Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục là ba tập thơ chữ Hán của thi hào dân tộc Nguyễn Du. Bao trùm lên hàng trăm bài thơ là một không gian bao la mênh mông, với bao nhiêu chuyện người, chuyện đời trong mấy nghìn năm lịch sử của Việt Nam và Trung Hoa với một tấm lòng, một cái nhìn nhân hậu, sâu sắc, đúng là “Biết ai hậu thế khóc cùng Tố Như” như Tố Hữu đã viết.
Bài thơ Phản chiêu hồn rút trong Thanh Hiên thi tập mang tính độc đáo như một bài bút chiến sắc bén, chứa chan tinh thần nhân đạo. Thi phẩm này được viết theo thể cổ phong, thất ngôn trường thiên, gồm có 20 câu. Bốn câu đầu nói với “hồn” đừng về nữa vì không còn đường về. Tám câu tiếp theo, nhà thơ nói với “hồn” về một thế giới đau thương: Nhân dân lầm than, cái ác ngự trị. Tám câu cuối khuyên “hồn” phải “sớm liệu chầu trời”, nếu trở về nước Sở lần nữa vẫn không thoát khỏi cái chết thảm khốc.
“Hồn” được nói đến trong bài thơ là Khuất Nguyên, quan đại thần nước Sở, sống vào khoảng cuối thế kỉ thứ 4 đầu thế kỉ thứ 3 trước Công nguyên. Ông để xướng nhiều cải cách tiến bộ nhằm phục hưng nước Sở, nhưng đã bị bọn gian thần gièm pha. Sở Tương Vương đã cách chức và đày ông ra đất Giang Nam. Ông đã nhảy xuống sống Mịch La tự tử. Sau khi Khuất Nguyên chết, Tống Ngọc thương tiếc làm bài “Chiêu hồn” gọi hồn Khuất Nguyên trở về nước Sở. Thi hào Nguyễn Du đã viết 5 bài thơ về Khuất Nguyên “mà bài nào cũng thấm thía” (Hoài Thanh). Tài trí tuyệt vời, tấm lòng thanh cao, tình cảm éo le của Khuất Nguyên đã được Nguyễn Du cảm nhận, chia sẻ với tất cả niềm kính phục và đồng điệu sâu sắc.
Phần đầu bài thơ là một tiếng gọi hồn ai oán. Vừa ai oán vừa van xin. Câu cảm thán cũng là câu hỏi tu từ cất lên như tiếng khóc. Tống Ngọc gọi hồn Khuất Nguyên về làm gì nữa vì khắp 4 phương và 2 phía “lên trời xuống đất” không còn nơi nào cho hồn “nương tựa cả”. Hai chữ “hồn hề!” trong bài thơ chữ Hán điệp lại hai lần như liếng kêu xót thuơng não nùng:
Hồn hỡi hồn sao không về chứ?
Khắp phương trời không chỗ tựa nượng.
Lên trời xuống đất hết đường
Mà thành Yên Dĩnh chớ mường để chân?
Thành Yên, thành Dĩnh đều thuộc nước Sở, nay là tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Thành Dĩnh là kinh đô nước Sở. Hồn đã tuyệt lộ, đã hết đường về. Ngay cả cố quốc, cố đô của Khuất Nguyên cũng chẳng còn đất cho hồn dung thân!
Phần thứ hai, tám câu tiếp theo có giá trị tố cáo hiện thực sâu sắc. Nhà thơ nói với hồn những nguyên cớ thảm thương, ghê tởm đang diễn ra trên nước Sở.
Thành quách vẫn như xưa. Bụi bay mù trời. “Trần ai” (bụi) là hình ảnh tượng trưng cho một thời loạn lạc, nhân dân đau khổ lầm than:
Thành quách thế, nhân dân khác hản,
Bụi bay, trông nhơ bẩn ảo người.
