Vừa qua, chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi về việc bà đẻ nên ăn gì để tốt cho cả hai mẹ con, trong đó đối tượng đa số là những người sắp làm mẹ hoặc làm mẹ lần đầu. Để biết được câu trả lời chính xác nhất, các mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây của chuyên gia Mabio nhé!
Phụ nữ sau sinh tốn nhiều sức lực cũng như bị tổn hại thể chất rất nhiều, vì thế họ cần được bồi bổ là lẽ đương nhiên. Tuy nhiên, phần lớn phụ nữ chia sẻ rằng họ sợ những bữa ăn bồi bổ do sự ám ảnh về cân nặng sau sinh. Bởi vậy, một chế độ ăn uống phù hợp với bà đẻ phải đảm bảo đủ 2 tiêu chí: Tốt cho sức khỏe và hỗ trợ cho vóc dáng.
Dưới đây là 10 dưỡng chất đảm bảo đủ cả 2 tiêu chí trên:
1. Sắt: Tốt cho máu của bà đẻ
Trong quá trình sinh con, người phụ nữ mất một lượng máu cực kỳ lớn, đặc biệt với phụ nữ phải trải qua cuộc phẫu thuật của sinh mổ thì vấn đề này lại càng trầm trọng.
Thiếu sắt ở bà đẻ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như suy nhược cơ thể, hay hoa mắt chóng mặt, kiệt sức, rụng tóc, khô da và thiếu sữa cho con bú.
Việc bổ sung sắt bằng thuốc nếu không cẩn thận có thể làm mẹ bị táo bón, trong khi đó đây lại là rắc rối điển hình của các mẹ sau sinh. Bởi vậy, nhiều bà đẻ cảm thấy sợ hãi mỗi khi uống thuốc bổ sung sắt.
Thay vào đó, mẹ có thể tự bổ sung lượng sắt cho cơ thể bằng chế độ ăn uống. Các thực phẩm giàu sắt dành cho mẹ lúc này là:
– Các loại động vật thân mềm: sò, hàu… nhưng cần được nấu chín, không ăn sống.
– Các loại thịt nạc: Thịt bò, thịt gà, thịt lợn.
– Gan các loại động vật rất giàu sắt.
– Các loại hạt: Hạt bí xanh, bí đỏ, hạt thông, hạnh nhân, đậu nành.
– Rau màu xanh đậm: Cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh, rau chân vịt.
Bí quyết NHIỀU SỮA nhưng KHÔNG TĂNG CÂN? Để lại thông tin để được gọi tư vấn MIỄN PHÍ ngay lập tức.
2. Vitamin D: Tốt cho sữa của mẹ, bổ sung nguồn vitamin D dồi dào cho em bé
Nếu bạn còn đang thắc mắc bà đẻ nên ăn gì thì các thực phẩm giàu vitamin D chính là một trong những câu trả lời chính xác nhất. Bởi vì mỗi ngày trẻ cần được phơi nắng sớm ít nhất 15 phút để bổ sung vitamin D, nhưng đôi khi việc làm này vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ.
Trong lúc trẻ đang bú mẹ hoàn toàn thì tăng cường lượng vitamin D trong sữa mẹ là cách tốt nhất để bổ sung loại dưỡng chất này cho trẻ. Chúng sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, phát triển khung xương và răng toàn một cách toàn diện.
Các thực phẩm giàu vitamin D mà bà đẻ nên ăn bao gồm:
– Sữa và các sản phẩm từ sữa: Mẹ có thể uống sữa tươi, sữa ông thọ hoặc ăn sữa chua vì chúng rất giàu vitamin D.
– Trứng: Các loại trứng gà, trứng vịt, đặc biệt là lòng đỏ trứng khá giàu vitamin D. Song chỉ nên ăn tối đa 3 quả trứng mỗi tuần, chia làm nhiều bữa và tránh ăn vào buổi tối để tránh đầy bụng và dư thừa protein.
– Các loại nấm: Nấm vừa là rau sạch, vừa là thịt sạch và giàu vitamin D. Bà đẻ có thể bổ sung một vài bữa nấm mỗi tuần để bổ sung vitamin đồng thời kích thích cảm giác ngon miệng.
