Theo TS.BS Nguyễn Như Lan – Nguyên Trưởng khoa Laser Phẫu thuật, Bệnh viện Da liễu TW: “Hầu hết các trường hợp bị côn trùng cắn chỉ xảy ra những phản ứng nhẹ tại chỗ như sưng nề đỏ, ngứa và đau ở nơi bị đốt, những biểu hiện này thường tự biến mất. Song nhiều khi chính những cách xử trí sai lầm của mẹ mà khiến con gặp những tổn thương nặng nề hơn. ”
Con bị côn trùng cắn sưng đỏ không được xử lý đúng cách sẽ gây nguy hiểm
Mẹ hãy dừng ngay 3 thói quen sau đây:
Thoa nước miếng vào vết côn trùng cắn sưng đỏ
Thấy con bị vết côn trùng cắn nổi mẩn, lấy ngay một chút nước bọt bôi lên vùng da kích ứng của con là một trong những “bài thuốc” phổ biến nhất được các bà, các mẹ gia truyền từ đời này sang đời khác.
Tuy nhiên, bác sĩ Nguyễn Như Lan cho biết, cách trị vết côn trùng đốt sưng to này của mẹ không những không có cơ sở khoa học nào mà lại còn rất nguy hiểm. Bởi vì trong nước bọt người lớn chứa rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau có thể tấn công vào vùng da bị tổn thương của bé dẫn đến những căn bệnh nghiêm trọng hơn.
Thoa nước miếng vào vết côn trùng cắn sưng đỏ là sai lầm nghiêm trọng
Lạm dụng mật ong, nước hoa, dầu gió…
Các phương pháp được nhiều mẹ truyền tai nhau như thoa nước hoa, mật ong hay dầu gió giúp giảm ngứa nhưng không có tác dụng diệt khuẩn, thậm chí có thể gây kích ứng, viêm tấy vùng da đang bị tổn thương.
Dầu xanh có chứa chất lỏng Metyl Salicylat, thấm tốt qua da, giúp giảm đau khá nhanh nhưng lại dễ gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của trẻ. Khi xoa ở diện rộng, sức nóng của dầu xanh có thể làm rối loạn thân nhiệt.
Thay vào đó, mẹ nên dùng các loại kem bôi chứa hoạt chất kháng viêm giảm ngứa an toàn và hiệu quả, chuyên biệt dành cho làn da bé, khắc phục tình trạng ngứa, viêm da và chống dị ứng.
Đừng lạm dụng nước hoa, dầu gió bôi vào vết côn trùng cắn sưng đỏ
Chủ quan chờ vết côn trùng cắn sưng đỏ tự biến mất
Thường vào các thời điểm mùa hè-thu nhiều côn trùng sinh sôi, phát triển. Trẻ em có làn da mỏng manh, nhạy cảm là đối tượng dễ thu hút sự tấn công của chúng. Chính vì vậy, không ít mẹ cho rằng vết cắn hay đốt sưng đỏ là điều bình thường và sẽ tự biết mất. Nhưng bác sĩ Nguyễn Như Lan cũng khuyến cáo, các vết cắn hoặc đốt có nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao, bởi hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn non yếu. Đặc biệt khi bé gãi, hàng rào bảo vệ da bị tổn thương, khiến vi khuẩn càng dễ dàng tấn công.
Trong một số trường hợp, nọc côn trùng có thể gây nhiều triệu chứng toàn thân như sốt, nôn, phát ban, ngứa, vàng da, co cứng cơ hoặc cứng cả vùng da nhiễm khuẩn. Nguy hiểm hơn, nọc của các loại chân đốt như rết, nhện, bọ cạp… chứa chất độc thần kinh hay men gây sưng phồng, mất kết tập tiểu cầu gây ra rối loạn đông máu… Chúng có thể đe dọa tính mạng bé nếu không được xử lý vết côn trùng cắn kịp thời và đúng cách.