Hình ảnh bọn nịnh thần được đặc tả bằng những nét rất điển hình lột trần bộ mặt ghê tởm của chúng, sống xa hoa trên xương máu nhân dân nước Sở: “ngựa ngựa xe xe”. Cơ hội, kiêu ngạo “vênh vênh váo váo”. Vô cùng tàn ác, tham lam nhưng đạo đức giả. Chúng chẳng khác nào lũ thú dữ ghê tởm:
Vênh vang xe cộ lâu đài,
Đứng ngồi bàn tấn sánh vai Cao, Quỳ
Họ ngoài mặt không thò nanh vuốt
Cấu xé người nhai nuốt ngọt ngon
Cao, Quỳ là Cao Dao và Quỳ là hai vị quan giỏi thời Nghiêu, Thuấn xa xưa. Sự lên mặt, hợm hĩnh của bọn nịnh thần bị vạch trần qua một tỉ dụ: “Đứng ngồi bàn tán sánh vai Cao, Quỳ”. Chúng trở thành một loại người-thú rất đáng sợ “vuốt nanh, sừng và nọc độc” nhưng lại gian ngoan, xảo quyệt, lúc nào cũng giấu kín, “không để lộ” mọi thủ đoạn, hành động dã man: cắn xé thịt người, ngọt xớt như đường. Cấu trúc câu thơ bằng nghệ thuật tương phản để tố cáo bộ mặt xấu xa; thủ đoạn thâm độc, hành động tàn bạo của bọn quan lại, bọn quý tộc nước Sở đang trở thành kè thù của nhân dân. “Hồn” vốn thanh cao, trong sạch… làm sao có thể về nước Sở để cùng “sống” với bọn người-thú ấy được. Câu thơ với bao chi tiết hiện thực, với bao hình ảnh dữ dội, biểu thị cái yêu, cái ghét của Nguyễn Du mãnh liệt, chân thành, sâu sắc. Nội dung tố cáo hiện thực được miêu tả một cách hình tượng, hàm súc và gợi cảm. Cả một đất nước đau thương, cả một vùng quê rộng lớn xơ xác. Nhân dân bị áp bức và bị bóc lột đến tận xương tuỷ:
Hồ Nam kia mấy trăm chòm
Gầy còm xơ xác không còn thịt da!
Hình ảnh bọn vua chúa thống trị, bọn nịnh thần và hình ảnh nhân dân được đặt trong thế đối lập đã làm nổi bật sự bất công, vô nhân đạo của một xã hội điêu linh suy tàn mà “hồn không chỗ tựa nương” nữa! Chống lại việc chiêu hồn, chống bài Chiêu hồn là do nguyên cớ như vậy.
Tám câu cuối bài, giọng thơ đi vào chiều sâu tâm tình, khuyên nhủ. Có yêu thương quý mến mới có cách nói đồng tâm, đồng điệu như thế. Sau thời Tam Hoàng (Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Đế(?) – xã hội lí tưởng, tốt đẹp ấy đâu còn, nếu hồn cứ khăng khăng trở về là “không còn hợp thời nữa” tất sẽ bị người “mỉa mai” chê cười và xa lánh. Hai tiếng “Hồn ơi!” một lần nữa lại được điệp lại, tiếng kêu vang càng trở nên tha thiết, cảm động: “Hồn ơi! Hồn ơi! Nếu theo đường đó thì sau Tam Hoàng, không còn hợp thời nữa…”
Bọn Thượng Quan, Ngân Thượng không chỉ có vài ba người mà hầu như là tất cả. Trên mặt đất không chỉ có một con sông Mịch La mà tất cả mọi dòng sông đều là nơi trẫm mình của những con người đức hạnh, tài ba đang bị xô đẩy vào vòng bi kịch đau đớn. Có nỗi đau nào lớn hơn, quằn quại hơn khi thi hào Nguyễn Du viết:
Đời sau họ Thượng Quan hết thảy
Khắp nơi nơi dòng chày Mịch La
Đâu chỉ có bọn nịnh thần Thượng Quan mà khắp mọi nơi trên nhân gian đầy rẫy cái ác và cạm bẫy giết người. Kết thúc bài thơ là một câu hỏi tu từ đầy ám ảnh. Tính chiến đấu và phê phán càng trở nên mạnh mẽ, sâu sắc:
Cá không rỉa, hùm cũng tha
Hồn ơi! Hồn hỡi! Biết là làm sao?
