.
Sau khi tắm xong, các bà bầu nên ngồi nghỉ một lúc để cho cơ thể được thư giãn hoàn toàn, máu lưu thông khắp cơ thể.
Sau khi tắm xong, các bà bầu nên ngồi nghỉ một lúc để cho cơ thể được thư giãn hoàn toàn, máu lưu thông khắp cơ thể.
3. Không cố tắm khi đang mệt mỏi
Lúc bạn cảm thấy cơ thể quá mệt mỏi, ốm yếu thì không nên cố ép mình đi tắm. Kể cả tắm bằng nước nóng cũng khiến mạch máu trong cơ thể giãn nở nhiều, làm lượng máu đưa lên não và đến các cơ quan của người mẹ chậm hơn, dễ gây ảnh hưởng cho thai nhi.
Lúc bạn cảm thấy cơ thể quá mệt mỏi, ốm yếu thì không nên cố ép mình đi tắm. Kể cả tắm bằng nước nóng cũng khiến mạch máu trong cơ thể giãn nở nhiều, làm lượng máu đưa lên não và đến các cơ quan của người mẹ chậm hơn, dễ gây ảnh hưởng cho thai nhi.
4. Không tắm sau khi ăn
Ngay cả khi bình thường, các bác sĩ cũng khuyên chúng ta không nên tắm ngay sau khi ăn mà nên nghỉ ngơi một chút. Với các bà bầu, điều này càng cần thiết. Tắm ngay sau khi ăn dễ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, khiến cơ thể khó chịu, thậm chí còn khiến hạ đường huyết đột ngột. Do đó, các bà bầu nên tắm trước khi ăn hoặc sau khi ăn xong, nghỉ ngơi một thời gian trước khi đi tắm.
Ngay cả khi bình thường, các bác sĩ cũng khuyên chúng ta không nên tắm ngay sau khi ăn mà nên nghỉ ngơi một chút. Với các bà bầu, điều này càng cần thiết. Tắm ngay sau khi ăn dễ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, khiến cơ thể khó chịu, thậm chí còn khiến hạ đường huyết đột ngột. Do đó, các bà bầu nên tắm trước khi ăn hoặc sau khi ăn xong, nghỉ ngơi một thời gian trước khi đi tắm.
Bà bầu tắm mùa hè – 3 điều cấm kị
Bà bầu tắm không đúng cách sẽ gây những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và sự phát triển của thai nhi.
Bà bầu tắm không đúng cách sẽ gây những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và sự phát triển của thai nhi.
Ngày hè nóng nực, tắm là phương pháp hữu hiệu thư giãn và giải tỏa oi bức sau một ngày mệt mỏi. Nhưng với bà bầu, tắm không đúng cách sẽ gây những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và sự phát triển của thai nhi. Hãy cùng xem, tắm khi bầu bí, bạn sẽ phải thận trọng những điều gì nhé?
Ngày hè nóng nực, tắm là phương pháp hữu hiệu thư giãn và giải tỏa oi bức sau một ngày mệt mỏi. Nhưng với bà bầu, tắm không đúng cách sẽ gây những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và sự phát triển của thai nhi. Hãy cùng xem, tắm khi bầu bí, bạn sẽ phải thận trọng những điều gì nhé?
Nói không với nước lạnh
Nhiều người có thói quen tắm nước lạnh, đặc biệt là trong cái nóng đến nhễ nhại của ngày hè. Nhưng với bà bầu, đây là điều cấm kị. Thân nhiệt cơ thể con người thường cao hơn vào ngày hè, cộng thêm cái nóng thường có ở bà bầu, nhu cầu “giải tỏa” đi sự oi bức trong người là điều dễ hiểu, nhưng bạn tuyệt đối không xả nước lạnh vào người khi đang mang bầu. Cái lạnh đột ngột có thể dẫn đến một loạt các phản ứng tiêu cực, như tim đập nhanh, huyết áp tăng, cơ bắp rã rời, tinh thần trở nên khẩn trương, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Không những vậy, khi gặp lạnh đột ngột, các mạch máu trong cơ thể người mẹ co lại, cản trở sự lưu thông của máu cũng như quá trình cung cấp dưỡng chất cho thai nhi.
