GD&TĐ – Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm, các gia đình thường làm lễ cúng gia tiên, thần linh và cúng bố thí cho các vong hồn lang thang.
Nghi thức tụng Kinh Phật trong tháng 7 âm lịch
Đối với gia tiên, những người đã khuất trong gia đình, việc tụng kinh vào Lễ Vu Lan cần diễn ra thường xuyên và nên vào một thời điểm nhất định trong ngày thông thường ở hai thời điểm vào sáng sớm hoặc tối khuya.
Phát nguyện sẽ thành công hơn nếu bản thân người tụng phát tâm ăn chay từ 5 tới 10 ngày hoặc lâu hơn tùy điều kiện. Lựa chọn kinh sách để trì tụng là do mỗi người, mỗi phật tử tuy nhiên bất luận tụng theo bộ kinh nào, chỉ cần chí tâm trì tụng thì kết quả đều được viên mãn như nhau. Thông thường, Kinh Vu lan và Báo hiếu sẽ được lựa chọn nhiều khi tụng kinh tại nhà vào Lễ Vu Lan hàng năm.
Khi tụng kinh, dù ở nhà thì người tụng nên lưu ý theo lời Phật dạy: “Trước khi tụng niệm nên rửa tay, súc miệng cho sạch sẽ và y phục phải nghiêm trang. Khi ngồi, đứng phải giữ thân cho đoan chính. Lúc lạy hay quỳ phải giữ thân đoan nghiêm.
Miệng tụng đọc âm thanh vừa đủ nghe”. Còn nghi thức tụng được nêu rõ ở mục đầu trước khi vào phần kinh văn, người tụng hoặc Phật tử có thể theo đó mà hành trì. Việc tụng kinh không cần diễn ra song song với việc dâng lễ cúng, hai nghi lễ này có thể diễn ra tách biệt.
Thông thường mỗi gia đình sẽ dâng lễ cúng trong Lễ Vu lan vào ngày rằm tháng 7, tuy nhiên việc tụng kinh có thể kéo dài hơn tùy theo bộ kinh hay sự phát tâm khác nhau của mỗi người.
Đối với chúng sinh, vong linh không nơi nương tựa, việc tụng kinh có thể diễn ra song song với lễ cúng chúng sinh hoặc liên tiếp vào các ngày trong tháng 7 âm lịch tùy điều kiện của mỗi gia đình.
Thông thường các bài chú được phát tâm tụng trì như Chú đại bi hay kinh cầu Siêu độ chúng sinh nơi địa ngục. Chỉ cần thành tâm trì tụng nhiều ngày, nhiều nơi, nhiều người thì cõi địa ngục sẽ có ảnh hưởng tốt đẹp.
Nghi lễ niệm tụng cho chúng sinh, cô hồn
Địa điểm tụng: Trong chùa, trong nhà, ngoài sân, cổng khi cúng lễ chúng sinh.
Khấn tụng: Xin nguyện cho:
Địa ngục trống không
Trời, Người vô cùng
Pháp giới chúng sinh
Đồng thành Phật Đạo.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Sám hối cho chúng sinh nơi địa ngục
Quỳ hoặc đứng tụng :
Chủ lễ xướng :
“Xin Chúng sinh nơi địa ngục tụng theo rằng: “Đại chúng cùng hòa theo:
Từ muôn kiếp si mê điên đảo
Theo ác tâm gây tạo tội khiên
Giết người hại vật triền miên
Nỗi đau kẻ khác, lòng quên đoái hoài
Nay tha thiết nương oai thần Phật
Chứng tâm con như cắt như đâm
Xót xa hối hận lỗi lầm
Ước mong chuộc lại gấp trăm vạn lần
Giờ còn lại tâm thành theo Phật
Lòng từ bi ngày một lớn lên
Thương yêu khắp cả mọi miền
Nổi đau kẻ khác nguyện xin nhận giùm
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (1 lạy)
Nam Mô Đại Từ Di Lặc Tôn Phật (1 lạy)
Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát (1 lạy )
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát (1 lạy)
Chủ lễ xướng :
“Xin Chúng sinh nơi địa ngục tụng theo rằng:”
Đại chúng cùng hòa theo:
Từ muôn kiếp tham lam ích kỷ
Quên tha nhân chỉ nghĩ lợi mình
Dối gian, trộm cướp, tranh giành
Để cho kẻ khác mặc tình khóc than
Tội con lớn hơn ngàn ngọn núi
Nên bây giờ sám hối ăn năn
Mai sau trở lại trần gian
Con xin được sống hoàn toàn vị tha .
(Trích trong cuốn Kinh Việt hóa mang tên: “Những Bài Kinh Tụng Hằng Ngày” do Nhà Xuất Bản Tôn Giáo phát hành để khuyến khích mọi người thiết tha trì tụng).
Văn khấn cộng đồng gia tiên Rằm tháng Bảy
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.
Con kính lạy tổ tiên nội ngoại và cộng đồng chư vị Hương linh.
(nếu là gia đình nam trưởng phải khấn:
Con kính lạy Cửu huyền thất tổ gia tiên và cộng đồng chư vị Hương linh
dòng họ … nguyên quán tại …
Tín chủ chúng con là… hiện gia đình đang cư ngụ tại…
Hôm nay là ngày Rằm tháng Bảy năm… Nhân gặp tiết Vu Lan vào dịp
Trung Nguyên, chúng con nhớ đến tổ tiên ông bà cha mẹ đã sinh
thành ra chúng con gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức.
Chúng con cảm nghĩ ơn đức cù lao khôn báo, cảm công trời biển khó đền nên tín chủ con sửa sang lễ vật, hương hoa, trà quả, kim ngân vàng bạc, thắp nén tâm hương, thành kính lên các cụ Cao Tằng Tổ
Khảo, Cao tằng Tổ Tỷ, Bá Thúc Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội và tất cả các hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ….
Cúi xin các vị thương xót cháu con, linh thiêng hiện về, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu khỏe mạnh bình an, lộc tài vượng tiến, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long, hướng về chính giáo.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Sở cầu tất ứng sở nguyện tòng tâm.
Nam mô A Di Đà Phật ( 3 lần)
Văn khấn hóa vàng mã
Khi hóa vàng mã (tiến mã) thì cần đọc bài khấn hay còn gọi là bài thần chú để hóa cho số vàng mã đó thành tiền mã thật dùng được ở cõi âm.
Đồng thời nhờ Mục Kiền liên Tôn giả và thần linh giúp số tiền đó không bị ngã quỷ cướp đi.
Mục-Liên Tôn-giả, đại từ bi,
Tào tác trung nguyên huyết bốn trì.
Thành cảnh mục liên lai chứng giám,
Vũ – Lâm sứ giả trưởng Minh Y.
Thiên chỉ thành khôi, ôi thành sắc.
Hỏa quang tam muội, biến tùy nghi,
Cấp phó chân linh…(đọc tên chân linh có nơi địa điểm đang an nghỉ càng tốt) lai thụ dụng.
Vô danh ngoại quỷ, khước trừ chi. (khấn 3 lần)
Thanh chỉ biến vi thanh Y
Xích chỉ biến vi Xích Y
Bạch chỉ biến vi Bạch Y
Hắc chỉ biến vi Hắc Y
Hồn chỉ biến vi Hồng Y
Đắc các sắc biến tùy nghi.
Án phạ nhật, Hoa không Minh.
Tài mã lai thành hình sa ha. (Khấn 3 lần).