Câu thơ dịch khá hay, lột tả được hồn thơ nhưng chưa thật đầy đủ nghĩa so với nguyên tốc: “Ngư Long bất thực, sài hổ thực”. “Ngư Long” là cá, rồng, “sài hổ” là hùm, sói- hình ảnh tượng trưng cho cái ác, cho mọi thế lực dã man trên cõi đời! Nhận xét về bài thơ này, thi sĩ Xuân Diệu viết: Cái buổi chiều thu tê tái trong thơ chữ Hán đây, bỗng nhiên có sấm chớp mưa gió bão bùng, có bài Phản chiêu hồn, căm giận trên đầu tóc dựng”. Hầu như bài thơ nào viết về Khuất Nguyên, thi hào Nguyễn Du cũng đều chỉ ra “cái nọc độc” gây ra mọi đau khổ cho nhân dân:
Hồn, nếu thật về, không chỗ ở,
Rắn rồng quỷ quái khắp nhân gian
(Tháng năm xem đua thuyền)
Nhà văn Hoài Thanh nói lên cảm nhận mấy câu kết trong bài Phản chiêu hồn ở đây cũng như ở Truyện Kiều vẫn một cái nhìn rất bi đát và đầy phẫn uất đối với cuộc đởi. Nhưng ở đây cũng như ở Truyện Kiều, Nguyễn Du chưa nhìn rõ nguồn gốc sâu xa của mọi điều ngang trái” – (Nguyễn Du, một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn).
Phải chăng hạn chế ấy là hạn chế mang tính lịch sử và thời đại? Và người đọc mãi mãi muôn lần kính yêu Nguyễn Du.
Phản chiêu hồn viết về một nhân vật lịch sử, một đề tài lịch sử: Bi kịch của một nhà thơ yêu nước đã xảy ra hơn hai nghìn năm trước, thế mà kì lạ thay, câu thơ của Nguyễn Du vẫn tràn đầy xúc cảm. Không chỉ đất Yên đất Dĩnh, vùng Hồ Bắc, Hồ Nam nước Sở của Khuất Nguyên mà khắp đông, tây, nam, bắc “lên trời xuống đất” hồn “chớ mường để chân”. Không chỉ có một vài tên Thượng Quan tham lam tàn bạo và nham hiểm đó đây, những kẻ “cấu xé người nhai nuốt ngọt ngon”, mà còn đầy thú dữ, cá, rồng, hùm, sói…, không chỉ nhân dân ở mấy trăm chòm vùng Hồ Nam “gày còm xơ xác không còn thịt da” mà hàng triệu người đps đây đang quằn quại trong lầm than đau khổ! Điều đó chúng tỏ những điều Nguyễn Du viết trong bài thơ không phải chỉ là chuyện lịch sử mà còn là vấn đề của xã hội lúc ông đang sống, ở Trung Quốc và cả ở Việt Nam “những điều trông thấy mà đau đớn lòng..”.
Giá trị tố cáo hiện thực gắn liền với tinh thần nhân đạo bao la là cốt cách, là vẻ đẹp bài thơ Phản chiêu hồn. Nhà thơ gọi “hồn” nói với “hồn” không phải lý lẽ nhạt nhẽo và xơ cứng, trái lại bằng những chi tiết hiện thực, những hình ảnh mang ý nghĩa điển hình, vì thế tiếng gọi hồn mới trở nên thấm thía, xúc động. Các câu cảm thán, câu hỏi tu từ đan cài vào nhau, cùng xuất hiện ba lần trong bài thơ đã thể hiện niềm xót thương mênh mỏng, sự căm giận bốc lửa của một trái tim nhân đạo lớn.
Đọc các bài thơ chữ Hán: Quỷ Môn quan, Sở kiến hành, Phản chiêu hồn…, rồi đọc Truyện Kiều, Văn chiêu hồn, ta càng thêm kính yêu nhà thơ thiên tài của đất nước.
