Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là nơi đào tạo khá nhiều ngành “hot”, đây là ngôi trường nhiều học sinh THPT mong muốn tiếp tục con đường học vấn để thực hiện ước mơ, hoài bão của mình. Khi lựa chọn bất cứ môi trường học tập nào, bên cạnh việc lựa chọn ngành học, sinh viên luôn quan tâm đến cơ sở vật chất, chất lượng đào tạo và cơ hội việc làm sau ra trường. Vì vậy chúng ta hãy tìm hiểu về ngôi trường này và những gì mình sẽ nhận được khi chọn học ở đây nhé!
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông được rất nhiều sinh viên lựa chọn
1/ Lịch sử thành lập trường
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông được thành lập vào năm 1997 trên cơ sở sắp xếp lại 4 đơn vị thành viên thuộc Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Đơn vị tiền thân của Học viện là Trường Đại học Bưu điện – Vô tuyến điện thành lập năm 1953. Với ưu thế về chuyên môn, kinh nghiệm, cơ sở vật chất, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là trường đại học trọng điểm quốc gia trong lĩnh vực ICT, có nhiều thành tựu trong gắn kết giữa Nghiên cứu – Đào tạo – Sản xuất kinh doanh.
Địa chỉ Cơ sở Học viện tại TP. Hồ Chí Minh:
- 11 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
- 97 Man Thiện, P. Hiệp Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
2/ Sinh viên học được gì tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông?
Sinh viên học tập tại học viện Bưu chính Viễn thông sẽ được đào tạo theo cấp độ từ dễ đến khó, từ cơ bản tới chuyên ngành. Cụ thể như sau:
- Kiến thức giáo dục đại cương (Bao gồm các môn học có ở hầu hết các trường đại học tại Việt Nam): Sinh viên được trang bị các kiến thức giáo dục đại cương về Lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, các môn học khoa học tự nhiên (nếu là các ngành khối kỹ thuật) hay khoa học xã hội nhân văn, kinh tế xã hội (nếu là các ngành khối kinh tế); chú trọng vào Toán học là nền tảng tiền đề cho ngành đào tạo.
- Kiến thức cơ sở ngành (Bước vào giai đoạn đào tạo chuyên môn): Sinh viên được học các môn cơ sở nền tảng của ngành mà mình lựa chọn.
- Kiến thức ngành và chuyên ngành : Sinh viên học tập các kiến thức toàn diện và hiện đại về ngành học và kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành mà mình lựa chọn.
Sinh viên tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông có thể tham gia nhiều chương trình ngoại khóa hấp dẫn giúp nâng cao trình độ
3/ Điểm chuẩn tại học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Điểm trúng tuyển vào học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông – Cơ sở tại TP. Hồ Chí Minh theo hình thức xét tuyển dựa vào kết qua thi tốt nghiệp THPT cũng tùy thuộc vào năm tuyển sinh. Năm 2018 điểm trúng tuyển chỉ từ 16,50 điểm (thuộc ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử) đến 20,25 điểm (thuộc ngành Công nghệ thông tin). Sang năm 2019 thì điểm có cao hơn một ít, cụ thể thấp nhất là 17,0 điểm (thuộc ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông) cao nhất là 22,0 điểm (thuộc ngành Công nghệ thông tin). Vào năm 2020 thì điểm trúng tuyển tăng cao hơn hẳn so với 2 năm trước, thấp nhất là 20,0 điểm (thuộc ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông) cao nhất là 25,10 điểm (thuộc ngành Công nghệ thông tin). Cụ thể điểm trúng tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 của từng ngành như sau:
- Kỹ thuật điện tử – viễn thông: 20,0 điểm (khối A00 hoặc khối A01)
- Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử: 20,25 điểm (khối A00 hoặc khối A01)
- Công nghệ thông tin: 25,10 điểm (khối A00 hoặc khối A01)
- An toàn thông tin: 24,20 điểm (khối A00 hoặc khối A01)
- Công nghệ đa phương tiện: 23,80 điểm (khối A00 hoặc khối A01 hoặc khối D01)
- Quản trị kinh doanh: 23,50 điểm (khối A00 hoặc khối A01 hoặc khối D01)
- Marketing: 24,60 điểm (khối A00 hoặc khối A01 hoặc khối D01)
- Kế toán: 21,70 điểm (khối A00 hoặc khối A01 hoặc khối D01)
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông tuyển sinh các khối A00 (Toán, Lý, Hóa); Khối A01 (Toán, Lý, Anh); Khối D01 (Toán, Anh, Văn).
