Cống bê tông ly tâm là gì?
Cống bê tông ly tâm là sản phẩm được sản xuất bằng công nghệ quay theo lực ly tâm, được dùng phổ biến trong việc sản xuất các cấu kiện của bê tông dạng đúc sẵn.
Thường các sản phẩm cống được sản xuất tại nhà máy bằng công nghệ hiện đại, sử dụng cốt thép có chất lượng cao. Loại này thường không bị dập, nứt, có vảy sắt, dầu mỡ làm tăng tính chất bám dính cho ống cống. Đồng thời, sai số của lồng thép không nhiều < 0,02mm. Nhờ đó, ống cống sẽ có kích thước hoàn toàn chính xác như thiết kế.
Đặc điểm của sản phẩm
- So với vị trí thiết kế chỉ số diện tích cốt thép và cường độ của ống cống không dưới 5%.
- Cốt thép dùng sản xuất ống cống, ép cọc bê tông có chỉ số giới hạn chảy < 5% so với thiết kế.
- Khoảng cách của cốt thép có chỉ số trong mức dưới 10mm.
- Nhờ công nghệ quay ly tâm nên cống tròn đều, trơn trong lòng giúp thoát nước tốt hơn.
- Cống dài hơn các sản phẩm sản xuất theo kiểu rung ép đồng thời cường độ bê tông của công ly tâm cao hơn.
Thông số kỹ thuật của sản phẩm
Sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn xây dựng cống bê tông ly tâm TCVN 9113:2012 cũng có thể theo yêu cầu của khách hàng. Thông số kỹ thuật được thể hiện bảng dưới đây:
Bạn đang vội? Liên hệ ngay nhân viên tư vấn & hỗ trợ đặt hàng
Báo giá cống bê tông ly tâm từ nhà máy
Bảng báo giá cống bê tông ly tâm tại TPHCM mới nhất 2022
Bê tông Nam Anh trân trọng gửi tới quý khách hàng bảng giá ống cống bê tông ly tâm 2022 tại TPHCM:
Liên hệ tư vấn và đặt hàng (Giá gốc)
Tư vấn & báo giá cống bê tông ly tâm
STT
Loại cống tròn
L (m)
Chủng loại
Đơn giá (đồng/m)
1
D300 loe
2,5
HL-93 (Tải TC)
226,000
2
D400 loe
2,5
HL-93 (Tải TC)
269,000
3
D500 loe
2,5
Vỉa hè (Tải T)
323,000
4
D500 loe
2,5
HL-93 (Tải TC)
381,000
5
D600 loe
2,5
Vỉa hè (Tải T)
377,000
6
D600 loe
2,5
HL-93 (Tải TC)
383,000
7
D600 loe
2,5
HL-93 (Tải C)
520,000
8
D800 loe
2,5
Vỉa hè (Tải T)
543,000
9
D800 loe
2,5
HL-93 (Tải TC)
600,000
10
D800 loe
2,5
HL-93 (Tải C)
673,000
11
D1000 loe
2,5
Vỉa hè (Tải T)
883,000
12
D1000 loe
2,5
HL-93 (Tải TC)
910,000
13
D1000 loe
2,5
HL-93 (Tải C)
995,000
14
D1050 loe
2,5
Vỉa hè (Tải T)
1165,000
15
D1050 loe
2,5
HL-93 (Tải TC)
1,190,000
16
D1200 loe
2,5
Vỉa hè (Tải T)
1,175,000
17
D1200 loe
2,5
HL-93 (Tải TC)
1,248,000
18
D1200 loe
2,5
HL-93 (Tải C)
1,395,000
19
D1250 loe
2,5
Vỉa hè (Tải T)
1,250,000
20
D1250 loe
2,5
HL-93 (Tải TC)
1,335,000
21
D1500 loe
2,5
Vỉa hè (Tải T)
1,670,000
22
D1500 loe
2,5
HL-93 (Tải TC)
1,785,000
23
D1800 loe
2,5
Vỉa hè (Tải T)
2,260,000
24
D1800 loe
2,5
HL-93 (Tải TC)
2,469,000
25
D2000 loe
2,5
Vỉa hè (Tải T)
2,492,000
26
D2000 loe
2,5
HL-93 (Tải TC)
2,837,000
27
D2500 loe
2,5
Vỉa hè (Tải T)
4,101,000
28
D2500 loe
2,5
HL-93 (Tải TC)
4,634,000
Tải xuống file bảng giá chi tiết: PDF, PNG.
Ghi chú:
Đơn giá trên được cập nhật mới nhất trong quý I năm 2022 của bê tông tươi tphcm (chưa bao gồm VAT).
Biện pháp thi công cống bê tông ly tâm
Quy trinh thi công cọc bê tông bao gồm những công đoạn sau đây:
Công tác chuẩn bị
Chuẩn bị mặt bằng bằng việc dọn dẹp công trình, dự án các lán trại cho công nhân.
Tập lết đế cống, ống thoát nước được đúc sẵn.
Chuẩn bị vật liệu xi măng, cát, đá dăm… theo như hồ sơ thiết kế.
Chuẩn bị nhân lực, máy móc phục vụ công việc.
thi công ống cống bê tông ly tâm
Đào hố móng
Tiến hàng đào hố móng, vận chuyển đá rác thải ra đúng vị trí đã được quy định. Trường hợp hố móng có nước cần lắp đặt máy bơm để đưa nước ra ngoài. Sau đó đào hồ móng đến độ sâu thiết kế.
