Câu hỏi
Bản dịch đúng của Ê-sai 7:14 là “trinh nữ” hay “thiếu nữ”?
Trả lời
Ê-sai 7:14 có chép, “Vậy nên, chính Chúa sẽ ban một điềm cho các ngươi: nầy, một gái đồng-trinh sẽ chịu thai, sanh ra một trai, và đặt tên là Em-ma-nu-ên” (Bản dịch Truyền thống). Trích dẫn Ê-sai 7:14, Ma-thi-ơ 1:23 viết, “Nầy, một gái đồng-trinh sẽ chịu thai, và sanh một con trai, Rồi người ta sẽ đặt tên con trai đó là Em-ma-nu-ên; nghĩa là: Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta”. Cơ Đốc nhân chỉ ra “sự nguyên sinh” như bằng chứng của lời tiên tri về Đấng Mê-si-a mà Chúa Jesus đã làm ứng nghiệm. Đây có phải là một ví dụ hợp lệ về lời tiên tri được ứng nghiệm không? Ê-sai 7:14 có dự đoán trước về sự ra đời của Đức Chúa Jesus không? Liệu từ “trinh nữ” có phải là bản dịch đúng từ tiếng Hê-bơ-rơ được sử dụng trong Ê-sai 7:14?
Từ Hê-bơ-rơ dùng trong Ê-sai 7:14 là “almah,” và ý nghĩa vốn có của nó là “người phụ nữ trẻ”. “Almah” có thể mang nghĩa là “trinh nữ”, vì trong nền văn hoá Do Thái cổ đại, những phụ nữ trẻ chưa lập gia đình được cho là những cô gái đồng trinh. Mặc dù vậy, từ này không nhất thiết hàm ý sự trinh tiết. “Almah” được dùng bảy lần trong Kinh thánh tiếng Hê-bơ-rơ (Sáng thế ký 24:43; Xuất Ê-díp-tô Ký 2: 8; Thi-thiên 68:25; Châm-ngôn 30:19; Nhã ca 1: 3; 6: 8; Ê-sai 7:14). Những trường hợp này không đòi hỏi bắt buộc ý nghĩa “trinh nữ”, nhưng chúng cũng không phủ nhận ý nghĩa có thể của từ “trinh nữ”. Không có lập luận mang tính kết luận nào cho “almah” trong Ê-sai 7:14 là “người phụ nữ trẻ” hay “trinh nữ”.
Tuy nhiên, điều thú vị cần lưu ý là vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, khi một nhóm các học giả Do Thái và các giáo sĩ Do Thái bắt đầu quá trình dịch Kinh thánh từ tiếng Hê-bơ-rơ sang tiếng Hy lạp, họ sử dụng từ Hy lạp cụ thể để chỉ trinh nữ, “parthenos”, chứ không phải một từ Hy Lạp mang nghĩa chung chung hơn cho “người phụ nữ trẻ”. Những dịch giả Septuagint, hơn 150 năm trước sự ra đời Đấng Christ, là những người không có niềm tin vốn có vào “sự ra đời từ một trinh nữ”, đã dịch từ “almah” trong Ê-sai 7:14 là “trinh nữ”, chứ không phải “người phụ nữ trẻ”. Điều này đưa ra bằng chứng rằng “trinh nữ” là có thể, thậm chí rất có khả năng là ý nghĩa của thuật ngữ này.
Với tất cả những gì đã nói, ngay cả khi ý nghĩa “trinh nữ” được gán cho “almah” trong Ê-sai 7:14, điều đó có làm cho Ê-sai 7:14 thành một lời tiên tri về Đấng Mê-si-a về Đức Chúa Jesus, như Ma-thi-ơ 1:23 tuyên bố? Trong bối cảnh của Ê-sai chương 7, người A-ram và người Y-sơ-ra-ên đang tìm cách chinh phục Giê-ru-sa-lem, và Vua Acha sợ hãi. Vị Tiên tri Ê-sai tiếp đón vua A-cha và tuyên bố rằng Aram và Y-sơ-ra-ên sẽ không thành công trong việc chinh phục Giê-ru-sa-lem (câu 7-9). Chúa cho A-cha cơ hội để nhận được một dấu hiệu (câu 10), nhưng A-cha từ chối “thử” Đức Chúa Trời (câu 11). Đức Chúa Trời đáp lời, không chỉ với A-cha, mà là toàn bộ “nhà của Đa-vít” (Ê-sai 7:13), nghĩa là dòng dõi hoàng gia của vua từ Đa-vít xuống (2 Sa-mu-ên 7: 14-16; Thi-thiên 89: 34-37). “Vậy, chính Chúa sẽ ban cho các ngươi (a-tem, số nhiều) một điềm…” (Ê-sai 7:14). “Điềm” ấy là “một trinh nữ sẽ chịu và sẽ sinh con trai … nhưng trước khi con trẻ biết bỏ điều dữ và chọn điều lành, thì nước của hai vua mà ngươi đương ghét sẽ bị bỏ hoang.”