4/ Có nên học tại học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông không?
Có rất nhiều sự lựa chọn khi đã tốt nghiệp THPT, ngoài ngành học, việc chọn trường theo học cần phù hợp với sở thích và năng lực của mỗi cá nhân. Để biết có nên chọn Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông hay không, trước hết mỗi sinh viên cần xác định:
- Đam mê, năng lực của bản thân?
- Kết quả đạt được khi tốt nghiệp?
- Cơ hội nghề nghiệp, phát triển bản thân?
Khi đã xác định được, việc lựa chọn trường theo học sẽ trở nên dễ dàng và chính xác hơn nhiều.
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông phù hợp với ai?
Một trong các mục tiêu của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông khi đào tạo là để người học sau khi tốt nghiệp có khả năng chuyên môn, có phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, có tư duy hệ thống và tư duy phân tích, có khả năng trình bày, khả năng giao tiếp và khả năng làm việc nhóm, hội nhập được trong môi trường quốc tế. Tất cả sẽ được trang bị và đào tạo khi đang theo học, chỉ cần bạn là người có đam mê ngành học mình đã chọn, ham học hỏi và tích cực tham gia các hoạt động học thuật, ngoại khóa.
- Kết quả đạt được sau khi tốt nghiệp tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông?
Về kiến thức: người học được trang bi toàn diện và hiện đại các kiến thức giáo dục đại cương, cơ sở ngành, ngành vá chuyên ngành đáp ứng hoạt động chuyên môn và phát triển bản thân.
Về kỹ năng chuyên môn: người học được đào tạo để có các kỹ năng phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp.
Về kỹ năng mềm: người học được đào tạo để có phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tư duy hệ thống và tư duy phân tích, khả năng trình bày, khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả trong nhóm (đa ngành), hội nhập được trong môi trường quốc tế.
Về ngoại ngữ: người học có năng lực tiếng Anh tối thiểu tương đương với trình độ B1 khung tham chiếu chung Châu Âu (CEFR) hay Bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Có khả năng sử dụng tiếng Anh tốt trong các hoạt động liên quan đến nghề nghiệp được đào tạo.
Sinh viên của PTIT tham gia các hoạt động đoàn hội, văn nghệ, tình nguyện
- Cơ hội nghề nghiệp khi tốt nghiệp tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông?
Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể đảm nhận tốt các vị trí là cán bộ chuyên môn, quản lý, điều hành trong lĩnh vực ngành nghề được đào tạo; Có thể làm việc trong các dự án với vai trò là người quản trị dự án về lĩnh vực được đào tạo; Có thể trở thành cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy về lĩnh vực được đào tạo tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các Cơ sở đào tạo; Có thể tiếp tục học tiếp lên trình độ Sau đại học ở trong nước và nước ngoài. Sinh viên có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước, hoặc làm việc tại các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước, các tập đoàn đa quốc gia…
Năm 2018, sự kiện Ngày hội việc làm đã trở thành hoạt động thường niên của nhà trường với tần suất 2 sự kiện/năm vào tháng 5/2018 và tháng 10/2018 có sự góp mặt của 25-30 doanh nghiệp/sự kiện như VNPT, Samsung, MISA, FPT, Viettel, Toshiba Software… và thu hút sự quan tâm và tham gia của hàng ngàn sinh viên. Theo kết quả khảo sát việc làm của sinh viên mới tốt nghiệp Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) tại ngày hội này thì tỷ lệ sinh viên có mức lương khởi điểm trên 15 triệu đồng/tháng là 19,5% và từ 10-15 triệu đồng/tháng là 12,2%. Về tỷ lệ ổn định công việc, sinh viên được khảo sát lần này đa phần công tác tại 1 vị trí công việc, chiếm hơn 52,7%; còn tỷ lệ sinh viên đổi công việc thường xuyên từ 4 lần trở lên rất ít, chỉ chiếm 4%. Có thể thấy, tỷ lệ cựu sinh viên PTIT tìm được môi trường làm việc phù hợp ngay sau khi ra trường là tương đối cao. Đặc biệt, Tất cả sinh viên được khảo sát đánh giá mức độ ứng dụng kiến thức được đào tạo vào công việc, trong đó mức ứng dụng kiến thức phù hợp với công việc đến ứng dụng cao đạt 68,3%.
Trên đây là những chia sẻ tổng hợp về. Hi vọng bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích cho sự quyết định của mình. Lựa chọn môi trường học tập tốt, phù hợp có ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai của bạn.