Đơn vị đo độ dài là kiến thức cơ bản được học từ lớp 3 nhưng trên thực tế có rất nhiều các học sinh còn lúng túng hoặc chưa biết cách đổi đơn vị đo độ dài như thế nào? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ bảng đơn vị đo độ dài và cách quy đổi độ dài chi tiết từ A – Z để các bạn cùng tham khảo nhé.
Đơn vị đo độ dài là gì?
Đơn vị đo độ dài là đại lượng dùng để đo khoảng cách giữa hai điểm (thường không đổi theo thời gian) để làm mốc so sánh về độ lớn giữa các độ dài khác nhau.
Đơn vị đo lường quan trọng nhất là đơn vị đo chiều dài: 1 mét đã từng được định nghĩa là 1/10.000.000 của khoảng cách từ cực tới xích đạo.
Bảng đơn vị độ dài
Lớn hơn mét
Mét
Nhỏ hơn mét
km
hm
dam
m
dm
cm
mm
1 km
= 10 hm
= 1000 m
1 hm
= 10 dam
= 100 m
1 dam = 10 m
1 m
= 10 dm
= 100 cm
= 1000 mm
1 dm
= 10 cm
= 100 mm
1 cm = 10 mm
1 mm
Cách đọc đơn vị đo độ dài
Mẹo học các đơn vị đo độ dài một cách nhanh chóng, đơn giản và dễ hiểu nhất. Sắp xếp các đơn vị đo độ dài từ lớn đến bé như sau:
- Đơn vị đo độ dài lớn nhất là Ki-lô-mét (km).
- Đơn vị liền sau Ki-lô-mét (km) là Héc-tô-mét (hm).
- Đơn vị liền sau Héc-tô-mét (hm) là Đề-ca-mét (dam)
- Đơn vị liền sau Đề-ca-mét (dam) là Mét (m).
- Đơn vị liền sau Mét (m) là Đề-xi-mét (dm).
- Đơn vị liền sau Đề-xi-mét (dm) là xen-ti-mét (cm)
- Đơn vị liền sau Xen-ti-mét (cm) là Mi-li-mét (mm)
Ta được thứ tự các đơn vị như sau: km => hm => dam => m => dm => cm => mm
Cách đổi đơn vị đo độ dài chuẩn nhanh chóng
Trong bảng đơn vị đo độ dài cho thấy mỗi đơn vị gấp 10 lần đơn vị liền sau, mỗi đơn vị bằng 1/10 đơn vị liền trước. Vì vậy để đổi đơn vị ta áp dụng 2 nguyên tắc sau:
- Khi đổi đơn vị đo độ dài từ đơn vị lớn hơn sang đơn vị bé hơn liền kề thì chúng ta nhân số đó với 10. Ví dụ: 1 km = 10 hm = 100 dam hay 1 m = 10 dm = 100 cm = 1000 mm
- Khi đổi đơn vị đo độ dài từ đơn vị nhỏ hơn sang đơn vị lớn hơn liền kề thì chúng ta chia số đó cho 10. Ví dụ: 30 cm = 3 m
Tham khảo thêm:
Các dạng bài tập về đơn vị đo độ dài từ cơ bản đến nâng cao
Ví dụ 1: Đổi các đơn vị sau:
- 1 km = 1000 m
- 12 km = 12000 m
- 10 hm = 10 hm x 100 = 1000 m
- 1 dam = 10 m
- 1000 m = 1 km
- 100 dm = 10 m
- 100 cm = 1 m
- 100 m = 1 hm
- 10 mm = 10 cm
- 3 m = 3 x 100 = 300 cm.
Ví dụ 2: Thực hiện các phép tính sau:
10km + 3km = 13km
25hm – 7hm = 18hm
10mm + 12mm = 22mm
7m x 7m = 49m
15cm : 5cm = 3cm
Ví dụ 3: Điền các dấu “>” “<” hoặc “=” vào chỗ thích hợp
a, 4m5cm … 500cm
b, 5000m … 5km
c, 3dm4cm … 15cm
d, 500mm … 50cm
e, 100m … 20dam
g,30dam5m …35hm
Lời giải:
Áp dụng bảng đơn vị đo ta có các đáp án như sau:
a) 4m5cm được đổi ra cm là: 400cm + 5cm = 405cm. => 4m5cm < 500cm
b) 5000m được đổi ra km là 5000m : 1000 = 5km. => 5000m = 5km
c) 3dm4cm được đổi ra cm là: 30cm + 4cm = 34cm. => 3dm4cm > 15cm
d) 500mm được đổi ra cm là: 500mm : 10 = 50cm. => 500mm = 50cm
e) 20dam được đổi ra m là: 20dam x 10 = 200m. => 100m < 20dam
f) Ở phép so sánh này do có 3 đơn vị đo nên khi thực hiện chúng ta cần phải lựa chọn 1 đơn vị chung để đổi các giá trị về cùng 1 đơn vị đo thì mới thực hiện được phép so sánh.
30dam5m được đổi ra m là: 300m + 5m = 305m
35hm được đổi ra m là 35hm x 100 = 350m
30dam5m < 35hm
Ví dụ
Người ta dán liền nhau 500 con tem hình chữ nhật lên một tấm bìa hình vuông cạnh dài 1m, biết mỗi con tem có chiều dài 3cm, chiều rộng 22mm. Hỏi diện tích phần bìa không dán tem là bao nhiêu cm2?
Giải:
22mm = 2,2cm
Diện tích tấm bìa hình vuông là: 1 x 1 = 1 (m2) = 10 000 (cm2)
Diện tích mỗi con tem là: 3 x 2,2 = 6,6 (cm2)
Diện tích 500 con tem là: 6,6 x 500 = 3300 (cm2)
Diện tích phần bìa không dán tem là: 10 000 – 3300 = 6700 (cm2)
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ có thể giúp bạn nắm được cách quy đổi đơn vị đo độ dài chính xác để vận dùng làm các bài tập nhé
5/5 – (1 bình chọn)