(Thu Huyền)
Thành Yên, thành Dĩnh đều thuộc nước Sở, nay là tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Thành Dĩnh là kinh đô nước Sở. Hồn đã tuyệt lộ, đã hết đường về. Ngay cả cố quốc, cố đô của Khuất Nguyên cũng chẳng còn đất cho hồn dung thân!Phần thứ hai, tám câu tiếp theo có giá trị tố cáo hiện thực sâu sắc. Nhà thơ nói với hồn những nguyên cớ thảm thương, ghê tởm đang diễn ra trên nước Sở.Thành quách vẫn như xưa. Bụi bay mù trời. “Trần ai” (bụi) là hình ảnh tượng trưng cho một thời loạn lạc, nhân dân đau khổ lầm than:Hình ảnh bọn nịnh thần được đặc tả bằng những nét rất điển hình lột trần bộ mặt ghê tởm của chúng, sống xa hoa trên xương máu nhân dân nước Sở: “ngựa ngựa xe xe”. Cơ hội, kiêu ngạo “vênh vênh váo váo”. Vô cùng tàn ác, tham lam nhưng đạo đức giả. Chúng chẳng khác nào lũ thú dữ ghê tởm:Cao, Quỳ là Cao Dao và Quỳ là hai vị quan giỏi thời Nghiêu, Thuấn xa xưa. Sự lên mặt, hợm hĩnh của bọn nịnh thần bị vạch trần qua một tỉ dụ: “Đứng ngồi bàn tán sánh vai Cao, Quỳ”. Chúng trở thành một loại người-thú rất đáng sợ “vuốt nanh, sừng và nọc độc” nhưng lại gian ngoan, xảo quyệt, lúc nào cũng giấu kín, “không để lộ” mọi thủ đoạn, hành động dã man: cắn xé thịt người, ngọt xớt như đường. Cấu trúc câu thơ bằng nghệ thuật tương phản để tố cáo bộ mặt xấu xa; thủ đoạn thâm độc, hành động tàn bạo của bọn quan lại, bọn quý tộc nước Sở đang trở thành kè thù của nhân dân. “Hồn” vốn thanh cao, trong sạch… làm sao có thể về nước Sở để cùng “sống” với bọn người-thú ấy được. Câu thơ với bao chi tiết hiện thực, với bao hình ảnh dữ dội, biểu thị cái yêu, cái ghét của Nguyễn Du mãnh liệt, chân thành, sâu sắc. Nội dung tố cáo hiện thực được miêu tả một cách hình tượng, hàm súc và gợi cảm. Cả một đất nước đau thương, cả một vùng quê rộng lớn xơ xác. Nhân dân bị áp bức và bị bóc lột đến tận xương tuỷ:Hình ảnh bọn vua chúa thống trị, bọn nịnh thần và hình ảnh nhân dân được đặt trong thế đối lập đã làm nổi bật sự bất công, vô nhân đạo của một xã hội điêu linh suy tàn mà “hồn không chỗ tựa nương” nữa! Chống lại việc chiêu hồn, chống bàilà do nguyên cớ như vậy.Tám câu cuối bài, giọng thơ đi vào chiều sâu tâm tình, khuyên nhủ. Có yêu thương quý mến mới có cách nói đồng tâm, đồng điệu như thế. Sau thời Tam Hoàng (Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Đế(?) – xã hội lí tưởng, tốt đẹp ấy đâu còn, nếu hồn cứ khăng khăng trở về là “không còn hợp thời nữa” tất sẽ bị người “mỉa mai” chê cười và xa lánh. Hai tiếng “Hồn ơi!” một lần nữa lại được điệp lại, tiếng kêu vang càng trở nên tha thiết, cảm động: “Hồn ơi! Hồn ơi! Nếu theo đường đó thì sau Tam Hoàng, không còn hợp thời nữa…”Bọn Thượng Quan, Ngân Thượng không chỉ có vài ba người mà hầu như là tất cả. Trên mặt đất không