Chuyên gia bày cách xử trí chuẩn khoa học vết côn trùng cắn sưng đỏ
Làn da trẻ vô cùng mỏng manh, nên việc xử lý khi bé bị côn trùng cắn đúng cách phải đảm bảo được 3 yếu tố:
– Giúp bé hết ngứa ngay lập tức
– Giảm sưng
– Hạn chế tối đa việc để lại sẹo thâm trên da
Do vậy, hãy tham khảo 4 bước xử lý dưới đây khi bé bị côn trùng cắn mẹ nhé
Bước 1: Vệ sinh, sát trùng vết côn trùng cắn
Giúp hạn chế vi khuẩn xâm nhập và tránh lây lan sang vùng da khác. Mẹ dùng ngay dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng kháng khuẩn dành cho trẻ nhỏ, thoa trực tiếp lên vị trí vết thương, rửa sạch và để khô ráo. Đối với trẻ sơ sinh thì chỉ nên dùng nước sạch hoặc nước muối sinh lý.
Bước 2: Làm giảm ngứa cho bé bằng đá lạnh
Nhiệt độ thấp của viên đá lạnh giống như một liều thuốc tê, giúp giảm sưng đau, bớt đi cảm giác ngứa ngáy nhanh chóng và hiệu quả. Mẹ nhẹ nhàng chườm đá lạnh lên vết đốt cho bé khoảng 5 phút rồi nghỉ và thực hiện tiếp cho đến khi hết ngứa.
Bước 3: Giảm sưng tấy do côn trùng cắn bằng nước ấm
Nước ấm giúp thúc đẩy quá trình tuần hoàn, hạn chế quá trình viêm tại chỗ do đó giúp giảm ngay sưng tấy. Mẹ có thể chuẩn bị một ít nước ấm và một chiếc khăn sạch, và xử lý theo các bước sau:
– Ngâm chiếc khăn sạch vào nước ấm, vắt khô để loại bớt nước
– Chườm khăn lên vết đốt trong 8 đến 10 phút
– Mẹ có thể lặp lại sau 1 giờ nếu hiện tượng sưng chưa hết
Bước 4: Chống viêm, ngăn ngừa sẹo thâm bằng Kem bôi thảo dược
Để trị vết côn trùng cắn sưng đỏ cũng như giảm sưng, ngứa, mẩn đỏ, mẹ có thể dùng sản phẩm chuyên biệt cho da bé được chiết xuất 100% từ thảo dược tự nhiên như Kem EmBé.
TS.BS Nguyễn Như Lan cho biết: “Khi bé bị côn trùng cắn sưng to, da bé sẽ dễ bị viêm và dễ để lại sẹo. Do vậy, mẹ bôi thêm Kem EmBé có chứa Nghệ Nano có tác dụng vừa chống ngứa, giảm sưng đồng thời chống sẹo thâm rất tốt. Đây cũng là sản phẩm dùng cho các vấn đề về da ở trẻ nhỏ đầu tiên ở Việt Nam có chứa Nghệ Nano được chuyển giao từ Viện Hàn lâm KH&CN VN, có chứng minh khoa học rõ ràng”.
– Công dụng:
+ Bộ đôi tinh chất nano curcumin, cúc la mã giúp tăng cường kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên,
+ Tiêu diệt vi khuẩn giúp giảm ngay triệu chứng ngứa rát, sưng tấy.
+ Giúp tái tạo tế bào giúp chữa lành tổn thương, làm mờ thâm sẹo hiệu quả.
+ Kẽm oxyd giúp săn da, làm mát da, ngăn ngừa và dịu vết ngứa ngay lập tức.
+ Vitamin E cùng tinh dầu hạnh nhân cung cấp độ ẩm cần thiết để da bé luôn được mịn màng săn chắc.
– Công dụng: Mẹ có thể sử dụng Kem EmBé ngay trong các trường hợp
+ Muỗi đốt
+ Côn trùng cắn
+ Rôm sảy
+ Hăm da
+ Chàm sữa
Kem EmBé trị vết côn trùng đốt sưng đỏ hiệu quả
Thông thường, sau khi bôi Kem EmBé, vết sưng ngứa sẽ dịu ngay trong vòng 24h. Sản phẩm dùng được cho cả trẻ sơ sinh. Chỉ cần bôi lên vùng da bị tổn thương 2-3 lần mỗi ngày, chất kem mát cùng mùi hương dịu nhẹ sẽ giúp đẩy lùi các triệu chứng sưng, ngứa, đỏ do vết muỗi, côn trùng cắn. Đừng vì sự bất cẩn hay chủ quan của mẹ mà khiến con rơi vào tình trạng nguy hiểm.