– Các sản phẩm từ hạt đậu nành: Sữa đậu nành, đậu, bột đậu nành đều chứa nhiều vitamin D.
– Cá tươi, dầu cá, cá đóng hộp, trứng cá chứa một lượng lớn vitamin D mà mẹ nên dùng để cải thiện bữa ăn trong ngày.
3. Vitamin A: Tăng cường thị lực và tốt cho sức khỏe của cả hai mẹ con
Bà đẻ nên ăn các thực phẩm giàu vitamin A vì nó rất tốt cho mắt. Ngoài ra, một dòng sữa mẹ giàu vitamin A cũng sẽ giúp bé có một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và bộ xương vững chắc.
Các thực phẩm giàu vitamin A mà mẹ nên tham khảo gồm:
– Các loại rau có lá màu xanh đậm: Rau cải xoong, cải bó xôi, bông cải xanh, quả bí xanh, quả đậu Hà Lan.
– Các loại củ quả có màu vàng và đỏ: Cà rốt, cà chua, khoai lang, xoài chín, đu đủ, ớt chuông, dưa hấu, quả đào.
– Thịt bò cũng là thực phẩm giàu vitamin A mà bà đẻ nên ăn.
4. Vitamin C: Chống khô da, rụng tóc cho mẹ, tốt cho xương khớp và da của bé
Thiếu vitamin C sẽ gây ra vấn đề về da, tóc của cả mẹ và bé. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, thiếu hụt vitamin C sẽ ảnh hưởng đến các mô liên kết trong xương, răng và ảnh hưởng đến sự hấp thụ sắt của cơ thể.
Người mẹ khi thiếu hụt vitamin C thì sữa mẹ cũng sẽ thiếu dưỡng chất này. Việc bổ sung có thể thực hiện bằng cách ăn các thực phẩm giàu vitamin C:
– Các loại hoa quả: Cam, quýt, bưởi, dâu tây, xoài, dưa hấu, đu đủ, kiwi, cà chua, dứa, ớt chuông, ổi chín.
– Các loại rau củ: Bông cải xanh, bông cải trắng, rau cải xoăn, rau bina, rau muống.
Bí quyết NHIỀU SỮA nhưng KHÔNG TĂNG CÂN? Để lại thông tin để được gọi tư vấn MIỄN PHÍ ngay lập tức.
5. Canxi: Hỗ trợ phát triển răng, xương cho em bé
Có lẽ chúng ta đều biết rằng canxi là thành phần chính của xương. Nếu mẹ có chế độ ăn uống giàu canxi, một phần canxi này sẽ đi vào sữa và giúp em bé có được một hệ xương khớp khỏe mạnh.
Thực phẩm giàu canxi mà mẹ nên ăn bao gồm:
– Nước hầm xương là một trong những thực phẩm rất giàu canxi. Mẹ có thể sử dụng nước này để nấu canh, nấu cháo ăn hàng tuần.
– Sữa và các sản phẩm từ sữa: Sữa bò, sữa ông thọ, sữa tươi, sữa chua đều giàu canxi.
– Rau: Cải ngọt, rau dền, rong biển, bông cải xanh.
– Các loại hạt: Mè (vừng), ngũ cốc nguyên hạt, đậu nành, hạnh nhân.
– Các loại cá: Cá chép, cá chạch, cá mòi.
6. Axit folic: Bổ máu, tốt cho hồng cầu của người mẹ
Tương tự như sắt, axit folic cũng rất tốt cho máu của bà đẻ. Trong thời gian cho con bú, người mẹ cần nạp đủ 500 microgram axit folic mỗi ngày bằng cách sử dụng các thực phẩm giàu chất này.
– Các loại rau: Măng tây, cải bó xôi, đậu cove, bông cải xanh.
– Các loại hạt ngũ cốc: Hạt đậu, yến mạch, vừng (mè), gạo lứt…
– Các loại quả: Cam, dưa lưới, quả bơ.
7. Chất xơ: Giúp mẹ thoát khỏi ác mộng táo bón và thon gọn dáng sau sinh
Chất xơ giúp kích thích hệ tiêu hóa, nhuận tràng và rất cần cho quá trình giảm cân. Vì vậy tất cả những bà đẻ đều được khuyến khích bổ sung chất xơ vào thực đơn ăn uống.