Kỹ sư cần dùng máy toàn đạc và thủy tinh để kiểm tra cao độ và vị trí.
Nếu gặp nền đất yếu cần xem bản vẽ thiết kế và phương án triển khai công việc. Nếu không có bản báo cáo tư vấn giám sát và thiết kế, tiến hành điều chỉnh thông số hồ sơ sao cho phù hợp với tình hình thực tế.
Thi công ép cọc bê tông ly tâm nền móng cống
Tiến hành làm nền móng của bê tông theo bản thiết kế. Trong đó nguyên liệu dùng làm nền móng được chủ đầu tư yêu cầu. Với bản vẽ đã thiết kế sẵn kỹ sư tiến hành hướng dẫn cho công nhân làm.
Tùy theo thiết kế lớp đệm cống có thể là cát sạn hoặc đá dăm có D max < 37,5mm, chiều dày thường là 10cm.
Lắp đặt đế cống
Ngày sau khi đổ nền móng xong, tiến hành nghiệm thu và thực hiện đặt đế cống. Công việc này rất quan trọng, nếu cao độ bị sai lệch, điều đó sẽ dẫn tới việc đặt quy cách cống bê tông ly tâm dễ bị sai cao độ.
Tiến hành dùng máy kết hợp với tay hạ cống xuống đúng vị trí thiết kế.
Quá trình đặt cống phải đảm bảo sự vuông vắn, thẳng hàng, không cập kênh.
Dùng máy toàn đạc để kiểm trong độ chính xác trong quá trình hạ cống.
Lắp mối nối
Ghép mối nối là rất quan trọng, nếu quá trình làm không tốt có thể dẫn đến hiện tượng nước thấm từ trong ra bên ngoài, dẫn đến phá hủy kết cấu nền đường. Lắp đặt mối nối cứng và mối nối mềm.
Thông thường mối nối mềm hay được dùng nhất. Vật liệu mềm thường có khả năng biến dạng và phục hồi các biến dạng rất tốt. Trong đó nhựa đường, bảo tải tẩm nhựa đường, gỗ thông tẩm dầu… thường là vật liệu được sử dụng. Biện pháp làm mối mềm thường dễ tiến hành và đây được xem là giải pháp tối ưu cho các đơn vị xây dựng.
Lớp sơn bitum
Lớp sơn bitum có chức năng trong việc bảo vệ toàn bộ cống sau khi nó được chôn dưới đất. Công việc này sẽ giảm những tác động của môi trường bên ngoài.
Làm sân cống (thượng lưu và hạ lưu)
Tiến hành đo đạc định vị sân cống, tiến hành lắp dựng ván khuôn và rải lớp đá dăm đệm.
Triển khai công việc theo bản thiết kế
Sân cống thường được đổ bằng bê tông, nguyên nhân vì sân cống luôn chịu tác động của xói mòn lớn của dòng chảy.
Gia cố thượng lưu và hạ lưu bằng đá hộc
Công việc này sẽ phụ thuộc vào lưu lượng, địa hình, địa chất mà đoạn gia cố thượng và hạ lưu cần thiết kế theo mức độ đơn giản hay phức tạp. Phần gia cố này sẽ đảm bảo cho nền đất không bị xói mòn khi nước chảy vào cống.
Lắp tường đầu, tường cánh cống thượng lưu và hạ lưu
Đặt tường đầu và cán cống có chức năng định hướng dòng chảy và ngăn không cho đất đá chèn mất cửa của cống.
Nếu là thiết kế định hình thì chỉ cần dùng một bộ ván khuôn là có thể luân chuyển được nhiều công.
Nếu là thiết kế theo dạng không định hình thì đơn vị triển khai côn việc phải tự gia cố, chế ván khuôn đúng với kích thước tường đầu, cánh của từng cống một.
Hoàn thiện tường đầu cống bằng vữa trát, bảo vệ lớp đá hộc, hoặc bê tông đổ tường đầu, tường cánh cống.
Đắp đất mang cho cống
Vật liệu đắp thường được chọn sao cho phù hợp với những chỉ dẫn trên các bản vẽ được phê duyệt. Các vật liệu sẽ được san theo từng lớp đều hai bên của thân cống bằng phương pháp thủ công. Chiều dày mỗi lớp theo quy định không lớn hơn 15cm. Sau đó, dùng biện pháp để đầm chặt theo yêu cầu.
Công tác đắp đất cần thực hiện rất cẩn trọng, đề việc các cống không bị dịch chuyển trong quá trình lắp đặt cũng vấn đề sử dụng sau này. Lớp đất sát bên tường cống phải được nén chặt bằng máy đầm cóc đến độ chặt theo yêu cầu. Phía xa hai bên mang cống có thể dùng máy ủi để san đất cho nhanh. Phía cạnh mang cần phải tiến hành biện pháp thủ công để đảm bảo chất lượng tốt nhất.
Hoàn thiện và nghiệm thu
Tiến hành hoàn thiện các công việc còn lại, nghiệm thu cống theo đúng độ cao đã thiết kế. Nghiệm thu được thực hiện bởi đơn vị tư vấn giám sát.