chỉ có một con sông Mịch La mà tất cả mọi dòng sông đều là nơi trẫm mình của những con người đức hạnh, tài ba đang bị xô đẩy vào vòng bi kịch đau đớn. Có nỗi đau nào lớn hơn, quằn quại hơn khi thi hào Nguyễn Du viết:Đâu chỉ có bọn nịnh thần Thượng Quan mà khắp mọi nơi trên nhân gian đầy rẫy cái ác và cạm bẫy giết người. Kết thúc bài thơ là một câu hỏi tu từ đầy ám ảnh. Tính chiến đấu và phê phán càng trở nên mạnh mẽ, sâu sắc:Câu thơ dịch khá hay, lột tả được hồn thơ nhưng chưa thật đầy đủ nghĩa so với nguyên tốc: “Ngư Long bất thực, sài hổ thực”. “Ngư Long” là cá, rồng, “sài hổ” là hùm, sói- hình ảnh tượng trưng cho cái ác, cho mọi thế lực dã man trên cõi đời! Nhận xét về bài thơ này, thi sĩ Xuân Diệu viết: Cái buổi chiều thu tê tái trong thơ chữ Hán đây, bỗng nhiên có sấm chớp mưa gió bão bùng, có bài, căm giận trên đầu tóc dựng”. Hầu như bài thơ nào viết về Khuất Nguyên, thi hào Nguyễn Du cũng đều chỉ ra “cái nọc độc” gây ra mọi đau khổ cho nhân dân:Nhà văn Hoài Thanh nói lên cảm nhận mấy câu kết trong bàiở đây cũng như ởvẫn một cái nhìn rất bi đát và đầy phẫn uất đối với cuộc đởi. Nhưng ở đây cũng như ở, Nguyễn Du chưa nhìn rõ nguồn gốc sâu xa của mọi điều ngang trái” – ().Phải chăng hạn chế ấy là hạn chế mang tính lịch sử và thời đại? Và người đọc mãi mãi muôn lần kính yêu Nguyễn Du.viết về một nhân vật lịch sử, một đề tài lịch sử: Bi kịch của một nhà thơ yêu nước đã xảy ra hơn hai nghìn năm trước, thế mà kì lạ thay, câu thơ của Nguyễn Du vẫn tràn đầy xúc cảm. Không chỉ đất Yên đất Dĩnh, vùng Hồ Bắc, Hồ Nam nước Sở của Khuất Nguyên mà khắp đông, tây, nam, bắc “lên trời xuống đất” hồn “chớ mường để chân”. Không chỉ có một vài tên Thượng Quan tham lam tàn bạo và nham hiểm đó đây, những kẻ “cấu xé người nhai nuốt ngọt ngon”, mà còn đầy thú dữ, cá, rồng, hùm, sói…, không chỉ nhân dân ở mấy trăm chòm vùng Hồ Nam “gày còm xơ xác không còn thịt da” mà hàng triệu người đps đây đang quằn quại trong lầm than đau khổ! Điều đó chúng tỏ những điều Nguyễn Du viết trong bài thơ không phải chỉ là chuyện lịch sử mà còn là vấn đề của xã hội lúc ông đang sống, ở Trung Quốc và cả ở Việt Nam “những điều trông thấy mà đau đớn lòng..”.Giá trị tố cáo hiện thực gắn liền với tinh thần nhân đạo bao la là cốt cách, là vẻ đẹp bài thơ. Nhà thơ gọi “hồn” nói với “hồn” không phải lý lẽ nhạt nhẽo và xơ cứng, trái lại bằng những chi tiết hiện thực, những hình ảnh mang ý nghĩa điển hình, vì thế tiếng gọi hồn mới trở nên thấm thía, xúc động. Các câu cảm thán, câu hỏi tu từ đan cài vào nhau, cùng xuất hiện ba lần trong bài thơ đã thể hiện niềm xót thương mênh mỏng, sự căm giận bốc lửa của một trái tim nhân đạo lớn.Đọc các bài thơ chữ Hán:…, rồi đọc, ta càng thêm kính yêu nhà thơ thiên tài của đất nước.