Bản chất của sự lười biếng là gì, tại sao nhiều khi chúng mình lười không tả nổi?

Lười biếng là trạng thái chán nản, không muốn làm việc gì. Đây có thể xem là thói hư tật xấu của rất nhiều người, không chịu hoạt động, không chịu suy nghĩ, nhanh bỏ cuộc và không có khả năng phấn đấu và cố gắng. 

Lâu dần chúng tạo thành thói quen và thành “căn bệnh” nan y rất khó chữa. Bởi vậy, đối với nhiều người thì lười biếng có tác hại rất lớn đối trong việc học tập cũng như quá trình hoàn thành nhân cách của cá nhân.

1. Do tự vệLười biếng trông có vẻ như là một trạng thái rất thư giãn nhưng đằng sau đó lại hàm chứa nhiều lí do khác. Nếu bạn thấy mình “quá lười”, bạn có thể kiểm tra xem sự lười biếng của mình là do đâu:

Đối với một số người, “lười” chính là một kiểu tự vệ. Về mặt ý thức, những người này chỉ thể hiện mình đang “sợ phiền phức” nhưng về mặt tiềm thức thì điều họ sợ lại chính là nhịp sống an toàn của họ bị phá vỡ. Nguyên nhân của sự sợ hãi này được chia làm các yếu tố:

Sợ thất bại

Người lười biếng lâu dài thường ở trong tình trạng không cố gắng vươn lên, nội tâm có thể là sợ sau khi cố gắng vẫn sẽ thất bại. Họ sợ nếu như bỏ nhiều công sức thì những khuyết điểm và những mặt không muốn bị người khác phát hiện sẽ bị phơi bày trước mọi người, và đó sẽ là một đòn nặng nề đối với họ.

Vì vậy, họ cho rằng tốt hơn hết là không nên thử những cách tốt hơn. Không thử những bước đi mới và từ chối mưu cầu một cuộc sống tốt đẹp hơn thì họ sẽ mãi mãi không thất bại. Họ có thể tiếp tục nói với bản thân, “Không phải là do tôi thất bại!”, mà là, “Vì tôi chưa từng thử qua.”. Với tình huống này, “lười” chỉ có tác dụng an ủi, tiếp tục duy trì lòng tự trọng không ổn định của những kẻ lười biếng.

Bản chất của sự lười biếng là gì? - Ảnh 1

Sợ thành công

Có rất nhiều người không muốn chăm chỉ và dùng sự lười biếng để trốn tránh thành công, bởi vì thành công của chính họ đồng nghĩa với việc bị người khác “tấn công”. 

Sợ kì vọng

“Lười biếng” có thể khiến con người ta thoát khỏi rất nhiều việc không muốn làm. Bằng hình tượng “người lười biếng”, chúng ta không chỉ có thể thoát khỏi kì vọng từ cha mẹ hoặc thầy cô mà còn có thể tận hưởng cảm giác được khống chế mọi việc. 

Khi chúng ta tiếp xúc với một người lười biếng, chúng ta sẽ không có hi vọng quá cao đối với người đó, từ đó, chúng ta sẽ giao ít nhiệm vụ hơn cho họ. Điều này cũng giúp người lười biếng có thể dễ dàng thoát khỏi những trách nhiệm mà đáng lẽ ra họ phải đảm nhiệm.

Trên thực tế, những người chăm chỉ thường làm việc nhiều hơn chỉ vì mọi người dễ dàng kì vọng vào sự “chăm chỉ” của họ hơn.

Bản chất của sự lười biếng là gì? - Ảnh 2

2. Do bị động

Đối với rất nhiều người, nỗi sợ với mọi mâu thuẫn đã ăn sâu vào tiềm thức. Họ lo rằng nếu trực tiếp thể hiện ý kiến không đồng ý thì sẽ làm tổn hại tình cảm giữa các mối quan hệ, từ đó gây ra sự rạn nứt không đáng có. 

Vì thế, họ che giấu những cảm xúc không vừa lòng của họ, rồi chuyển sang trạng thái “lười” để gián tiếp thể hiện bất mãn và để đối phương tự biết sai sót của mình. Với tình huống này, bản chất của “lười” là bị động. Chúng ta có thể là cố ý, cũng có thể là chịu ảnh hưởng bởi tiềm thức.

Một đứa trẻ lười thường là đứa trẻ có cha mẹ không cho con họ bộc lộ sự tức giận một cách trực tiếp.

Rate this post

Viết một bình luận