– Các loại rau củ: Bông cải xanh, măng tây, cà rốt, rau chân vịt.
– Các loại hạt: Đậu đỏ, đậu lăng, gạo lứt, đậu nành, đậu đen, đậu xanh, ngô.
– Các loại quả: Bơ, nho, quả vả, sung, cam, chuối, lê.
8. Protein: Cung cấp năng lượng cần thiết cho bà đẻ
Chúng ta cần protein mỗi ngày để đảm bảo đủ năng lượng cho các hoạt động sống, và với bà đẻ thì dưỡng chất này lại càng quan trọng. Nếu thiếu protein, cơ thể người mẹ sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, không thể đủ sữa cho con bú và cả 2 mẹ con đều dễ mắc bệnh.
Nhóm thực phẩm giàu protein bao gồm:
– Các loại thịt: Ức gà, thịt bò, thịt lợn, thịt vịt, thịt ngan.
– Các loại thủy hải sản: Tôm tép, cua, cá ngừ, cá hồi.
– Các loại hạt: Đậu nành, đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, yến mạch, đậu nành.
– Các loại rau: Măng tây, bông cải xanh, nấm, cải bó xôi, rau muống, rau ngót, rau đay, rau bí.
– Sữa và các sản phẩm từ sữa: Sữa đặc, sữa tươi, sữa chua.
– Trứng cũng rất giàu protein.
9. Kẽm: Hỗ trợ hệ miễn dịch cho cả mẹ và con
Người mẹ trong thời gian cho con bú không cần phải bổ sung quá nhiều kẽm, chỉ cần 12 miligram mỗi ngày cũng đủ để cả mẹ và con có được hệ miễn dịch khỏe mạnh. Bổ sung thực phẩm giàu kẽm mỗi ngày cũng sẽ giúp các vết thương của bà đẻ mau lành hơn rất nhiều.
Thực phẩm giàu kẽm bao gồm:
– Hải sản: Tôm và hàu là hai loại thực phẩm rất giàu kẽm.
– Các loại thịt: Thịt bò, lợn, gà.
– Trứng cũng rất giàu kẽm.
– Các loại hạt: Đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu trắng, đậu nành, hạt bí, hạt vừng, gạo lứt…
– Các loại rau: Cải xoăn, súp lơ xanh, rau chân vịt.
– Sữa và sữa chua.
– Nấm giàu kẽm.
10. Các chất chống oxy hóa: Bảo vệ da và sắc đẹp cho bà đẻ
Sau khi sinh con, quá trình oxy hóa và lão hóa diễn ra nhanh hơn, nó sẽ khiến cho người mẹ trở nên già nua chỉ trong một thời gian ngắn. Đây là thời điểm cần thiết phải bổ sung các chất chống oxy hóa để bảo vệ sắc đẹp, đồng thời ngăn chặn các bệnh về tim mạch cho người mẹ.
Danh sách thực phẩm giàu chất chống oxy hóa:
– Các loại rau: Xà lách, cải xoăn, bông cải xanh.
– Các loại quả: Dưa hấu, nho, cam, mận, lựu, lê, dứa.
– Các loại hạt: Hạnh nhân, óc chó, đậu nành.
– Các loại thịt cá: Cá hồi, thịt cừu, thịt gà, thịt cua.
Trên đây là câu trả lời chính xác nhất về việc bà đẻ nên ăn gì. Dựa vào các nhóm thực phẩm này, mẹ có thể thay đổi thực đơn hàng ngày sao cho phong phú, tránh ăn hoài một món sẽ gây ngán và bị dư thừa hoặc thiếu dưỡng chất.
Bí quyết NHIỀU SỮA nhưng KHÔNG TĂNG CÂN? Để lại thông tin để được gọi tư vấn MIỄN PHÍ ngay lập tức.
Mabio chúc các mẹ luôn khỏe và có đủ sữa cho con!
Nguồn: Mabio.vn
LỜI KHUYÊN CHO MẸ:
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Mẹ cần cho bé bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để trẻ có thể hoàn thiện sức đề kháng, hệ tiêu hóa và trí thông minh. Không một sản phẩm nào có thể thay thế sữa mẹ.
