Bài Thơ Trong Đầm Gì Đẹp Bằng Sen, Trong Đầm Gì Đẹp Bằng Sen (Khuyết Danh Việt Nam)

Đề bài: Trình bày cảm nhận của em sau khi đọc xong bài thơ “Trong đầm gì đẹp bằng sen“:

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích bài thơ Trong đầm gì đẹp bằng sen

1. Mở bài

Giới thiệu về bài thơ:Mượn hình ảnh của hoa sen các tác giả dân gian đã đề cao nét đẹp trong nhân cách, tâm hồn con người Việt Nam qua bài ca dao.

Bạn đang xem: Bài thơ trong đầm gì đẹp bằng sen

Bạn đang xem: Bài thơ trong đầm gì đẹp bằng sen

2. Thân bài

Ý nghĩa thực: vẻ đẹp của bông sen

Ý nghĩa thực: vẻ đẹp của bông sen

+ Câu hỏi khẳng định “Trong đầm gì đẹp bằng sen”

+ Vẻ đẹp hài hòa: lá xanh, bông trắng, nhị vàng

+ Nghệ thuật đổi vần khẳng định bút pháp tinh tế cũng như tuyệt đối hóa vẻ đẹp của hoa sen

+ Sống trong đầm lầy, mọc lên từ bùn nhưng hoa sen vẫn tỏa hương thơm ngát.

3. Kết bài

II. Bài tham khảo

Từ xưa đến nay con người Việt Nam vẫn luôn luôn mang trong mình những đức tính tốt đẹp. Nét trong sáng, thanh cao trong tâm hồn của mỗi người con đất Việt là nguồn cảm hứng bất tận trong ca dao xưa. Mượn hình ảnh của những bông hoa sen thơm ngát, các tác giả dân gian xưa đã ca ngợi những đức tính tốt đẹp của người dân Việt Nam qua bài ca dao:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

*
Trình bày cảm nhận về bài thơ Trong đầm gì đẹp bằng sen – Văn mẫu lớp 7 đặc sắc nhất

Trình bày cảm nhận về bài thơ Trong đầm gì đẹp bằng sen – Văn mẫu lớp 7 đặc sắc nhất

Với ngôn ngữ trong sáng và giản dị, bài ca dao đã đem đến cho người đọc cảm nhận tinh tế về cây hoa sen. Hình tượng cây sen được miêu tả cụ thể, chân thực lại vừa mang tính tượng trưng cao. Tác giả dân gian đã khéo léo sử dụng câu hỏi tu từ “ Trong đầm gì đẹp bằng sen” để khẳng định, tuyệt đối hóa vẻ đẹp của cây sen trong đầm. Câu hỏi thực chất đã bao hàm câu trả lời. Nhà thơ dân gian dường như đang đắm chìm vào vẻ đẹp hài hòa của cây sen với miêu tả cụ thể:

Ba màu sắc sao mà hài hòa đến thế! Giữa đầm lầy, bông sen trắng muốt như đại diện cho những gì tinh túy của đất trời, của đồng quê vươn lên sống trên đầm lầy. Cánh hoa trắng tinh khôi, thuần khiết, điểm ở giữa là nhị vàng, một màu vàng tươi, tỏa hương thơm ngát được bao bọc bởi những chiếc lá sen màu xanh tươi mát. Một vẻ đẹp hài hòa, thuần khiết. Vẻ đẹp ấy quá ấn tượng khiến cho nhà thơ dân gian phải nhắc lại ở câu thơ thứ ba:

“Nhị vàng bông trắng lá xanh”

Câu thơ đổi vần một cách kì lạ. Hai hình ảnh “lá xanh” và “nhị vàng” được giao hoán cho nhau. Nghệ thuật đổi vần chứng tỏ một bút pháp điêu luyện của tác giả, tạo nên một ấn tượng sâu sắc. Có cảm giác như có bàn tay của người thiếu nữ đang nâng niu từng búp sen, trầm trồ vẻ đẹp giản dị của hoa sen. Vẻ đẹp của đầm sen hay cũng chính là vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, của làng quê Việt Nam. Tác giả miêu tả với tất cả những gì đẹp nhất, tinh túy nhất, với tình yêu và niềm tự hào mãnh liệt về đất mẹ quê cha.

Xem thêm: Tuổi Giáp Thân Hợp Màu Gì Năm 2022 Để Gặp Nhiều May Mắn? Mua Xe Màu Gì

Câu thơ cuối bài ca dao là một sự khẳng định:

“Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Kể cũng thật kì diệu. Mọc lên từ sự hôi tanh củ bùn, sống giữa đầm lầy toàn bùn nhưng sen vẫn luôn tỏa hương thơm ngát. Hương thơm của sen vẫn chẳng hề mất đi hay phai nhạt, nó vẫn ngát hương giống như bản chất của loài hoa này. Có lẽ những gì thuộc về bản chất sẽ luôn luôn tồn tại.

Xem thêm: Đồng Hồ Chống Nước 5Atm Là Gì ? Có Phù Hợp Với Đi Tắm, Đi Bơi?

Bài ca dao không chỉ đơn giản là vẻ đẹp của loài hoa sen mà còn ẩn chứa ý nghĩa sâu sắc. Từ bông sen của thiên nhiên, của đầm lầy ta liên tưởng đến bông sen của biểu tượng. Bông sen cũng chính là hình ảnh của con người Việt Nam với tâm hồn trong sáng, thanh cao và thuần khiết. Mượn hình ảnh hoa sen để đề cao vẻ đẹp của con người Việt Nam cũng như gửi gắm bài học đến mỗi con người trong cuộc sống. Giống như hoa sen luôn tỏa hương giữa bùn lầy, con người Việt Nam đứng trước bao gian khổ trong cuộc chiến chống ngoại xâm cũng luôn giữ vững vẻ đẹp tâm hồn, không đầu hàng bọn xâm lược. Đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Và “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” là phẩm chất của mỗi con người cần có trong cuộc sống. Sống trong hoàn cảnh không tốt, môi trường xung quanh không được tốt đẹp thì con người ta phải luôn giữ được những phẩm chất tốt đẹp của bản thân. Đó ới là điều đáng trân quý ở con người. Hình thức có thể phai mờ theo thời gian nhưng nhân cách, vẻ đẹp tâm hồn thì còn mãi. Phải luôn luôn trau dồi, giữ cho mình một bản chất tốt đẹp. Biết rằng cuộc đời sẽ có nhiều vũng bùn lôi kéo ta, nhưng mỗi người hãy luôn luôn cố gắng kiên trì giữ cho tâm trong sạch thanh cao để mãi là những bông hoa sen tỏa ngát hương giữa đầm lầy.

Mượn hình ảnh hoa sen bài ca dao đã đem đến một triết lí sống cho con người: sống giữa cuộc đời nhiều bon chen, xô bồ hãy luôn luôn giữ vững một tâm hồn thanh cao, trong sạch. Bài ca dao đề cao vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn của con người. Hoa sen với những vẻ đẹp thuần khiết, trắng trong là biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn người Việt Nam. Giống như một bài ca dao đã nhắc đến:

Rate this post

Viết một bình luận