Nhiều người có thói quen tắm nước lạnh, đặc biệt là trong cái nóng đến nhễ nhại của ngày hè. Nhưng với bà bầu, đây là điều cấm kị. Thân nhiệt cơ thể con người thường cao hơn vào ngày hè, cộng thêm cái nóng thường có ở bà bầu, nhu cầu “giải tỏa” đi sự oi bức trong người là điều dễ hiểu, nhưng bạn tuyệt đối không xả nước lạnh vào người khi đang mang bầu. Cái lạnh đột ngột có thể dẫn đến một loạt các phản ứng tiêu cực, như tim đập nhanh, huyết áp tăng, cơ bắp rã rời, tinh thần trở nên khẩn trương, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Không những vậy, khi gặp lạnh đột ngột, các mạch máu trong cơ thể người mẹ co lại, cản trở sự lưu thông của máu cũng như quá trình cung cấp dưỡng chất cho thai nhi.
Bà bầu không nên tắm nước quá lạnh.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, khuôn mặt là phần mà bạn hoàn toàn có thể dùng nước lạnh để làm sạch trong bất kỳ thời gian nào. Nước lạnh sẽ kích thích sự lưu thông máu trên cơ mặt, rửa sạch bụi bẩn, tạo cảm giác sạch, thoáng và không nhờn cho da. Rửa mặt bằng nước lạnh giúp làn da sáng và có tính đàn hồi hơn.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, khuôn mặt là phần mà bạn hoàn toàn có thể dùng nước lạnh để làm sạch trong bất kỳ thời gian nào. Nước lạnh sẽ kích thích sự lưu thông máu trên cơ mặt, rửa sạch bụi bẩn, tạo cảm giác sạch, thoáng và không nhờn cho da. Rửa mặt bằng nước lạnh giúp làn da sáng và có tính đàn hồi hơn.
Tuyệt đối tránh tắm ngay sau khi ăn no
Nhu cầu ăn của bà bầu nhiều hơn so với người bình thường, và đây cũng là một trong những lý do khiến nàng bầu bí cảm thấy nóng hơn so với người khác, nhất là sau khi ăn no. Tuy nhiên, bạn nên nhớ tuyệt đối không tắm sau khi “da bụng căng”. Lúc này, tắm sẽ làm các mạch máu trong cơ thể nở to, máu dồn xuống hạ thể, lượng máu cung cấp cho khoang bụng không đủ cho hệ thống tiêu hóa hoạt động, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Nghiêm trọng hơn, từ những biểu hiện trên có thể dẫn đến việc hạ đường huyết một cách đột ngột! Do đó, dù đôi khi cảm thấy thật oi bức sau mỗi bữa ăn, bạn cũng đứng đi tắm mà hãy nghỉ ngơi một chút để hạ nhiệt!
Nhu cầu ăn của bà bầu nhiều hơn so với người bình thường, và đây cũng là một trong những lý do khiến nàng bầu bí cảm thấy nóng hơn so với người khác, nhất là sau khi ăn no. Tuy nhiên, bạn nên nhớ tuyệt đối không tắm sau khi “da bụng căng”. Lúc này, tắm sẽ làm các mạch máu trong cơ thể nở to, máu dồn xuống hạ thể, lượng máu cung cấp cho khoang bụng không đủ cho hệ thống tiêu hóa hoạt động, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Nghiêm trọng hơn, từ những biểu hiện trên có thể dẫn đến việc hạ đường huyết một cách đột ngột! Do đó, dù đôi khi cảm thấy thật oi bức sau mỗi bữa ăn, bạn cũng đứng đi tắm mà hãy nghỉ ngơi một chút để hạ nhiệt!
Không tắm khi huyết áp xuống thấp
Khi cơ thể mệt mỏi, huyết áp xuống thấp, tắm nước ấm hoặc nóng sẽ làm mạch máu trong cơ thể người mẹ giãn nở, máu đưa lên não của mẹ cũng như đưa chất dinh dưỡng đến cho con không đủ, có thể gây đến những hậu quả khó lường.
Khi cơ thể mệt mỏi, huyết áp xuống thấp, tắm nước ấm hoặc nóng sẽ làm mạch máu trong cơ thể người mẹ giãn nở, máu đưa lên não của mẹ cũng như đưa chất dinh dưỡng đến cho con không đủ, có thể gây đến những hậu quả khó lường.
(ST)
(ST)