Bổ sung dinh dưỡng là điều cần thiết cho mẹ để hồi phục sức khỏe cũng như lợi sữa sau sinh. Tuy nhiên không phải khi nào mẹ cũng “chỉ cần ăn là sữa sẽ về“. Nếu mẹ gặp một trong các trường hợp sau thì có ăn bao nhiêu cũng sẽ không cải thiện được số lượng cũng như chất lượng sữa mẹ.
? Mẹ không thể hấp thụ chất dinh dưỡng: Thường thấy ở khá nhiều bà mẹ, dù ăn uống khoa học, đủ chất, ăn nhiều nhưng cơ thể vẫn gầy gò, ốm yếu.
? Mẹ hấp thụ dinh dưỡng tốt nhưng không thể chuyển hóa vào sữa: Trong trường hợp này, mẹ ăn bao nhiêu, hấp thụ vào cơ thể bấy nhiêu, mẹ sẽ ngày càng mập mạp nhưng tuyệt nhiên vẫn không vắt ra được 1 giọt sữa.
Mẹ CẦN hiểu rõ bản chất của việc ít sữa, mất sữa là gì. Đó chính là sự giảm sút của hoocmon Prolactin (giúp tăng số lượng và chất lượng sữa mẹ) trong cơ thể. Và những tác nhân thuận lợi khiến hàm lượng hoocmon này suy giảm đó là dinh dưỡng – nghỉ ngơi không hợp lý, mẹ căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ, không ăn được,… Ngay cả việc không thể cho bé bú thường xuyên cũng khiến lượng hoocmon này ngày càng giảm xuống. Vậy, mẹ phải làm sao để giải quyết vấn đề này?
VIÊN UỐNG LỢI SỮA MABIO LÀ GIẢI PHÁP HOÀN HẢO CHO MẸ.
Cơ chế 4 tác động có trong Mabio giúp mẹ tăng số lượng, chất lượng sữa mẹ, phục hồi sức khỏe nhanh chóng và thon gọn vóc dáng sau sinh. Sản phẩm được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Đã được kiểm chứng an toàn bởi Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương, chứng nhận bởi cục ATTP (số cấp phép 5553/2020/ĐKSP).
💮 Cơ chế 1: Tăng số lượng sữa
Mabio kích thích cơ thể tiết hoocmon Prolactin giúp sữa mẹ tràn trề, sữa đặc và thơm mát. Lượng sữa về nhiều giúp thông tuyến sữa, hỗ trợ điều trị mất sữa ở mẹ sau sinh.
✅ Sau 5 – 7 ngày: ngực căng tức nhiều hơn, cảm giác sữa về, số lượng sữa tiết ra bắt đầu nhiều hơn hoặc sữa đặc (hoặc đục) sánh hơn.
✅ Sau 10 – 15 ngày: Lượng sữa về nhiều, thơm.
✅ Sau 30 ngày: Sữa về nhanh, về đều, mỗi cữ bé bú no nê, lượng sữa ổn định.
💮 Cơ chế 2: Tăng chất lượng sữa mẹ: Cơ thể mẹ sẽ hấp thụ dinh dưỡng và tăng cường chuyển hóa trong cơ thể, giúp cơ thể tổng hợp chất dinh dưỡng vào sữa, làm tăng chất lượng sữa mẹ. Sữa mẹ sẽ sánh đặc, thơm hơn và mát hơn. Mẹ có thể chủ động bổ sung các vitamin (C, D,…) cho con qua dinh dưỡng hàng ngày giúp bé hấp thu, phát triển tốt hơn.
💮 Cơ chế 3: Rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe sau sinh, hạn chế các bệnh hậu sản: Cao biển súc, cao tàu bay, cao ích mẫu giúp điều hòa khí huyết, đẩy hết sản dịch ra ngoài và hạn chế tối đa viêm nhiễm sau sinh.
Cao hương phụ giúp mẹ ăn ngủ ngon hơn, giảm căng thẳng stress trong những ngày đầu nuôi con (lo lắng, stress trong việc nuôi nấng, chăm bẵm bé).
💮 Cơ chế 4: Thon gọn vóc dáng sau sinh: Thành phần cao chè vằng với hàm lượng thích hợp không chỉ kích thích tăng tiết sữa mà còn giúp mẹ giảm cân hiệu quả.