Bài tập cuối tuần Tiếng Việt 5 tuần 20 – Đề 1 (Có đáp án và lời giải chi tiết)>

Đề bài

Câu 1: Ý nghĩa của câu chuyện Thái sư Trần Thủ Độ?

A. Ca ngợi Linh Từ Quốc Mẫu là một người phụ nữ xứng đáng là vợ của Thái sư

B. Ca ngợi vua anh minh.

C. Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ – một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.

D. Giới thiệu cho chúng ta một số chức quan thời phong kiến

 

Câu 2: Việc làm của ông Thiện thể hiện những phẩm chất gì?

(Khoanh tròn trước những đáp án mà em cho là đúng)

a) Là một công dân yêu nước

b) Có tấm lòng vì nghĩa, sẵn sàng hiến tặng số tài sản rất lớn của mình cho Cách mạng vì mong muốn được góp sức mình cho sự nghiệp chung.

c) Là một người quá thừa tiền tiêu nên phải phân chia bớt

d) Là mộ người ích kỉ, chỉ nghĩa cho bản thân mình

 

Câu 3: Phát hiện lỗi sai trong những câu sau và sửa lại cho đúng

a. Mảnh dấy được đặt ở nơi rễ nhìn thấy nhất trong nhà

b. Cá dô gián ròn mà có dót thêm chút dượu ra chén để nhắm thì cứ phải gọi là ngon tuyệt cú mèo

 

Câu 4: Phát hiện lỗi sai trong những câu sau và sửa lại cho đúng:

a. Sau tiếng chuông từ ngoi chùa co, mặt trăng dần dần nho lên sau rặng tre

b. Chú thổ côn đang mải miết gặm những chiếc lá

 

Câu 5: Dòng nào sau đây nêu đúng nghĩa của từ công dân?

A. Người làm việc trong cơ quan nhà nước

B. Người dân của một nước, có nghĩa vụ và quyền lợi với đất nước

C. Người lao động chân tay làm công ăn lương

D. Người lao động trí thức làm công ăn lương

 

Câu 6: Em hãy gạch chân dưới các từ chỉ công dân trong mỗi câu sau

a. Bố Mai là bác sĩ làm việc ở bệnh viện tỉnh.

b. Cô giáo em hát hay như một ca sĩ.

c. Người nông dân vất vả một nắng hai sương để làm ra hạt gạo, chúng ta phải trân trọng công sức đó.

 

Câu 7: Em hãy điền các từ (công trường, công nhân, công cộng, công tâm) còn thiếu vào ô trống sao cho phù hợp

a. Chúng ta phải có ý thức giữ gìn vệ sinh chung ở những nơi ……..

b. Xưa có một ông quan nổi tiếng là xét xử……………., dân trong vùng ai có chuyện gì khúc mắc đều tới tìm ông nhờ phân xử.

c. Anh chị em …………. nhà máy dệt đang hăng hái làm việc cho kịp tiến độ.

d. Anh ấy đã ra …….. để giám sát thi công từ sớm

 

Câu 8: Gạch dưới cá từ nối giữa các vế câu trong các câu ghép sau:

a. Cô giáo đã nhiều lần nhắc nhở nhưng bạn ấy không nghe.

b. Cả lớp đang rất lo lắng mà bạn ấy vẫn bình tĩnh như không.

c. Tôi đang làm bài thì các bạn đến rủ đi đá bóng.

d. Tôi quét nhà còn chị tôi rửa bát giúp mẹ.

 

Câu 9: Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ chấm để được câu ghép:

a. Thầy giáo phê bình cả lớp …… nề nếp và học tập đi xuống.

b. Tiếng trống đã vang lên ….. các bạn ấy vẫn đang nô đùa.

c. Chúng tôi vừa trồng cây xong …… trời đổ mưa to.

d. Bạn ấy đi xe đạp ……. chúng tôi đi bộ.

 

Câu 10: Em viết 1 – 2 ý tưởng cho chương trình hoạt động của lớp em để chào mừng kỉ niệm ngày thành lập trường.

Lời giải chi tiết

Câu 1:

Ý nghĩa của câu chuyện Thái sư Trần Thủ Độ: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ – một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.

Đáp án đúng: C.

Câu 2:

Việc làm của ông Thiện thể hiện những phẩm chất:

a) Là một công dân yêu nước

b) Có tấm lòng vì nghĩa, sẵn sàng hiến tặng số tài sản rất lớn của mình cho Cách mạng vì mong muốn được góp sức mình cho sự nghiệp chung.

Câu 3:

a. Mảnh dấy được đặt ở nơi rễ nhìn thấy nhất trong nhà

dấy -> giấy, rễ -> dễ

b. Cá dô gián ròn mà có dót thêm chút dượu ra chén để nhắm thì cứ phải gọi là ngon tuyệt cú mèo

-> dô -> rô, gián -> rán, ròn -> giòn, dót -> rót, dượu -> rượu

Câu 4:

a. Sau tiếng chuông từ ngoi chùa co, mặt trăng dần dần nho lên sau rặng tre

ngoi -> ngôi, co -> cổ, nho -> nhô

b. Chú thổ côn đang mải miết gặm những chiếc lá

thổ -> thỏ, côn -> con

Câu 5:

Công dân là người dân của một nước, có nghĩa vụ và quyền lợi với đất nước

Đáp án đúng: B.

Câu 6:

a. Bố Mai là bác sĩ làm việc ở bệnh viện tỉnh.

b. Cô giáo em hát hay như một ca sĩ.

c. Người nông dân vất vả một nắng hai sương để làm ra hạt gạo, chúng ta phải trân trọng công sức đó.

Câu 7:

a. Chúng ta phải có ý thức giữ gìn vệ sinh chung ở những nơi công cộng

b. Xưa có một ông quan nổi tiếng là xét xử công tâm, dân trong vùng ai có chuyện gì khúc mắc đều tới tìm ông nhờ phân xử.

c. Anh chị em công nhân nhà máy dệt đang hăng hái làm việc cho kịp tiến độ.

d. Anh ấy đã ra công trường để giám sát thi công từ sớm

Câu 8:

a. Cô giáo đã nhiều lần nhắc nhở nhưng bạn ấy không nghe.

b. Cả lớp đang rất lo lắng bạn ấy vẫn bình tĩnh như không.

c. Tôi đang làm bài thì các bạn đến rủ đi đá bóng.

d. Tôi quét nhà còn chị tôi rửa bát giúp mẹ.

Câu 9:

a. Thầy giáo phê bình cả lớp nề nếp và học tập đi xuống.

b. Tiếng trống đã vang lên các bạn ấy vẫn đang nô đùa.

c. Chúng tôi vừa trồng cây xong thì trời đổ mưa to.

d. Bạn ấy đi xe đạp còn chúng tôi đi bộ.

Câu 10:

Một số ý tưởng cho chương trình hoạt động của lớp em để chào mừng kỉ niệm ngày thành lập trường:

– Phân nhóm chơi trò chơi “Em yêu trường em” để các bạn trả lời một số câu hỏi về trường về lớp, về các thầy cô trong trường đã chuẩn bị từ trước.

– Tiết mục văn nghệ: ca hát về trường lớp, biểu diễn kịch (phân công chuẩn bị từ trước)

– Liên hoan bánh kẹo

Loigiaihay.com

Rate this post

Viết một bình luận