Trong lời tiên tri này, về cơ bản Đức Chúa Trời phán rằng trong vòng vài năm sau đó, Y-sơ-ra-ên và A-ram sẽ bị phá hủy. Thoạt tiên, Ê-sai 7:14 không có mối liên hệ nào với sự ra đời của Đấng Mê-si-a. Tuy nhiên, Sứ đồ Ma-thi-ơ, viết dưới sự soi dẫn của Chúa Thánh Linh (2 Ti-mô-thê 3;16; 2 Phi-e-rơ 1:20-21), kết nối sự ra đời của Chúa Jesus (Ma-thi-ơ 1:23) với lời tiên tri trong Ê-sai 7:14, cũng như Lu-ca 1: 26-27. Do đó, Ê-sai 7:14 nên được hiểu như là một “lời tiên tri kép”, hay là “lời tiên tri được ứng nghiệm hai lần” đề cập chủ yếu đến hoàn cảnh mà Vua A-cha đang đối mặt, nhưng thứ hai là sự xuất hiện của Đấng Mê-si-a, Đấng giải cứu cuối cùng. Ví dụ về những lời tiên tri kép khác, hay xem Ê-sai 61:1-2 và Lu-ca 4:16 vân vân, lúc Chúa Jêsus ngừng đọc lời tiên tri trong Ê-sai 61 trước “ngày báo thù” (61:2b; Lu-ca 4:19) vì Ngài biết rằng “Ngày của Chúa” sẽ bị trì hoãn ít nhất gần hai nghìn năm.
English
Trở lại trang chủ tiếng Việt
Bản dịch đúng của Ê-sai 7:14 là “trinh nữ” hay “thiếu nữ”?
Ê-sai 7:14 có chép, “Vậy nên, chính Chúa sẽ ban một điềm cho các ngươi: nầy, một gái đồng-trinh sẽ chịu thai, sanh ra một trai, và đặt tên là Em-ma-nu-ên” (Bản dịch Truyền thống). Trích dẫn Ê-sai 7:14, Ma-thi-ơ 1:23 viết, “Nầy, một gái đồng-trinh sẽ chịu thai, và sanh một con trai, Rồi người ta sẽ đặt tên con trai đó là Em-ma-nu-ên; nghĩa là: Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta”. Cơ Đốc nhân chỉ ra “sự nguyên sinh” như bằng chứng của lời tiên tri về Đấng Mê-si-a mà Chúa Jesus đã làm ứng nghiệm. Đây có phải là một ví dụ hợp lệ về lời tiên tri được ứng nghiệm không? Ê-sai 7:14 có dự đoán trước về sự ra đời của Đức Chúa Jesus không? Liệu từ “trinh nữ” có phải là bản dịch đúng từ tiếng Hê-bơ-rơ được sử dụng trong Ê-sai 7:14?Từ Hê-bơ-rơ dùng trong Ê-sai 7:14 là “almah,” và ý nghĩa vốn có của nó là “người phụ nữ trẻ”. “Almah” có thể mang nghĩa là “trinh nữ”, vì trong nền văn hoá Do Thái cổ đại, những phụ nữ trẻ chưa lập gia đình được cho là những cô gái đồng trinh. Mặc dù vậy, từ này không nhất thiết hàm ý sự trinh tiết. “Almah” được dùng bảy lần trong Kinh thánh tiếng Hê-bơ-rơ (Sáng thế ký 24:43; Xuất Ê-díp-tô Ký 2: 8; Thi-thiên 68:25; Châm-ngôn 30:19; Nhã ca 1: 3; 6: 8; Ê-sai 7:14). Những trường hợp này không đòi hỏi bắt buộc ý nghĩa “trinh nữ”, nhưng chúng cũng không phủ nhận ý nghĩa có thể của từ “trinh nữ”. Không có lập luận mang tính kết luận nào cho “almah” trong Ê-sai 7:14 là “người phụ nữ trẻ” hay “trinh nữ”.Tuy nhiên, điều thú vị cần lưu ý là vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, khi một nhóm các học giả Do Thái và các giáo sĩ Do Thái bắt đầu quá trình dịch Kinh thánh từ tiếng Hê-bơ-rơ sang tiếng Hy lạp, họ sử dụng từ Hy lạp cụ thể để chỉ trinh nữ, “parthenos”, chứ không phải một từ Hy Lạp mang nghĩa chung chung hơn cho “người phụ nữ trẻ”. Những dịch giả Septuagint, hơn 150 năm trước sự ra đời Đấng Christ, là những người không có niềm tin vốn có vào “sự ra đời từ một trinh nữ”, đã dịch từ “almah” trong Ê-sai 7:14 là “trinh nữ”, chứ không phải “người phụ nữ trẻ”. Điều này đưa ra bằng chứng rằng “trinh nữ” là có thể, thậm chí rất có khả năng là ý nghĩa của thuật ngữ này.Với tất cả những gì đã nói, ngay cả khi ý nghĩa “trinh nữ” được gán cho “almah” trong Ê-sai 7:14, điều đó có làm cho Ê-sai 7:14 thành một lời tiên tri về Đấng Mê-si-a về Đức Chúa Jesus, như Ma-thi-ơ 1:23 tuyên bố? Trong bối cảnh của Ê-sai chương 7, người A-ram và người Y-sơ-ra-ên đang tìm cách chinh phục Giê-ru-sa-lem, và Vua Acha sợ hãi. Vị Tiên tri Ê-sai tiếp đón vua A-cha và tuyên bố rằng Aram và Y-sơ-ra-ên sẽ không thành công trong việc chinh phục Giê-ru-sa-lem (câu 7-9). Chúa cho A-cha cơ hội để nhận được một dấu hiệu (câu 10), nhưng A-cha từ chối “thử” Đức Chúa Trời (câu 11). Đức Chúa Trời đáp lời, không chỉ với A-cha, mà là toàn bộ “nhà của Đa-vít” (Ê-sai 7:13), nghĩa là dòng dõi hoàng gia của vua từ Đa-vít xuống (2 Sa-mu-ên 7: 14-16; Thi-thiên 89: 34-37). “Vậy, chính Chúa sẽ ban cho các ngươi (, số nhiều) một điềm…” (Ê-sai 7:14). “Điềm” ấy là “một trinh nữ sẽ chịu và sẽ sinh con trai … nhưng trước khi con trẻ biết bỏ điều dữ và chọn điều lành, thì nước của hai vua mà ngươi đương ghét sẽ bị bỏ hoang.”Trong lời tiên tri này, về cơ bản Đức Chúa Trời phán rằng trong vòng vài năm sau đó, Y-sơ-ra-ên và A-ram sẽ bị phá hủy. Thoạt tiên, Ê-sai 7:14 không có mối liên hệ nào với sự ra đời của Đấng Mê-si-a. Tuy nhiên, Sứ đồ Ma-thi-ơ, viết dưới sự soi dẫn của Chúa Thánh Linh (2 Ti-mô-thê 3;16; 2 Phi-e-rơ 1:20-21), kết nối sự ra đời của Chúa Jesus (Ma-thi-ơ 1:23) với lời tiên tri trong Ê-sai 7:14, cũng như Lu-ca 1: 26-27. Do đó, Ê-sai 7:14 nên được hiểu như là một “lời tiên tri kép”, hay là “lời tiên tri được ứng nghiệm hai lần” đề cập chủ yếu đến hoàn cảnh mà Vua A-cha đang đối mặt, nhưng thứ hai là sự xuất hiện của Đấng Mê-si-a, Đấng giải cứu cuối cùng. Ví dụ về những lời tiên tri kép khác, hay xem Ê-sai 61:1-2 và Lu-ca 4:16 vân vân, lúc Chúa Jêsus ngừng đọc lời tiên tri trong Ê-sai 61 trước “ngày báo thù” (61:2b; Lu-ca 4:19) vì Ngài biết rằng “Ngày của Chúa” sẽ bị trì hoãn ít nhất gần hai nghìn năm.